Hoàn thiện công tác phân tích và đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tạo động lực cho lao động tại khách sạn indochina ii (Trang 51)

SẠN INDOCHINA

3.2.3: Hoàn thiện công tác phân tích và đánh giá thực hiện công việc

* Công tác phân tích công việc:

Phân tích công việc có ý nghĩa quan trọng vì qua hoạt động phân tích công việc nhà quản lý xác định được các kỳ vọng của mình đối với người lao động. Hoạt động này còn là điều kiện để có thể thực hiện được các hoạt động quản lý nguồn nhân lực một cách đúng đắn và có hiệu quả đồng thời cũng góp phần giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định tuyển dụng nhân sự phù hợp với công việc.

- Bản mô tả công việc cho từng vị trí công việc phải chi tiết, rõ ràng, ngắn gọn, có tính quan sát để mô tả từng hoạt động cụ thể.

+ Xác định mức quyền hạn và trách nhiệm của người lao động trong quá trình thực hiện công việc.

+ Nêu rõ các điều kiện làm việc sẽ giúp người lao động nắm bắt được tình hình và có các giải pháp trong quá trình thực hiện.

- Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc:

+ Cố gắng đưa ra các tiêu chuẩn định lượng càng nhiều càng tốt.

+ Quản lý bằng mục tiêu cho các tiêu chuẩn không thể định lượng được. + Gắn liền với một hệ thống khuyến khích sự thực hiện vượt mức. - Bản tiêu chuẩn với người thực hiện công việc.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc. + Nêu rõ các yêu cầu về ý thức trách nhiệm, tinh thần, các kỹ năng cần có. Phân tích công việc cần thu thập thông tin từ nhiều phương pháp, có thể kết hợp các phương pháp để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực hiện.

* Đánh giá thực hiện công việc:

- Dựa vào bản tiêu chuẩn thực hiện công việc để đo lường sự thực hiện công việc của người lao động.

- Thảo luận với người lao động về kết quả đánh giá để nhằm hoàn thiện và nâng cao sự thực hiện công việc.

- Lưu giữ các kết quả đánh giá của nhân viên để phục vụ cho các quyết định nhân sự sau này.

- Cần tránh mắc lỗi trong quá trình đánh giá thực hiện công việc như: lỗi thiên vị, lỗi xu hướng trung bình, lỗi định kiến do tập quán văn hoá, lỗi ảnh hưởng của sự kiện gần nhất, ... nhằm đảm bảo sự công bằng, chính xác.

- Xây dựng các hệ thống đánh giá thực hiện công việc riêng cho từng vị trí công việc, các tiêu chuẩn trong đánh giá phải rõ ràng, dễ hiểu ....

- Áp dụng kết hợp các phương pháp đánh giá khác nhau để có được kết quả chính xác nhất.

Do đặc điểm khác biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn thường áp dụng các phương pháp đánh giá

theo thang điểm, phương pháp đánh giá thang đo dựa trên hành vi người lao động và phương pháp danh mục kiểm tra.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tạo động lực cho lao động tại khách sạn indochina ii (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w