An toàn lao động:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển công nghệ trong ngành thép Việt Nam (Trang 61)

CHƯƠNG III: CÁC THÔNG SỐ CHO SẢN PHẨM THÉP Ø

V.4 An toàn lao động:

Trong nhà máy cán thép khả năng xẩy ra tai nạn là rất lớn nếu các quy tắc an toàn không được chấp hành nghiêm chỉnh, do đó các quy tắc an toàn cần được

tuyên truyền phổ biến một cách đầy đủ tới mọi đối tượng một cách chu đáo. Dưới đây là một số vấn đề được chú trọng:

- Thông tin đại chúng, kẽ vẽ tranh, chữ, panô về những trường hợp có thể xẩy ra tai nạn lao động để cho các cán bộ công nhan viên hiểu về an toàn lao động để có thể tự bảo vệ chính bản thân mình.

- Tại những nơi dể xẩy ra tai nạn cần có biển báo nguy hiểm để mọi người đề phòng.

- Tổ chức các chuyên đề, các cuộc hội thảo, các cuộc thi tìm hiểu về an toàn lao động.

- Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ về bệnh nghề nghiệp và các biện pháp đề phòng...

* Bên cạnh các biện pháp về tuyên truyền là các biện pháp về giáo dục, tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty cần được giáo dục về nội quy về an toàn lao động trước khi tiếp xúc với môi trường làm việc của bản thân:

1. Tất cả mọi người trước khi vào công ty làm việc, thực tập, tham quan...nhất thiết cần phải được huấn luyện quy trình, quy tắc an toàn...theo 3 bước sau:

- Do cán sự an toàn của công ty phụ trách; - Do các đốc công phụ trách từng công đoạn - Do tổ trưởng phụ trách về an toàn.

2. Mỗi bước học trập xong cần phải kiểm tra, nếu đạt yêu cầu mới bố trí công việc. Từ cương vị này sang cương vị khác cần phải học và kiêmt tra quy trình ở cương vị mới, đạt yêu cầu mới giao nhiệm vụ độc lập, nếu chưa đạt thì phải kiểm tra lại, nếu ba lần mà không đạt thìg không được nhận nhiệm vụ.

3. Mọi người vào nhà máy cần phải tuân theo các quy định sau - Quần áo phải gọn gàng;

- Giày mủ chắc chắn, cấm đi dép lê;

- Không hút thuốc hay dùng lửa ở những nơi có biển cấm. - Cấm nô đùa xô đẩy trong xưởng.

- Cấm mang chất nổ và dể cháy vào nhà máy... 4. Nghiêm cấm mọi người:

- Bỏ vị trí sản xuất đi nơi khác. - Làm việc riêng trong giờ sản xuất.

- Uống rượu, bia trước khí vào làm nhiệm vụ.

- Đi lại ngủ nghỉ trên băng máy, giá cán mà chỉ được nghỉ ngơi tại đúng nơi quy định.

- Sờ nghịch vào các thiết bị của người khác. * Về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động:

- Tất cả các bộ phận chuyển động, các bộ phận nguy hiểm đều phải có các bộ phận che chắn, lan can.

- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị: thiết bị nâng tải, thiết bị hàn hơi, thiết bị áp lực, thiết bị điện ...trước khi làm việc

- Thường xuyên kiểm tra các công tắc phòng cháy, chữa cháy. * Trang bị bảo hộ lao động:

- Trang bị bảo hộ tập thể: dụng cụ cách điện, bình cứu hoả, chuông còi... - Trang bị bảo hộ cá nhân: găng tay, mũ, giay, khẩu trang, kính hàn... * Xử lý các vụ tai nạn lao động:

- Điều tra khai báo kịp thời về các vụ tai nạn lao động.

- Tìm hiểu rõ các nguyên nhân để ngăn chặn các vụ tai nạn tiếp theo...

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển công nghệ trong ngành thép Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w