CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHO MÁY MỘT KIM THẮT NÚT Những hiểu biết về Chân vịt (Bàn ép), răng cưa, tấm kim (Mặt nguyệt)

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy may công nghiệp: Máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, một số máy chuyên dùng đặc biệt (Trang 46)

Những hiểu biết về Chân vịt (Bàn ép), răng cưa, tấm kim (Mặt nguyệt)

Trong phần này, chúng tôi diễn giải các vấn đề liên quan đến RĂNG CƯA, TẤM KIM, BÀN ÉP. Cách lựa chọn hợp lý các chi tiết trên để phù hợp với chất liệu và cấu trúc của đường may.

Chất lượng đường may phụ thuộc cơ bản vào các yếu tố: Vật liệu may, cấu trúc đường may, và cách lựa chọn đồng bộ bàn ép, răng cưa, mặt tấm kim, kim, chỉ v.v.

1- Vật liệu may:

Việc phân loại vật liệu may là rất phức tạp và phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như loại vải, chiều dầy may và kiểu may. Các nhà chế tạo máy đang căn cứ vào trọng lượng vải để phân làm ba nhóm máy chính như sau:

- Máy may vật liệu trung bình (Medium-weight materials) - Máy may vật liệu nhẹ (Light-weight materials) - Máy may vật liệu nặng (Heavy-weight materieals) Bảng dưới đây chỉ ra quan hệ giữa máy và vật liệu, chỉ, kim may.

Vật liệu nhẹ (Light-weight materials) Vật liệu trung bình (Medium-weight materials) Vật liệu nặng (Heavy-weight materieals) Trọng lượng (gr/m2) ( Weight) 50 ~ 150 150 ~ 320 320 ~ 500 Cỡ kim sử dụng (Size of needle) # 8 ~ #10 # 10 ~ # 14 # 16 ~ # 23 Cỡ chỉ sử dụng (Cotton thread) #100 ~ #60 #60 ~ # 50 # 50 ~ # 30 Loại vải (Typical fabric)

Vải bông (Cotton) Vải poly… Lanh Tơ tằm Gabardin Áo dệt len Vải sec

Vải bông chéo (12 oz hoặc nhỏ hơn)

Vải chéo (12 oz)

Áp dụng (Typical application) Sơ mi Blu Váy ….. Com lê Áo khoác Đồng phục học sinh Jacket ……. Quần Jean ……… 2- Bàn ép

a) Nguyên lý của bàn ép dựa trên hai yếu tố sau: - Ép các vật liệu chặt vào nhau.

- Giữ cho vật liệu không bị kim kéo lên.

- Kết hợp với răng cưa để đẩy vật liệu tạo chiều dài mũi may. b) Các loại bàn ép.

Loại bàn ép có bản lề:

Đây là loại phổ biến hay dùng. Có một lò xo luôn giữ cho phần trước bàn ép hất lên trên. Nó có thể sử dụng hiệu quả cho tất cả các loại vải và khi may nhiều lớp, sản phẩm vẫn được đẩy đi trơn nhẹ.

Loại bàn ép cứng:

Loại này sử dụng chuyên cho viền bọc hoặc cuốn lá ba có lồng dây hoặc không. Nó cuộn đều vật liệu nhưng sẽ không tốt khi may nhiều lớp, vì sẽ có hiện tượng trượt và kéo nhăn vật liệu may.

c)- Bàn ép tự bù

Đây là loại bàn ép đặc biệt sử dụng cho các đường may ngược. Nó có ba phần khác nhau.

- Phần kẹp cho các chi tiết bên trái. - Phần dùng là cữ chặn bên phải.

- Cả hai phần đều phải ép vào vật liệu may.

- Bàn ép bù được chế tạo sẵn với nhiều kích thước độ rộng khác nhau.

d) Bàn ép chống trượt

Bàn ép chống trượt rất hiệu quả để chống hiện tượng trượt giữa các lớp vật liệu may. Nó làm việc bằng cách di chuyển tiến lên hoặc lùi lại đồng bộ với chuyển động lên xuống của răng cưa.

d)- Rãnh thoát chỉ trên bàn ép (Phần cắt phía dưới bàn ép)

Nhằm mục đích giảm hiện tượng đứt chỉ tương ứng với vải nhẹ, trung bình và nặng. Có ba loại bàn ép như sau:

Bàn ép có rãnh thoát chỉ rộng (Dùng cho vật liệu nặng hoặc trung bình) Khi đó nó không đè vào phần chỉ may trong quá trình tạo mũi làm cho chỉ kim và chỉ suốt không bị rối. Điều này làm cho đường may phẳng và căng đều.

Vết nhăn sẽ xảy ra khi sử dụng bàn ép này cho may tinh hoặc khi may vật liệu nhẹ

Loại bàn ép có rãnh thoát chỉ nhỏ dùng khi may vật liệu nhẹ. Nó có tác dụng rất tốt khi may vật liệu nhão.

Khi bạn tăng chiều dài mũi may, có thể xuất hiện hiện tượng đường may không bám chặt vào vật liệu may.

Loại bàn ép không có rãnh thoát chỉ. ( Dùng cho vật liệu siêu nhẹ)

Bàn ép này có tác dụng chống nhăn khi may vật liệu xiêu nhẹ do chặn được sự kéo căng của chỉ may.

Mặt tấm kim được thiết kế cho các quá trình may và vật liệu may khác nhau. Trong phần này, chúng tôi giải thích cấu tạo một vài loại tấm kim và sự khác nhau giữa các loại lỗ kim trong quá trình thiết kế. Đồng thời cũng gợi ý cách thay thế nếu tấm kim không đáp ứng đúng loại vật liệu đang may. Một vài loại tấm kim được thiết kế cho những vật liệu và công đoạn khó may. Rãnh tấm kim, đường kính lỗ kim có thể được mở rộng. Số rãnh trên tấm kim sẽ phải phù hợp với số hàng răng cưa trên máy.

Đường kính lỗ kim phù hợp với cỡ kim sử dụng. Một số tấm kim được giải thích bằng số và chữ, một số khác thì không. Trong một vài trường hợp, tấm kim được ghi theo loại vật liệu cụ thể hoặc theo loại đồ gá sử dụng kèm.

a)- Đường kính lỗ kim và hình dạng của nó.

Đường kính lỗ kim được phân loại làm 3 nhóm phụ thuộc vào vật liệu may và cỡ kim sử dụng.

Cho vật liệu nhẹ

( Light-weight materies)

Đường kính lỗ tấm kim:

Φ = 1.2 mm đến Φ = 1.6 mm

Cho vật liệu trung bình

(Middle-weight materies)

Đường kính lỗ tấm kim:

Φ = 1.6 mm đến Φ = 2.2 mm

Cho vật liệu nặng

(Heavy – weight materies)

Đường kính lỗ tấm kim:

Φ = 2.2 mm đến Φ = 2.6 mm

Lỗ kim thông thường có dạng lỗ tròn, thỉnh thoảng có dạng oval. Một vài loại đặc biệt có rãnh thoát chỉ một hoặc hai phía.

Lỗ kim có dạng tròn:

Đây là loại lỗ kim thông dụng

Lỗ kim dạng ô val.

- Thích hợp cho các loại chỉ hay bị xoắn.

Lỗ kim dạng tròn, có rãnh thoát chỉ một phía. - Thích hợp khi may chỉ to, vật liệu dầy.

Lỗ kim có dạng tròn, có rãnh thoát chỉ hai phía. - Thích hợp khi may chỉ to, vật liệu dầy. - Khả năng may lại mũi rất tốt.

- May chỉ to rất tốt.

b)- Số rãnh răng cưa trên tấm kim.

Số rãnh trên tấm kim phải phù hợp với số hàng răng cưa trên răng cưa. Thông thường, răng cưa tiêu chuẩn có hai loại – ba hàng hoặc bốn hàng như dưới đây.

TẤM KIM VỚI 3 HÀNG RĂNG CƯA - Dùng khi may những đường may có độ cong nhỏ, hoặc chiều dầy may mỏng và trung bình.

TẤM KIM VỚI 4 HÀNG RĂNG CƯA - Dùng khi may liên tục, hoặc chiều dầy may lớn, may nhiều lớp.

c)- Các loại tấm kim đặc biệt.

* Tấm kim được khắc những đường dọc hoặc ngang với các khoảng cách 5mm, 10mm. dùng xác định khoảng cách may hoặc vị trí lắp cữ gá.

* Tấm kim cho các vật liệu đặc biệt.

Tấm kim và bàn ép được tráng nhựa dùng cho các vật liệu khó đẩy. Bề mặt tấm kim và bàn ép được phủ thêm một lớp nhựa nhằm làm giảm ma sát trong quá trình đẩy

nguyên liệu may, chống hiện tượng tăng nhiệt làm dính hoặc hỏng vật liệu may. *Tấm kim cho mục đích đặc biệt.

Tấm kim được thiết kế đặc biệt để chống nhăn hoặc tùy chỉnh như chạy không tải hoặc cho đồ gá để chạy băng chun hoặc băng không co giãn. Một vài tấm kim có thể gá trực tiếp các ke cuốn lên nó mà không cần các bộ gá chuyên dụng. Những loại này phải sử dụng đồng bộ cùng với răng cưa và bàn ép chuyên dụng cho chúng.

d)- Lựa chọn đồng bộ cho quá trình may.

Có rất nhiều loại tấm kim được sử dụng. Vì vậy, để chắc chắn sản phẩm có chất lượng tốt, công nhân vận hành phải lựa chọn tấm kim thích hợp với công việc của mình. Khi may với tấm kim không đúng sẽ xảy ra những sai hỏng đáng tiếc cho sản phẩm may. Sau đây chúng tôi có một vài khuyến cáo cần tuân thủ.

Sai lầm 1:

- Khi kim đi xuống, sẽ kéo vật liệu may chui qua lỗ tấm kim. Làm tăng lực đâm xuống của kim, có thể gây gẫy kim.

- Giây va chạm với móc ổ, răng cưa. - Gây rách vải, đường may bị nhăn,

không phẳng.

Sai lầm 2

Sử dụng tấm kim lỗ nhỏ cho may vật liệu nặng. Khi đó, kim sẽ rất khó xuyên qua tấm kim, dẫn đến các vấn đề như làm thay đổi sức căng chỉ, đứt chỉ, gẫy kim, thậm trí đâm gẫy cả tấm kim.

Sai lầm 3: Khi rãnh tấm kim có vấn đề.

Khi kim đã đâm vào tấm kim, dẫn đến làm hỏng lỗ tấm kim. Nó sẽ là nguyên nhân gây đứt chỉ hay giãy kim liên tục.

 Cách đối phó để chống đứt sợi vải:

Đứt sợi vải trong quá trình may do rất nhiều nguyên nhân. Nếu do tấm kim, bạn hãy vát mép lỗ kim như hình minh họa.

4- Răng cưa

Có rất nhiều phương pháp đẩy vải để tạo chiều dài mũi may. Chuyển đẩy bằng răng cưa bàn ép là kiểu đặc trưng cơ bản nhất hay dùng.

a)- Chức năng của răng cưa.

- Di chuyển vật liệu để tạo chiều dài mũi may.

- Có thể thay đổi chiều dài mũi may và đảo chiều chúng.

- Có thể kéo giãn / co lại tùy thuộc vào phương pháp đẩy để chống nhăn / hoặc để co ngắn lại.

 Răng cưa đẩy dưới là phương pháp tiêu chuẩn mà ở đó Vật liệu may di chuyển được nhờ chuyển động của răng cưa ở phía dưới bàn ép.

 Phương pháp này chỉ có răng cưa phía dưới chuyển động, nên dẽ ràng may được những đường cong nhỏ.

 Kim đi vào ổn định. Có thể may những đoạn cong nhỏ.  Áp dụng cho hầu hết các loại máy may. Các đường may.  Nhược điểm là vật liệu đẩy không phẳng.

 Kim đẩy đồng bộ cùng răng cưa.

 Với cách đẩy này, không có hiện tượng trượt vật liệu.  Áp dụng cho các loại vật liệu cứng

 Răng cưa đẩy vi sai. Có thể thay đổi được lượng đẩy của các răng cưa .

 Sử dụng khi may vật liệu chun, nó sẽ hỗ trợ cho việc kéo giãn hoặc làm nhăn đường may.

 Bước đẩy sẽ không phẳng

 Loại này sử dụng cả răng cưa trên và dưới để đẩy nguyên liệu.

 Áp dụng để chông trượt giữa các lớp vật liệu khi may.  Có thể tạo nhăn cho lớp vải phía trên.

Các loại răng cưa chính như sau:

Răng cưa ba hàng không đối xứng.

- Sử dụng khi may vật liệu nhẹ và trung bình, may các đường cong nhỏ.

 Răng cưa ba hàng đối xứng.

 Dùng cho khi may hàng dầy. Khi may có sử dụng ke cuốn.

 Răng cưa tấm phẳng.

 Dùng may hàng nhẹ và chống cào vải

* Răng cưa may trên máy ziczac

Yêu cầu lắp đặt răng cưa.

Răng cưa lắp đúng Răng cưa lắp nghiêng trước Răng cưa lắp nghiêng sau

Răng cưa lắp đúng khi đẩy nó luôn song song với mặt tấm kim, khi đó lực đảy răng cưa sẽ lớn nhất, và bước may mới ổn định.

d) – Lựa chọn răng cưa.

Răng cưa có hai thông số cần lưu ý: * Bước răng cưa P và Chiều cao răng cưa H Nguyên tắc lựa chọn:

- Khi may dầy: Chọn răng cưa có P và H lớn - Khi may mỏng: Chọn răng cưa có P và H nhỏ.

Khi chiều cao răng cưa quá lớn sẽ tạo vết hằn trên vật liệu hoặc cào rách vật liệu. Khi chọn chiều cao răng cưa quá nhỏ so với độ dầy vật liệu, khả năng đẩy của vật liệu sẽ kém dẫn đến chiều dài mũi may sẽ không ổn định.

HƯỚNG DẪN CÁCH ÁP DỤNG CÁC ĐỒ GÁ CHO MÁY MỘT KIM Sau đây là hướng dẫn của hãng SUSEI của Nhật cho máy 1 kim.

1- Chân vịt bản lề - có cữ. Áp dụng cho các đường may mí thẳng hoặc cong có khoảng cách mí nhỏ.

2- Chân vịt bản lề-có cữ: ÁP dụng cho các đường may mí thẳng hoặc cong có kích thước lớn.

4 – Chân vịt cứng – dùng may nhăn

Lưu ý : Khi dùng loại bàn ép này phải hạ thấp răng cưa. Dùng chân vịt S955 cho áp dụng chung.

5- Chân vịt cho may đường viền.

Lưu ý: Sử dụng chân vịt may viền cùng với ke cuốn. 6 – Chân vịt tự bù:

Kiểu mí bên trái:

7 – Chân vịt may dây

Sử dụng may có lồng dây. 8 – Chân vịt lồng dây rút

9- Chân vịt liền ke:

10 – Chân vịt có thể gá ke cuốn.

12 – Chân vịt cho may viền bọc :

13- Ke + Chân vịt + Bàn ép + Tấm kim

15 – Ke cuôn dây:

16- Chân vịt cuốn: Cho may đường thẳng và vật liệu nhẹ

Bài 6: MÁY HAI KIM THẮT NÚT Phần I : HIỂU BIẾT CHUNG

A- Cấu tạo chung

1- Tay điều khiển dừng kim trái, phải 2- Chắn an toàn cần giật chỉ

3- Bảo vệ ngón tay 4- Cụm đồng tiền kiểm soát căng chỉ 5- Hộp điều khiển 6- Bàn đạp

7- Gạt gối 8- Công tắc điện 9- Công tắc đảo chiều mũi may 10- Panel vận hành 11- Bộ đánh chỉ suốt 12- Dàn cọc chỉ 13- Cửa cấp dầu 14- Tay lại mũi 15- Tay nâng chân vịt

B- Tra dầu

Sử dụng dầu chuyên dụng cho máy may do cơ điện cung cấp

1- Mở nút cao su 1.

2- Sử dụng bình dầu được cấp theo máy, bơm dầu qua lỗ dầu 3- Quan sát mức dầu trên mắt báo

dầu 2. Dầu là đủ khi nằm giữa hai vạch khắc mức trên và vạch khắc mức dưới.

4- Đậy nút cao su bịt lỗ dầu lại để tránh văng dầu ra máy khi chạy 5- Lau sạch dầu để tránh làm bẩn

sản phẩm may.

PHẦN II: TRƯỚC KHI MAY A- Lắp kim: Sử dụng kim DP x 5

Lắp kim trên máy hai kim may góc 1- Kim máy ( DP x 17 )

2- Vít trí kim

Ghi nhớ: Hai hõm kim quay ra ngoài

Lắp kim trên máy hai kim thường 1- Kim máy ( DP x 5)

2- Vít trí kim

Ghi nhớ: Hai hõm kim quay ra ngoài

B- Đánh chỉ suốt.

1- Lắp suốt vào trục 1 bằng cách ấn mạnh xuống hết trục.

2- Dẫn chỉ theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Quấn một vài vòng chỉ vào suốt theo chiều kim đồng hồ. ( Nếu sử dụng suốt nhôm thì quấn ngược chiều kim đồng hồ)

3- Ấn tay gạt 2 theo chiều mũi tên A và chạy máy, khi đó suốt sẽ quay theo theo chiều mũi tên C để đánh chỉ.

4- Điều chỉnh lượng chỉ đánh vào suốt sao cho chỉ điền đầy 80% suốt bằng cách vặn vít 4 và di chuyển gạt 2 dọc theo khe trượt.

5- Điều chỉnh vị trí của đồng tiền đánh chỉ 6 sao cho chỉ giải đều trên suốt.

Nới lỏng đai ốc 5, vặn trục đồng tiền để điều chỉnh độ cao của đồng tiền vào giữa độ cao của suốt chỉ. Sau đo vặn chặt đai ốc 5.

* Đối với loại máy có thoi, suốt.

1- Lắp suốt vào thoi sao cho khi kéo chỉ ra, suốt sẽ quay theo chiều mũi tên A.

2- Luồn chỉ qua khe trượt 1, kéo chỉ sao cho chỉ luồn vào bên dưới me thoi và nằm tại hỗm giữ chỉ.

3- Luồn chỉ vào các rãnh 2 , 3 và 4 như hình vẽ.

4- Lắp thoi suốt vào ổ.

Ghi nhớ: Khi kéo chỉ ra, suốt phải quay theo chiều mũi tên.

** Đối với loại ổ không thoi.

Lắp suốt trực tiếp vào ổ như hình vẽ. Và lồng chỉ qua khe 1.

Ghi nhớ: Khi kéo chỉ ra theo chiều mũi tên, suốt phải quay theo chiều mũi tên A

C- Sâu chỉ đầu máy

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy may công nghiệp: Máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, một số máy chuyên dùng đặc biệt (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)