Sử dụng trong kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học (Trang 31)

Mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá là kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của môn học. Đánh giá phải đối với mục tiêu của lớp, chương, bài nhằm thu được thông tin phản hồi giúp đánh giá kết quả học tập của học sinh đã đạt được mục tiêu đã đề ra hay chưa. Từ kết quả kiểm tra, đánh giá, GV sẽ có những điều chỉnh thích hợp về phương pháp học tập để có kết quả cao hơn tức là nhớ, hiểu, vận dụng kiến thức tùy theo mức độ.

Vì thời gian kiểm tra là hữu hạn nên các giáo viên cần chọn số lượng bài tập HV, SĐ, BB, ĐT cũng như độ khò phù hợp với trình độ học sinh lớp đó. Hiện nay việc sử dụng bài tập đồ thị, sơ đồ, hình vẽ trong việc kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong các bài kiểm tra giữa kì, học kì, kì thi tốt nghiệp, đại học. Vì vậy, việc tăng cường các bài tập HV, SĐ, BB, ĐT trong việc kiểm tra đánh giá là thực sự rất cần thiết tạo nên sự đa dạng phong phú cho các bài tập và tăng cường khả năng tư duy cho HS. Trong các đề kiểm tra, đề thi học kì, tốt nghiệp phổ thông hay các đề Thi tuyển sinh đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp rất ít khi cho bài tập có sử dụng hình vẽ, đồ thị. Thế nhưng đây là những bài tập góp phần mở rộng, nâng cao kiến thức và giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì thế ở các đề kiểm tra, đề thi , GV nên kết hợp bài tập có sử dụng HV, SĐ, BB, ĐT với các bài tập tính toán để HS phát huy mọi giác quan và hình thức tư duy.

Ví dụ: đề kiểm tra một tiết và 15 phút có sử dụng bài tập HV, SĐ, BB, ĐT

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT BÀI “AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT”

Nung hai ống nghiệm, một ống chứa NaNO3, ống kia chứa Cu(NO3)2. Làm thế nào để nhận biết 2 ống nghiệm ban đầu? Vẽ hình minh họa. Câu 2. (3 điểm)

Viết các PTHH thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

4 2 2 2 3 4 3 2

NH NO →N →NO→NO →HNO →NH NO →N O

Câu 3. Cho vài mảnh đồng tác dụng với dd HNO3 loãng, thể tích khí NO thu được tương ứng với thời gian được biểu diễn ở đồ thị sau:

Dựa vào đồ thị hãy cho biết:

a. Trong khoảng thời gian nào phản ứng xảy ra nhanh nhất? Chậm nhất? b. Thể tích khí NO sinh ra sau thời gian 20 giây, 30 giây?

c. Sau thời gian bao lâu thì phản ứng kết thúc?

d. Khi phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO thu được là bao nhiêu?

ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT

Câu 1. (3 điểm)

Viết các PTHH theo sơ đồ sau: (3)

(1) (2) (4) (5)

2 2 3 (4) 2 3 2 3

SiO → →Si Na SiO ˆ ˆ ˆ†‡ ˆ ˆˆ H SiO →SiO →CaSiO

Câu 2. (2 điểm)

a. Vai trò của dd NaHCO3 bão hòa b. Khí (1), (2) lần lượt là các khí gì?

c. Sau khi dẫn khí (2) vào ống nghiệm chứa nước và nhúng vào quỳ tím thì hiện tượng gì xảy ra?

d. Nếu đem ống nghiệm trên đun nóng thì hiện tượng gì xảy ra? Câu 3. (2 điểm)

Hằng số cân bằng Kcb của phản ứng H O CO2 + € CO2+H2( xúc tác Fe2O3) phụ thuộc vào nhiệt độ như sau

Nhiệt độ( độ C) 700 800 830 1000 1200 1400

Kcb 0,60 0,90 1,0 1,7 2,6 3,45

Dựa vào các giá trị trên cho biết

a. Ở nhiệt độ nào lượng CO và H2 bằng nhau? b. Ở nhiệt độ nào thì CO có tính khử lớn hơn H2? Câu 4. (3 điểm)

a. Vẽ đồ thị biểu diễn số mol kết tủa CaCO3 phụ thuộc vào số mol CO2 bị hấp thụ bởi dd Ca(OH)2 theo điều kiện sau: dd Ca(OH)2 chứa a mol Ca(OH)2; số mol CO2 bị hấp thụ lần lượt là: 0; 0,25a; 1a; 1,25a; 1,5a và 2a.

b. Trên cơ sở đồ thị hãy tính số mol CO2 đã phản ứng với Ca(OH)2 khi biết số mol kết tủa là 0,75a. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học (Trang 31)