Tùy theo yêu cầu của kết cấu, kiến trúc và các chức năng khác mà có các mặt trát khác nhau, có 2 loại lớp trát sử dụng trong công trình: trát 2 lớp (chiều dày vữa khoảng 15-20mm), trát 3 lớp (chiều dày lớp vữa khoảng 25-30mm).
(a) Trát 2 lớp
1. Chiều dày lớp vữa khoảng 15-20mm, dùng vữa xi măng và vữa chịu lửa mác 75 , mỗi lớp dày 7-10mm, độ dày của lớp trá không được phép dày hơn 20mm. Độ dày của bất cứ lớp trát nào cũng không được nhỏ hơn 5mm.
2. Lớp trát sẽ được trát lên bề mặt bằng bay, phẳng nhưng thô nhám, và lớp thứ 2 sẽ được trát lên khi lớp thư nhất đã khô 1 nữa. Bất cứ chỗ nào bị trì hoãn trát lớp thứ 2, lớp thứ nhất sẽ được cào và làm ướt mặt trước khi trát tiếp lớp thứ 2.
3. Sau khi trát lớp thứ 2, nó sẽ được chà láng bằng 1 cạnh thẳng , và được hoàn thiện bằng 1 miếng gỗ phẳng để tạo ra 1 bề mặt phẳng đều, cứng, mịn hạt. Chỗ bề mặt hồ tô để bả ma tít để sơn, các lỗi nhỏ trên bề mặt, nhỏ hơn 5mm, có thể được chấp nhận, nhưng bề mặt đó không được dùng bay để trát phẳng.
4. Loại mặt trát này dùng để trát cho tất cả các loại kết cấu như móng, cột, tường, trần, các kết cấu nơi khô ráo và ẩm ướt trong và ngoài công trình.
5. Loại này thường tốn nhiều nguyên vật liệu và công trát; tuy nhiên, mặt trát dày nên dễ tạo phẳng thẳng đứng hoặc ngang bằng, mặt trát có độ bóng và ít lộ hình các kết cấu bên trong.
(b) Trát 3 lớp
1. Chiều dày lớp vữa khoảng 25-30mm, dùng vữa vữa xi măng mác 100.
2. Loại mặt trát này dùng để trát cho các kết cấu đòi hỏi yêu cầu chống thấm cao như móng, cột, tường, trần tầng hầm, bể nước, các kết cấu nằm trong môi trường ngập nước thường xuyên. 3. Lớp 1,2 chỉ là lớp lót nên chỉ cần phủ kính bề mặt kết cấu, mặt tương đối phẳng, tạo độ bán cho
lớp mặt, tăng cường khả năng chống thấm cho kết cấu mà không cần phẳng nhẵn, lớp ngoài cùng mới tạo độ phẳng cho mặt trát.