Bài 7: VẬN HÀNH MÁY VẮT SỔ

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy may công nghiệp: Máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, một số máy chuyên dùng đặc biệt (Trang 69)

PHẦN I: HIỂU BIẾT CHUNG A- kiểm tra mức dầu

- Nếu không thấy vạch đỏ ở mắt báo dầu, đề nghị cơ điện bổ xung thêm dầu. - Dầu là đủ khi vạch đỏ được nhìn thấy

B- Tra dầu vào những vị trí đánh dấu ( Sử dụng vịt dầu, nhỏ 1 hoặc 2 giọt vào phần đỡ móc trên và đỡ trụ kim trước mỗi ca sản xuất)

C- Vệ sinh máy

- Mở nắp mặt máy bằng cách ấn tay đòn 2 và đẩy nắp máy 1 để vệ sinh các móc dưới hoặc sâu chỉ.

- Kéo nắp chắn 3 sang trái và ấn xuống để vệ sinh và sâu chỉ cho móc trên và dưới. PHẦN II: TRƯỚC KHI CHẠY MÁY

A- Lắp kim

Sử dụng kim DC-27 chi số #11

1- Quay puly bằng tay cho trụ kim 1 lên cao nhất.

2- Nới lỏng các vít 2 để lắp kim. 3- Sau khi lắp kim, vặn chặt các

vít 2.

B- Sâu chỉ đầu máy

Việc sâu chỉ của máy vắt sổ tùy thuộc vào từng hãng chế tạo và từng đời máy. Hãy tuân thủ hướng dẫn in trên thành máy.

Trình tự sâu chỉ như sau: 1- Sâu chỉ móc trên. 2- Sâu chỉ móc dưới

3- Sâu chỉ móc xích kép ( Móc vòng) 4- Sâu chỉ kim và các gạt chỉ nếu có

C – Điều chỉnh độ căng chỉ

Điều chỉnh lực căng đồng tiền bằng các núm vặn được đánh số từ 1 đến 5. Số 1: Chỉ kim vắt

Số 2: Chỉ móc trên (Chỉ trên đường vắt sổ) Số 3: Chỉ móc dưới (Chỉ dưới đường vắt sổ) Số 4: Chỉ kim đường móc xích kép Số 5: Chỉ dưới đường móc xích kép

D – Điều chỉnh lực ép chân vịt

- Vặn núm 1theo chiều mũi tên để tăng hoặc giảm lực ép của chân vịt 2. - Khi muốn lấy chân vịt 2,

Quay puly để kim lên vị trí cao nhất. Ấn tay đòn 3 và quay chân vịt 2. Khi lắp lại chân vịt, yêu cầu kéo tay

E- Điều chỉnh chiều dài mũi may

1- Mở nắp chắn bên phải.

2- Ấn và giữ nút số 1 theo chiều mũi tên.

3- Quay tay puly để số chỉ trên tay quay trùng với vạch 2 trên thân máy. 4- Nhả nút 1 và đóng nắp chắn an toàn.

F- Điều chỉnh co – kéo vải bằng răng cưa

1- Mở nắp chắn bệ máy.

2- Nới lỏng núm vặn 2, gạt tay đòn 1 lên trên để kéo giãn vật liệu, gạt xuống dưới để làm nhăn vật liệu.

3- Khi muốn tinh chỉnh, vặn nút số 3. Sau khi điều chỉnh, vặn chặt vít 2.

Vị trí chữ S cho việc kéo đường may với tỷ số 1: 0,7 và ở vị trí 0 tỷ số sẽ là 1:1 Vị trí 1,2,3 cho đường may nhăn.

G- Dao xén và độ rộng đường vắt sổ.

Khoảng cách giữa dao xén và kim vắt sổ chính là độ rộng biên vắt. Nó phụ thuộc vào độ rộng lưỡi gà nằm trên mặt tấm kim. Vì vậy khi thay đổi tấm kim sẽ dẫn đến thay đổi độ rộng biên vắt.

Ghi nhớ

Khi cần lắp hoặc thay thế dao xén. Yêu cầu giặp thợ sửa chữa.

PHẦN III: MỘT SỐ SAI HỎNG THƯỜNG GIẶP

Lỗi hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục

1- Gãy kim 1- Loại kim sai

2- Chi số kim không đúng 3- Kim lắp không đúng cách 4- Kim không thẳng

5- Đáp bảo vệ kim không đúng 6- Quan hệ kim móc sai

- Sử dụng đúng loại kim

- Sử dụng kim đồng bộ với chi số chỉ - Lắp lại kim

- Thay kim mới

- Điều chỉnh đáp đỡ kim

- Điều chỉnh lại quan hệ kim-móc 2- Vải không cắt 1- Vị trí dao trên và dao dưới không

thẳng

2- Dao bị cùn

- Điều chỉnh vị trí dao - Mài lại dao dưới 3- Bỏ mũi 1- Quan hệ kim – móc sai

2- Mũi móc bị cùn

3- Chỉ kim hướng xoắn trái 4- Độ căng chỉ sai

5- Độ căng chỉ móc xích kép không đủ

- Điều chỉnh lại quan hệ kim-moc - Làm đúng hình dạng của mỏ móc bằng cách sử dụng đá dầu hoặc thay móc mới - Sử dụng chỉ xoắn phải - Lắp lại chỉ - Chỉnh lại vị trí cam trùng chỉ móc xích kép 4- Đứt chỉ 1- Chất lượng chỉ kém 2- Chỉ quá to so với kim 3- Chỉ lắp sai

4- Độ căng chỉ quá cao

5- Có vết sước hoặc vấp trên bề mặt kim, móc, tấm kim hoặc đỡ kim.

- Thay chỉ mới

- Thay kim tương ứng với chỉ - Lắp lại chỉ theo hướng dẫn - Giảm độ căng chỉ

- Làm sạch vết sước trên đường dẫn chỉ

5- Đường móc xích không đúng

1- Áp lực bàn ép lên răng cưa không đều

2- Bàn ép sau bị lắc

3- Độ căng chỉ kim và chỉ móc không đúng

- Làm đúng quan hệ bàn ép -Điều chỉnh bàn ép sau trơn - điều chỉnh độ căng chỉ

4- Móc xích kép lắp sai - Điều chỉnh lại móc xích kép 6- Đường may bị

nhăn

1- Kim quá to

2- Độ căng chỉ quá lớn

3- Áp lực bàn ép quá lớn hoặc quá nhỏ 4- Răng cưa lên quá cao so với tấm kim

5- Dao hỏng không cắt được vải 6- Chế độ đẩy vi sai của răng cưa không đúng

- Thay kim

- Giảm độ căng chỉ

- Điều chỉnh lực ép chân vịt hợp lý - Hạ thấp răng cưa

- Mài lại dao xén

- Đặt đúng chế độ đẩy vi sai 7- Mũi may bất

thường

1- Chỉ cấp không trơn 2- Độ căng chỉ quá thấp 3- Kim bị quăn đầu

4- Áp lực bàn ép không đều 5- Độ cao răng cưa sai

- Sử dụng chỉ trơn và đúng chi số hoặc làm sạch đường dẫn chỉ - Tăng độ căng chỉ

- Sử dụng kim mới

- Điều chỉnh áp lực bàn ép - Điều chỉnh độ cao răng cưa

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy may công nghiệp: Máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy vắt sổ, một số máy chuyên dùng đặc biệt (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)