3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.4. Khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ
Bảng 2.6 Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ
Biến phụ thuộc: Khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ.
Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2
Vị trí công tác của chồng -0,057
Vị trí công tác của vợ -0,056
Nghề chồng công nhân (công nhân = 1, khác = 0) 0.011 Nghề chồng nông dân (nông nhân = 1, khác = 0) 0.055 Nghề chồng thợ thủ công (thợ thủ công = 1, khác = 0) -0.133 Nghề chồng cán bộ công chức (cán bộ công chức = 1, khác = 0) 0,113 Nghề chồng buôn bán (buôn bán = 1, khác = 0) -3,555**
65 Nghề chồng trong doanh nghiệp tư nhân (có = 1, không = 0)
0,036
Nghề chồng nội trợ, nghỉ hưu (nội trợ, nghỉ hưu = 1, khác = 0)
2,827**
Nghề vợ công nhân (công nhân = 1, khác = 0) -.054 Nghề vợ nông dân (công nhân = 1, khác = 0) -.049 Nghề vợ thợ thủ công (thợ thủ công = 1, khác = 0) -.003 Nghề vợ cán bộ công chức (cán bộ công chức = 1,
khác = 0)
.066
Nghề vợ buôn bán (buôn bán = 1, khác = 0) 4,136
Nghề vợ trong doanh nghiệp tư nhân (có = 1, không = 0)
0,028
Nghề vợ nội trợ, nghỉ hưu (nội trợ, nghỉ hưu = 1, khác = 0)
2,127*
Nơi cư trú (Đô thị = 1, nông thôn = 0) 1,485*
Đi mua sắm ở siêu thị (có = 1, không = 0) -0,235
Có máy tính nối mạng(có = 1, không = 0) -0,003
Thu nhập -0,075
Hệ số R bình phương 0,225 0,051
Hệ số F của phân tích ANOVA 8,189*** 6,320*
Mẫu nghiên cứu 200 200
66
Ở mô hình hồi quy thứ 1, biến phụ thuộc là khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ, các biến độc lập thuộc về yếu tố cá nhân để đưa vào mô hình là: nghề nghiệp của chồng, nghề nghiệp của vợ, vị trí công tác của chồng và vị trí công tác của vợ. Hệ số R bình phương của mô hình này là 0,225 cho thấy mô hình có thể giải thích được 22,5% sự biến thiên về khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ.
Trong mô hình này, nghề nghiệp của chồng là kinh doanh buôn bán cũng có tương quan nghịch đến thời khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ. Như vậy, nếu người chồng làm công việc kinh doanh buôn bán thì khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ giảm đi 3,555 giờ. Điều đó có nghĩa, khoảng cách giới về thời gian giải trí sẽ thu hẹp lại. Ngược lại, nếu người chồng hoặc người vợ ở nhà hoặc nội trợ, nghỉ hưu thì khoảng cách giới về thời gian giải trí lại tăng lên.
Ở mô hình 2, chúng tôi phân tích biến phụ thuộc là khoảng cách giới về thời gian giải trí với các biến độc lập thuộc yếu tố gia đình như nơi cư trú, đi mua sắm ở siêu thị, có máy tính nối mạng. Mô hình này có R bình phương là 0,051 có nghĩa mô hình này chỉ giải thích được 5,1% sự biến thiên khoảng cách giới về thời gian dành cho giải trí ngày nghỉ.
Trong các biến độc lập đưa vào mô hình chỉ duy nhất có biến nơi cư trú là có tác động đến khoảng cách giới về thời gian giải trí trong ngày nghỉ. Nó cho thấy, vào ngày nghỉ những gia đình ở đô thị có khoảng cách giới về thời gian giải trí nhiều hơn gia đình nông thôn là 1,485 giờ. Điều này có nghĩa, trong gia đình ở đô thị sự bất bình đẳng trong việc dành thời gian cho hoạt động giải trí cao hơn trong gia đình nông thôn.
Như vậy, yếu tố nơi cư trú có tác ảnh hưởng đến khoảng cách giới về thời gian giải trí trong ngày nghỉ. Xem xét sự tác động của yếu tố nơi cư trú, Hà Thị Minh Khương (2007) cũng cho rằng yếu tố nơi cư trú có tác động lớn đến cơ hội tham gia các hoạt động giải trí của phụ nữ và nam giới, cũng như tác động đến việc duy trì hoặc thu hẹp khoảng cách giới ở từng nhóm hiện nay. Với những gia đình ở nông thôn, giữa ngày nghỉ và ngày làm việc bình thường không có sự khác biệt nhiều lắm vì vốn dĩ tính chất công việc chủ yếu phụ
67
thuộc vào thời tiết và thời vụ. Ngược lại, ở đô thị mọi sinh hoạt cũng như việc sử dụng quỹ thời gian của người dân trong ngày nghỉ có sự khác biệt rõ nét đối với ngày thường. Vào ngày nghỉ, các cặp vợ chồng ở đô thị thường dành nhiều thời gian cho việc giải trí, nghỉ ngơi, đi chơi, mua sắm hoặc thăm họ hàng, bạn bè. Ở đô thị có nhiều nơi để giư khu vơi chơi, mua sắm, khu tập thể thao hay nhà hàng v…v. Hơn nữa, người dân đô thị cũng có điều kiện về kinh tế hơn người dân nông thôn trong việc chi trả các dịch vụ giải trí. Những điều này phần nào giải thích vì sao các cặp vợ chồng ở đô thị lại dành nhiều thời gian cho hoạt động giải trí hơn vợ chồng nông thôn.
Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy khoảng cách giới về thời gian các hoạt động có sự tác động của các yếu tố ở mức độ khác nhau. Với khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình thì người chồng có trình độ học vấn và vị trí công tác càng cao thì càng làm gia tăng khoảng cách giới về công việc gia đình, sự bất bình đẳng trong việc dành thời gian cho gia đình càng lớn. Người chồng là cán bộ công chức nhà nước thì khoảng cách giới về công việc gia đình được thu hẹp.Tương tự, người vợ có nghề nghệp là kinh doanh buôn bán, nhân viên trong doanh nghiệp tư nhân cũng có tác động đến khoảng cách giới về công việc gia đình. Yếu tố nơi cư trú có tác động rõ rệt đến khoảng cách giới dành cho công việc gia đình.Theo đó những gia đình ở đô thị thì khoảng cách giới dành cho công việc gia đình ít hơn gia đình nông thôn.
Với khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập, chúng ta thấy người chồng có vị trí công tác càng cao lại thì khoảng cách giới lại tăng lên. Trong gia đình đô thị khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập cao hơn gia đình nông thôn, những gia đình có thu nhập càng cao thì càng duy trì khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập. Các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày thường có các yếu tố như vị trí công tác của người chồng, nghề nghiệp của vợ và chồng, trẻ em duới 3 tuổi, độ dài hôn nhân và đặc biệt là nơi cư trú. Có thể nói, chính sự tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân và gia đình nói trên đã góp phần thu hẹp hoặc duy trì khoảng cách giới về thời gian dành cho các hoạt động.
68
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi về phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình đã thu được những kết quả nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Chúng tôi tiến hành mô tả khoảng cách giới về thời gian dành cho 5 nhóm hoạt động sau: ngủ, hoạt động cá nhân, công việc gia đình, kiếm thu nhập và giải trí. Kết quả nghiên cứu này cho thấy có khoảng cách khác biệt giữa vợ và chồng về thời gian ở tất cả các hoạt động nêu trên tuy nhiên mức độ khác biệt có sự khác nhau. Theo đó việc gia đình và hoạt động giải trí là hai hoạt động có khoảng cách lớn nhất, sự khác biệt trong hoạt động kiếm thu nhập ở mức độ trung bình, hoạt động ngủ và vệ sinh cá nhân vẫn tồn tại sự chênh lệch nhưng không lớn. Ở hầu hết các hoạt động như ngủ, hoạt động cá nhân, giải trí người chồng dành nhiều thời gian hơn người vợ. Chỉ riêng công việc gia đình người vợ dành thời gian vượt trội hơn so với người chồng. Phân biệt giữa nông thôn và đô thị, chúng ta thấy, khoảng cách về thời gian dành cho công việc gia đình và hoạt động giải trí của ở gia đình đô thị lớn hơn ở nông thôn. Theo đó, người phụ nữ ở đô thị dành thời gian cho công việc gia đình nhiều hơn người phụ nữ ở nông thôn. Tuy nhiên, nam giới ở đô thị lại dành thời gian cho hoạt động giải trí lớn hơn khá nhiều nam giới ở nông thôn. Riêng hoạt động kiếm thu nhập, nếu người phụ nữ ở nông thôn dành thời gian nhiều hơn nam giới trong hoạt động này thì ở đô thị lại ngược lại. Nhìn tổng thể các hoạt động, chúng ta thấy người phụ nữ đã tham gia nhiều hơn vào hoạt động kiếm thu nhập cho gia đình bằng chứng chính là thời gian họ dành cho hoạt động này chỉ thua kém nam giới chút ít ở đô thị thậm chí còn nhiều hơn nam giới nếu ở nông thôn tuy nhiên họ vẫn phải dành thời gian khá nhiều vào công việc gia đình.
Thứ hai: Chúng tôi xây dựng 8 mô hình hồi quy để xem xét sự tác động của các yếu tố cá nhân và yếu tố gia đình đến khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình, công việc kiếm thu nhập và hoạt động kiếm thu nhập trong ngày thường và ngày nghỉ. Kết quả thu được như sau: Có các yếu tố cá nhân như vị trí công tác, trình độ học vấn của chồng, nghề nghiệp của chồng
69
và nghề nghiệp của vợ có tác động đến khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình, công việc kiếm thu nhập và hoạt động giải trí. Các yếu tố thuộc về gia đình như: nơi cư trú có tác động đến khoảng cách giới về thời gian về công việc gia đình. Theo đó, khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình ở đô thị ít hơn khoảng cách giới trong gia đình ở nông thôn.
Trong gia đình đô thị khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập cao hơn gia đình nông thôn, những gia đình có thu nhập càng cao thì càng duy trì khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập. Các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày thường có các yếu tố như vị trí công tác của người chồng, nghề nghiệp của vợ và chồng, trẻ em duới 3 tuổi, độ dài hôn nhân và đặc biệt là nơi cư trú. Trong các yếu tố thuộc về gia đình, có yếu tố nơi cư trú có tác động rõ rệt nhất đến khoảng cách giới về thời gian ở các hoạt động. Có thể nói, chính sự tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân và gia đình nói trên đã góp phần thu hẹp hoặc duy trì khoảng cách giới về thời gian dành cho các hoạt động. Kết quả rút ra từ nghiên cứu này đã phần nào chứng minh cho sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới đặc biệt trong lĩnh vực thực hiện các công việc gia đình và hoạt động giải trí.
Bên cạnh những kết quả rút ra từ số liệu trên, nghiên cứu này còn có những hạn chế nhất định như chưa xác định được mức độ tương quan của một số yếu tố tác động như yếu tố người giúp việc, người già còn khả năng lao động, có con đang đi học phổ thông… và việc dùng các thiết bị trong gia đình như điện thoại, internet, ti vi.. đến việc sử dụng quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình. Chúng tôi cũng chưa kiểm chứng được sự tác động của yếu tố thu nhập của vợ và chồng trong việc dành thời gian cho công việc gia đình. Một hạn chế tiếp theo cần đề cập đến trong đề tài này đó là mặc dù tiến hành so sánh nông thôn đô thị nhưng nghiên cứu chỉ phân tích chung các yếu tố tác động đến khoảng cách giới mà chưa chỉ ra được sự khác nhau của các yếu tố tác động đến việc sử dụng quỹ thời gian của vợ và chồng ở nông thôn và đô thị như thế nào. Hạn chế này của đề tài có thể gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo về
70
nghiên cứu quỹ thời gian, sử dụng quỹ thời gian như một phương pháp để phân tích giới.
71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Ăngghen, Ph. 1981 “ Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” trong C.Mác và Ph. Ăngghen - Tuyển tập (tập 2). Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật.
2. Đỗ Thị Bình và cộng sự, 2002 UBDS Gia đình và trẻ em.
3. Đinh Thị Vân Chi.2003. Nhu cầu giải trí của thanh niên (Sách thamkhảo). Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.
4. Francois Houtart & Geneviene Lemercinier, 2001. Xã hội học về một xã ở Việt Nam. Tham gia xã hội,các mô hình văn hoá, gia đình, tôn giáo ở xã Hải Vân, Viện Xã hội học, Hồ Hải Thuỵ dịch. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
5. Hoàng Bá Thịnh,2008. Giáo trình xã hội học về giới, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội,2008.
6. Lê Thái Thị Băng Tâm, 2008. Phân công lao động và ra quyết định trong gia đình. Chương 5. Bất bình đẳng giới ở Việt Nam (phân tích số liệu điều tra) Nxb Khoa học xã hội
7. Mai Huy Bích, 2004. Người làm thuê việc nhà và những tác động của họ tới gia đình trong thời kỳ đổi mới kinh tế - xã hội. Tạp chí khoa học về phụ nữ số 4 – 2004
8. Lê Thị Quý, 2009. Giáo trình xã hội học giới. Nxb Giáo Dục,2009
9. Trần Thị Minh Đức – Hoàng Xuân Dũng - Đỗ Hoàng, 2006 . Định kiến và phân biệt đối xử theo giới – Lý thuyết và thực tiễn. NXBNXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10.Hà Thị Minh Khương, 2007. Việc sử dụng thời gian rỗi giữa phụ nữ và nam giới. Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới số 1, 2007
11.Trần Quý Long, 2007. Lao động nội trợ của phụ nữ trong gia đình nông thôn. Tạp chí xã hội học số 4, 2007.
72
12.UNDP, 2002 Khác biệt giới trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam (Báo cáo tháng 7/2002)
13.Vũ Tuấn Huy – Deborals Carr, 2000, Phân công lao động nội trợ trong gia đình. Tạp chí Xã hội học, số 4.2000.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
14. Barbara Adam, Time and Social Theory
http://www.temple.edu/tempress/titles/830_reg.html
15. Coverman, Shelley 1985 “Explaining Husbands participation in Domestic Labor trong The Sociological Quarterly, Volum 26, Number 1, trang 81 – 97
16. Chris Rojeck. 2005.Leisure Theory: Principles and Practice. Palgrave Macmillan.
17. Coltrance, Scott.2000 “Research on household Labor: Modeling and Measuring the social Embeddedness of Ruotine Family Work trong
Journal of Marriage and the Family Volum 62, trang 1208 -1233
18. Global Gender Gap Report 2011
http://reports.weforum.org/global-gender-gap-2011/
19.Iwasaki, Yoshi, Mackay, Kelly, Mactavish, Jennifer. 2005. Gender – Based analy-ses of coping with among professional managers: Leisure coping and non – leisure coping. Journal of Leisure Research, First Quarter.
20. Jary, D va Jary J 1991 The Harper Collins Dictionary of Sociology NewYork: Harper Collins Publisher
21. Kimmel, Michaels. 2000. The Gendered Society Oxford University press
22. Parkman, Allen M.2004 “Bargaining over housework: The Fustrating Situation of Secondary Wage Earners” the American Journal of Economics and Sociology, Volum 6 3, Number 4 (10/2004
73
23.Ronald Inglehart and Pippa Norris. The developmental Theory of the Gender Gap: Wonen’s an Men’s Voting Behavior in Global Perspective International Political Science Review (2000,Vol 21, No 4, 441 – 463) 24. http://encyclopedia2.thefreedictionary.com/Time Budget
74
PHỤ LỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC
PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN
Phiếu số ... Kính thưa ông (bà)!
Chúng tôi là những học viên cao học ngành Xã hội học - trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về “Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình: So sánh nông thôn - đô thị”. Chúng tôi rất hy vọng có được sự tham gia của ông (bà) vào nghiên cứu này thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây. Những ý kiến thẳng thắn của ông (bà) sẽ rất có ý nghĩa với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, góp phần quan trọng vào việc đạt được một kết quả nghiên cứu có chất lượng và có tính khả thi cao.
Câu 1.a Trước hế t, xin ông /bà vui lòng cho biết những hoạt động mà ông/bà đã thực hiện trong một ngày làm viê ̣c bình thường (bao gồm những hoạt động kiếm sống , nuôi dạy con cái , hoạt động vui chơi giải trí , hoạt động