Các khuyến khích tinh thần khác

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tạo động lực cho lao động tại khách sạn indochina ii (Trang 45)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN INDOCHINA

2.2.3.2.4:Các khuyến khích tinh thần khác

Không chỉ sử dụng các công cụ tài chính khách sạn còn sử dụng các công cụ phi tài chính khác để kích thích, nâng cao sự nỗ lực và thành tích lao động cho nhân viên.

- Khách sạn tổ chức các phong trào thi đua, giữa các nhân viên trong bộ phận, giữa các bộ phận nhằm nâng cao tinh thần làm việc cũng như khả năng sáng tạo trong nhân viên.

- Với các thành tích lao động tốt, ngoài các phần thưởng khách sạn còn tuyên dương, trao bằng khen công nhận năng lực nhân viên, làm gương cho các nhân viên khác phấn đấu.

- Xây dựng môi trường làm việc, bầu không khí tâm lý lao động thân thiết, đoàn kết tập thể trong khách sạn. Mọi người vừa làm việc vừa giúp đỡ nhau trong thực hiện công việc để nâng cao hiệu quả lao động, tổ chức các chuyến tham quan du lịch nhằm tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên góp phần giúp họ thoả mãn nhu cầu thứ ba trong thuyết ba nhu cầu của MC Celland: nhu cầu liên kết.

- Tạo cơ hội cho nhân viên học tập, tham gia các khoá học nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được tổ chức tại khách sạn.

- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo cho nhân viên phát huy khả năng bản thân tại khách sạn hoặc tham gia các chương trình do các khách sạn khác tổ chức.

+ Tham gia chế biến món ăn mới, hấp dẫn đối với nhân viên bộ phận bếp. + Sáng tạo, pha chế đồ uống.

+ Phát triển các dịch vụ của khách sạn.

+ Cách thức bán hàng mới có khả năng đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

- Cho nhân viên tham gia các cuộc thi tay nghề.

- Tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên: nhân viên có thể tự ứng cử vào các vị trí khác khi họ thấy có đủ năng lực tạo cơ hội cho nhân viên thoả mãn nhu cầu thành đạt và hướng tới nhu cầu quyền lực trong hệ thống thuyết ba nhu cầu của MC Celland.

Khách sạn có vận dụng các học thuyết vào việc thực hiện tạo động lực trong lao động cho nhân viên, làm cho nhân viên dần thoả mãn các nhu cầu cá nhân để họ phục vụ tốt hơn cho khách sạn.

Mức lương tối thiểu cho nhân viên là 730.000 đồng/ tháng, các khoản phụ cấp phục vụ nhằm đáp ứng mức sống cơ bản cho nhân viên.

Các khoản tiền thưởng để nhân viên phấn đấu lao động tích cực hơn, đạt được mục tiêu cao hơn để thoả mãn các nhu cầu dần cao hơn trong thuyết các nhu cầu của Maslow.

Khi nhân viên trong khách có được một thành tích nhất định nào đó so với những nhân viên khác, họ được coi là có thành công, họ được đề bạt nên các vị trí cao hơn và có các cơ hội thoả mãn các nhu cầu về quyền lực cũng như nhu cầu liên kết...

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tạo động lực cho lao động tại khách sạn indochina ii (Trang 45)