(OVERLOCK MACHINE)
Tổng quan:
Máy may vắt vổ là loại máy cơ bản được dùng trong các trường hợp:
- Dùng để may gắn các chi tiết trong sản phẩm may. Chức năng đặc biệt của máy vắt sổ dùng để bảo vệ chống tuột sợi vải ở các cạnh chi tiết sau khi cắt. Đặc biệt các vật liệu dầy hoặc các vật liệu có độ co giãn lớn.
- Trong thực tế máy vắt sổ có các loại sau: Máy 1 kim vắt sổ, 2 kim vắt sổ
Máy 2 kim safety
Đường may vắt sổ Máy 1 kim vắt sổ (Máy 1 kim ba chỉ) Ký hiệu đường may: 504 Ứng dụng chung cho các loại vải và vải dệt kim.
Đường may hai kim vắt sổ Máy 2 kim vắt sổ
( Máy 2 kim 4 chỉ) Kí hiệu đường may: 514
Ứng dụng cho các loại vải mà chỉ định độ rộng biên vắt lớn.
Đường may 2 kim Safety Máy 2 kim 5 chỉ
Loại đường may: 515
Ứng dụng cho áo sơ mi, các loại vải nói chung và vải dệt kim.
1- Cấu tạo cơ bản của tấm kim máy vắt sổ:
Khác với các loại máy khác, tấm kim máy vắt sổ tham gia thêm về độ rộng đường may. Các thành phần chủ yếu của tấm kim máy 1 kim vắt sổ được giải thích ở phần dưới.
1- Vị tri của răng cưa trợ lực.
Dùng để hỗ trợ để đường may móc xích kép đồng bộ Với đường vắt sổ.
2- Vùng tạo độ rộng biên vắt sổ.
3- Vùng lắp dao cắt. Dao cắt trong vắt sổ có hai nhiệm vụ là Cắt biên vải cho phẳng và tạo độ rộng biên vắt. 4- Rãnh răng cưa đẩy vật liệu.
Rãnh răng cưa của máy vắt sổ 1 kim thường có ba loại. 1 rãnh, dùng cho vật liệu nhẹ hoặc may các đường cong 2 rãnh và 3 rãnh phù hợp cho vật liệu trung bình hoặc nặng 5- Rãnh khía mặt tấm kim. Dùng để chống hiện tượng đẩy ngược của răng cưa làm đường may không phẳng.
CẤU TẠO LƯỠI GÀ – TẤM KIM MÁY 1 KIM VẮT SỔ
C – Vị trí kim vắt sổ đi vào.
A – Chiều rông lưỡi gà – Chính là chiều rộng biên vắt. B – Chiều dài lưỡi gà.
Tấm kim máy 2 kim vắt sổ. ( Hai kim bốn chỉ )
Ngoài các yếu tố giống tấm kim 1 kim vắt sổ. Các yếu Tố khác như sau:
6 – Vị trí kim đi vào. 7 – Rãnh răng cưa.
Phần lưỡi gà:
D – Độ rộng biên vắt sổ
E – Khoảng cách hai kim. ( mm ) F - Vị trí kim phải
TẤM KIM 2 KIM SAFETY
Ngoài các yếu tố trên, tấm kim máy 2 kim safety còn có thêm các yếu tố sau:
8 – Hàng răng cưa chính bên phải để giúp đẩy và tạo đường may chặn móc xích kép.
9 – Lỗ kim của đường may móc xích kép. Phần rãnh hẹp phía sau của tấm kim có hai nhiệm vụ.
Tạo cho độ căng chỉ kim ở giá trị thấp nhất khi may. Chống bỏ mũi và tham gia vào quá trình tạo mũi may móc
xích kép.
2- Các dạng đường may vắt sổ khác.
Cấu trúc đường may Kí hiệu Áp dụng
503 Tên gọi: Đường vắt sổ 1 kim, hai chỉ
Áp dụng cho các chi tiết đơn giản, không chịu lực
505 Tên gọi: Vắt sổ 1 kim, 3 chỉ Áp dụng: Cho các đường viền
512 Tên goi: Vắt sổ 2 kim, bốn chỉ
Áp dụng cho các đường may safety cho tất cả các loại vải.
515 Tên gọi: Đường may Safety 2 kim, 4 chỉ Áp dụng: Các đường may chịu lực và an toàn.
Tên gọi: Vắt sổ 3 kim, 6 chỉ
Máy có thể may hai loại mũi may khác nhau. Ví dụ một đường may vắt sổ và 1 đường may chặn móc xích kép. Nó được đặc trưng bởi chiều rộng đường vắt sổ và hai đường may chặn.
Đây là dạng máy đa năng có thể đáp ứng được các dạng đường may trên.
3- Bàn ép máy vắt sổ
Bàn ép máy vắt sổ có hai loại cơ bản như sau: - Bàn ép cho máy vắt sổ
- Bàn ép cho máy Safety
Bàn ép có sự khác nhau về độ rông vắt sổ, khoảng cách kim và cỡ của dưỡng. Phần này giải thích cách lựa chọn bàn ép cho phù hợp với điều kiện công nghệ.
a)- Bàn ép cho loại vắt sổ (1 kim, 2 kim vắt sổ)
Về cơ bản, bàn ép của máy vắt sổ / safety luôn gồm ba phần chính.
A – Bản lề ép – để truyền lực ép của lò xo tới chan chân vịt.
B – Bàn ép. Hầu hết các bàn ép đều được chế tạo sẵn. Một vài loại 2 kim vắt sổ còn thêm bàn ép phía sau
C – Phần lưỡi vắt để tạo độ rông biên vắt.
Bản lề ép A
Bàn ép B Lưỡi gà C ( Độ rộng vắt)
b)- Bàn ép loại safety
a- Bản lề ép b- Bàn ép bản lề c- Bàn ép sau
Bản lề ép và bàn ép dùng để truyền lực ép của lò xo vào bàn ép Bàn ép sau để kẹp đường may ở vị trí bắt đầu may.
Nguyên tắc thay đổi độ rộng biên vắt bằng cách thay đổi độ rộng lưỡi gà. Tuy nhiên, nhà chế tạo chỉ cung cấp một lưỡi gà đi theo máy, và với một loại bàn ép bạn chỉ thay đổi được độ rộng may trong khoảng giới hạn nào nhất định.
Chiều di chuyển của chỉ trên
Lưỡi gà có hai nhiệm vụ:
- Để dẫn chỉ từ mặt trên của bàn ép xuống mặt dưới của bàn ép. Khi qua lưỡi gà, chỉ trên được giảm đi tương ứng để tránh phồng chỉ.
- Tạo độ rộng biên vắt.
- Lựa chọn độ cao lưỡi gà phụ thuộc vào chiều dầy vật liệu vắt. Phải cẩn thận, nếu chiều cao quá lớn sẽ chạm hoặc làm gãy móc trên.
c)- Các loại bàn ép đặc biệt * Bàn ép có hình dạng cong
Loại bàn ép này có độ rộng nhỏ và chiều dài bàn ép ngắn hơn các bàn ép tiêu chuẩn. Chúng được dùng để may các chi tiết nhỏ hoặc chi tiết có độ cong lớn.
Bàn ép dùng khi may tăng cường với các giải băng len hoặc dây. Thích hợp khi may phần vai của các sản phẩm dệt kim.
* Bàn ép hai nửa bập bênh.
Phần bàn ép được chia làm hai tách rời nhau, thích hợp cho việc đẩy chi tiết nhiều lớp. Nó cũng hiệu quả cho chống bỏ mũi và may vật liệu dầy.
* Bàn ép con lăn
Bài 7 : KE CUỐN VÀ CỮ GÁ TRONG QUÁ TRÌNH MAY I - Cữ gá sản xuất áo Sơ mi
{ Đây là hướng dẫn chung cho may áo Sơ mi (Shirt), các sản phẩm cụ thể do PKT lựa chọn cữ gá cho cho phù hợp.}
A- Đường may diễu cổ. - Sử dụng chân vịt mí
- Điều chỉnh vị trí ke so với kim máy
B – Đường diễu và chắp cầu vai
- Sử dụng chân vịt mí trái hai bậc. - Ke cuốn một lá đơn.
Đường chắp cầu vai.
- Sử dụng chân vịt, răng cưa, tấm kim chuyên dụng.
- Ke hai lá cuốn đơn.
C- May giấp miệng túi ngực
Đường gấp miệng túi. - Sử dụng chân vịt rộng bản. - Sử dụng ke cuốn lá 3.
D- Đường may gấu tay – sơ mi ngắn tay.
Kiểu gấp xuống dưới.
Được áp dụng trên vải dệt kim hoặc loại váy ngắn. Có thể chạy trên máy thắt nút hoặc máy móc xích kép.
- Sử dụng chân vịt mí trái rộng bản. - Sử dụng ke cuốn lá 4.
Kiểu gấp lên trên
Chỉ sử dụng trên máy may thắt nút
- Sử dụng chân vịt rộng bản, mí trái - Ke cuốn lá 4
E- Đường may gấu
Chân vịt liền cữ sử dụng khi may các đường có độ cong lớn.
- Sử dụng chân vịt mí trái - Ke cuốn lá ba.
G – May măng séc cho áo dài tay
Đường đề cúp quay lên
Sử dụng cho máy thắt nút với lớp lót và sản phẩm may ngắn.
- Điều chỉnh đường may theo cỡ của lớp lót và sản phẩm.
Đường đề cúp quay xuống
Sử dụng cho mũi may móc xích kép với lớp lót và sản phẩm được cắt rởi hoặc ở dạng băng cuộn.
H- May cửa tay
Dùng để may liên tục phần cửa tay - Sử dụng băng vải rời hoặc cuộn để may liên tục.
I- May đường sườn
May đường sườn sử dụng hai kim thắt nút. J- May bụng tay Bước 1: May chắp Bước 2: May ghép mí K- May nẹp áo Nẹp áo có lót dựng may cùng một lần - Áp dụng cho cả áo nam và nữ
May kiểu nẹp giả có lớp lót, sử dụng máy hai kim thắt nút có hỗ trợ lực kéo.
Kiểu nẹp rời có lớp dựng. Sử dụng máy hai kim có trợ lực kéo.
Nẹp áo kiểu Pháp. May trên máy một kim, và hai kim.
Nẹp với hai dải dựng tại đường may. Thực hiện trên máy hai kim có trợ lực kéo
II – Cữ gá sản xuất quần Jeans A- Cữ cạp quần * Kiểu không có dựng
Cạp quần cắt thành cuộn và thực hiện trên máy hai kim có bộ trợ lực kéo.
* Kiểu có dựng
B- May dây đỉa quần
May trên máy hai kim, phôi cắt dạng băng cuộn.
Có lớp dựng trong, sử dụng trên máy vắt gấu. C, E – May các đường dọc ống
Có thể may trên máy hai kim thắt nút hoặc hai kim móc xích kép.
D- May gấu quần
Lắp trên máy 1 kim thắt nút
F- May của quần
Sử dụng trên máy một kim. Nếu hàng dầy, may trên máy 1 kim đẩy cùng răng cưa.
G- May miệng túi
Sử dụng trên máy hai kim thắt nút
H- May túi đồng hồ
III – Cữ gá sản xuất áo Jắc két
M, N - Đường cầu vai, đường chắp tay áo
Sử dụng trên máy hai kim thắt nút hoặc hai kim móc xích kép.
O- Đường cuốn tay áo
Sử dụng trên máy cuốn ống hai kim
Q- Đường may khóa
S- Đường may túi
Kiểu túi viền.
Sử dụng trên máy 1 kim với chân vịt ép cứng.
Kiểu túi gấp.
Sử dụng trên máy 1 kim với chân vịt rộng bản.