Mô tả khoảng cách giới về cơ cấu quỹ thời gian trong gia đình

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình so sánh nông thôn - đô thị (Nghiên cứu trường hợp Phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân và xã Tráng việt , huyện mê linh (Trang 40)

3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1.Mô tả khoảng cách giới về cơ cấu quỹ thời gian trong gia đình

Để phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình, chúng tôi tiến hành gộp các hoạt động của vợ và chồng trong gia đình thành 5 hoạt động chính bao gồm: Hoạt động ngủ, hoạt động cá nhân, công việc gia đình, kiếm thu nhập và giải trí. Chúng tôi kiểm định giá trị trung bình của các cặp hoạt động của vợ và chồng. Từ đó, chúng tôi có được bảng cơ cấu thời gian của vợ và chồng trong gia đình như sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình

Ngủ Công việc gia đình Thu nhập Kiếm Giải trí

Ngày thƣờng Chồng 8,8 1,2 7,8 3,3 Vợ 8,4 3,4 7,8 2,1 p 0,754 0,001 0,495 0,005 Ngày nghỉ Chồng 9,7 2,5 5,2 3,7 Vợ 9,2 4,3 5,7 2,4 p 0,302 0,000 0,504 0,001

Nhìn vào bảng kiểm đinh T – test, chúng tôi nhận thấy khoảng cách chênh lệch giữa công việc gia đình giữa vợ và chồng trong ngày nghỉ là lớn nhất (37,22) và có ý nghĩa thống kê (t = -7,555, df =156, p =0,000). Tương tự, công việc gia đình trong ngày thường cũng có khoảng cách khá lớn : 11,434 và cũng có ý nghĩa thống kê (t= -7,980, df=181, p =0,001). Như vậy, sự khác nhau giữa chồng và vợ về công việc gia đình trong cả ngày thường và đặc biệt trong ngày nghỉ là khá cao. Công việc gia đình là trách nhiệm chung của cả chồng và vợ

40

nhưng vẫn tồn tại một sự khác biệt khá lớn trong việc dành thời gian cho hoạt động này.

Công việc gia đình nói chung vẫn do phần lớn người phụ nữ đảm nhiệm bất kể trong ngày làm việc và ngày nghỉ. Mặc dù, ngày nay công việc gia đình đã được các dịch vụ xã hội và thành viên khác trong gia đình chia sẻ nhưng phần lớn khối lượng công việc này vẫn đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Người phụ nữ không những phải dành thời gian tương đương như nam giới cho công việc sản xuất mà công việc tái sản xuất cũng chiếm khá nhiều thời gian của họ mà không được trả thù lao dẫn đến người phụ nữ tất yếu phải giảm thời gian tự do hay thời gian giải trí của mình.

Điều này lý giải cho những sự khác biệt tiếp theo về thời gian giải trí của vợ và chồng. Thời gian giải trí của vợ và chồng trong ngày nghỉ có khoảng cách khá cao: 31,665 (p = 0,000). Vào ngày làm việc bình thường cũng có kết quả tương tự, sự khác biệt của chồng và vợ về thời gian giải trí ngày thường là 7,916 (p = 0,005). Như vậy, chúng ta có thể khẳng định được rằng có tồn tại khoảng cách giới trong việc dành thời gian cho công việc gia đình và hoạt động giải trí trong cả ngày thường và ngày nghỉ.

Để so sánh các hoạt động của vợ và chồng trong gia đình nông thôn và gia đình đô thị, chúng tôi xây dựng bảng cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình nông thôn – đô thị như sau:

41

Bảng2.2: Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình nông thôn và đô thị Ngủ Công việc gia đình Kiếm Thu nhập Giải trí Nông thôn Chồng 9,2 0,7 8,2 3,5 Vợ 8,3 2,3 9,4 2,2 P 0,355 0,001 0,804 0,03 Đô thị Chồng 8,6 1,7 7,5 3,9 Vợ 8,5 4,5 6,2 2,5 P 0,825 0,003 0,735 0,04

2.1.1 Thời gian dành cho hoạt động ngủ

Ngủ là một trong những hoạt động chủ đạo giúp con người tái sản xuất sức lao động. Giấc ngủ cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong quỹ thời gian của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, việc người chồng và người vợ dành thời gian cho hoạt động này cũng có sự khác biệt. Ở cả gia đình nông thôn và gia đình đô thị người chồng dành thời gian cho hoạt động ngủ nhiều hơn người vợ. Trong gia đình đô thị, người chồng ngủ trung bình 8,6 giờ nhiều hơn người vợ 0,1giờ. Với gia đình nông thôn, khoảng cách này cao hơn khá nhiều: người chồng ở nông thôn ngủ trung bình 9,2 giờ, nhiều hơn người vợ là 0,9 giờ.

Giấc ngủ là một hoạt động chính trong thời gian nghỉ ngơi của cá nhân, nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi con người. Tuy nhiên lại có sự chênh lệch giữa người chồng và người vợ trong việc dành thời gian cho hoạt động này. Giấc ngủ ở đây đã không còn đơn thuần chỉ là một hoạt động sinh học của con người mà còn là bằng chứng sinh động cho việc bất bình đẳng trong việc dành thời gian nghỉ ngơi giữa người vợ và người chồng. Mặc dù trên thực tế, thời gian ngủ của vợ và chồng có sự chênh lệch nhưng xét về mặt thống

42

kê, sự khác nhau giữa thời gian ngủ giữa người chồng và người vợ không có ý nghĩa về mặt thống kê. (p>0,05)

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình so sánh nông thôn - đô thị (Nghiên cứu trường hợp Phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân và xã Tráng việt , huyện mê linh (Trang 40)