Đánh giá về công tác đào tạo nâng bậc cho công nhân kỹ thuật tại công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10 (Trang 65)

nghiệp của công ty.

2.8.1. Đánh giá về công tác đào tạo nâng bậc cho công nhân kỹ thuật tạicông ty công ty

Công tác thi nâng bậc là một hoạt động phát triển nghề nghiệp cho người công nhân kỹ thuật tại công ty. Với công tác này, cấp bậc kỹ thuật của người công nhân kỹ thuật được tăng lên mức cao hơn thông qua việc đáp ứng được những hiểu biết, kỹ năng về mặt lý thuyết và thực hiện công việc đáp ứng đúng tiêu chuẩn của cấp bậc kỹ thuật mà người công nhân dự định thi lên. Như vậy, để được công nhận đạt một cấp bậc kỹ thuật mới cao hơn thì người công nhân phải vượt qua hai kỳ thi, đó là thi lý thuyết và thi thực hành. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng cho công tác đào tạo nâng bậc được thực hiện chặt chẽ và căn cứ vào những quy định cụ thể trong quy chế đào tạo của Công ty đã ban hành. Với từng loại đối tượng thi nâng bậc sẽ có nội dung học và thi khác nhau, tùy theo cấp bậc kỹ thuật càng cao thì mức độ phức tạp và khó khăn của chương trình học và thi càng lớn hơn.

Quy trình đào tạo nâng bậc cho công nhân bắt đầu từ việc xác định những công nhân kỹ thuật có đủ tiêu chuẩn để thi nâng bậc trong đợt thi theo kế hoạch của công ty. Việc xác định mục tiêu cho chương trình thi nâng bậc đã rõ là người công nhân kỹ thuật sẽ thi qua được kỳ sát hạch lý thuyết và thực hành của chương trình và đạt được cấp bậc kỹ thuật mới. Lực lượng giáo viên sử dụng cho chương trình thi nâng bậc được công ty tận dụng nguồn lực có sẵn trong công ty là các cán bộ phòng kỹ thuật, chuyên môn hoặc những người công nhân kỹ thuật có tay nghề cao hơn trong công ty. Việc dạy lý thuyết được thực hiện bởi những cán bộ chuyên môn, kỹ thuật. Đây là những chuyên viên có kiến thức sâu về nghề có liên quan, họ sẽ là những người truyền đạt lý thuyết tốt nhất tới người công nhân kỹ thuật tham gia trong chương trình đào tạo nâng bậc. Việc dạy thực hành sẽ được những người có trình độ lành nghề cao hơn trong công ty kết hợp với cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cho người công nhân thực hiện thuần thục những kỹ năng, thao tác thực tế của công việc, yêu cầu của cấp bậc kỹ thuật mà người công nhân đang hướng tới. Trong tất cả các hoạt động cho chương trình đào tạo nâng bậc cho công nhân kỹ thuật đều được thực hiện ngay tại các cơ sở của công ty để tận dụng nguồn lực, tránh lãng phí.

Bảng 15 : Tình hình đào tạo nâng bậc CNKT năm 2011

Đơn vị : người

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Vân Thùy Anh

Đào tạo nâng bậc Lượt người

Phương pháp Thời lượng Địa điểm đào tạo

Bậc 1 lên bậc 2 126 Học và thi tập trung

1 tuần Cơ sở của

công ty Bậc 2 lên bậc 3 61 Học và thi tập

trung

1 tuần Cơ sở của

công ty Bậc 3 lên bậc 4 34 Học và thi tập

trung

1 tuần Cơ sở của

công ty Bậc 4 lên bậc 5 13 Học và thi tập

trung

1 tuần Cơ sở của

công ty Bậc 5 lên bậc 6 7 Học và thi tập

trung

1 tuần Cơ sở của

công ty (Nguồn : phòng Tổ chức) Tổng số người công nhân tham gia chương trình đào tạo thi nâng bậc của công ty trong năm vừa qua là 241 người. Đây là con số khiêm tốn so với quy mô lực lượng công nhân kỹ thuật của công ty. Qua bảng tổng kết về tình hình đào tạo công nhân kỹ thuật năm 2011 nhận thấy rằng khi cấp bậc kỹ thuật lên càng cao thì lượng người người công nhân kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu học và thi nâng bậc ngày càng ít đi. Đây là điều dễ hiểu bởi khi lên cấp bậc công nhân càng cao thì mức độ phức tạp trong nội dung học và chương trình thi ngày càng khó, không phải người công nhân kỹ thuật nào cũng đáp ứng được. Bên cạnh đó là tình hình kinh doanh của công ty không thuận lợi trong năm vừa qua nên kinh phí dành cho chương trình đào tạo thi nâng bậc cũng hạn chế theo. Mặt khác, việc thi và đạt bậc công nhân kỹ thuật cao hơn đồng nghĩa với việc công ty sẽ cần chi trả khoản lượng tăng thêm tương ứng với cấp bậc tăng thêm của người công nhân đó. Chính vì những điều này mà chương trình đào tạo nâng bậc không được quan tâm nhiều hơn những chương trình đào tạo khác trong công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Dệt 10-10 (Trang 65)