Các mẫu phiếu đọc

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU (Trang 43)

Một phiếu đọc thường phải có kích cỡ đủ rộng để ghi chú tất cả các thông tin cần thiết của một tài liệu. Vật liệu làm phiếu đọc phải đủ độ cứng và bền để lưu trữ được lâu và dễ sắp xếp, di chuyển, sử dụng. Với các cỡ giấy thông dụng ở Việt Nam, có thể thiết kế các phiếu đọc khổ A5 hoặc A6 (bằng cách cắt đôi các tờ giấy A4 hoặc A5, lần lượt) tuỳ loại phiếu.

Các phiếu này nên được quản lí theo một hệ thống nhất định, tốt nhất là áp dụng hệ thống phân loại chuyên đề như trong các thư viện .

Dưới đây xin giới thiệu một số mẫu phiếu cơ bản: • phiếu danh mục tham khảo:

o nhằm lữu trữ thông tin về các nguồn đã tham khảo và phục vụ việc lập danh mục tham khảo trong bài báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học,

o khổ A6 là đủ;

phiếu tóm tắt:

o nhằm tóm tắt đại ý tài liệu và ghi chú các ý quan trọng của tác giả (bằng cách diễn đạt riêng, nhưng không làm sai lệch ý nghĩa thông tin gốc),

Phiếu trích dẫn:

o trích dẫn ý: tái cấu trúc lại các thông tin gốc nhưng không làm sai lệch ý

nghĩa.

o trích dẫn nguyên văn các câu, đoạn văn bản được cho là có ý nghĩa

quan trọng của tài liệu gốc, đòi hỏi chính xác tuyệt đối từng câu, từng chữ.

o khổ A5 hoặc A6 tuỳ lượng thông tin có thể trích dẫn.

4.3. Kĩ thuật diễn ngữ [5]

Trong tham khảo tài liệu khoa học, một kĩ thuật quan trọng để trích rút thông tin và sử dụng hiệu quả trong bài viết, đó là kĩ thuật paraphrase, tạm dịch là "diễn ngữ".

4.3.1. Khái niệm diễn ngữ

Diễn ngữ (paraphrase) là cách diễn đạt lại các ý tưởng của một tác giả khác bằng ngôn ngữ riêng của mình. Bằng diễn ngữ, nhà nghiên cứu có thể trình bày một vấn đề, một ý kiến khoa học của tác giả khác mà không cần phải trích dẫn nguyên văn, không dùng lại từng câu từng chữ như chính tác giả gốc đã dùng, nhưng vẫn đảm bảo trung thành với nội dung nguyên bản.

4.3.2. Lợi ích của diễn ngữ

- Nhờ thông tin gốc được tái cấu trúc và diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của chính người viết, bài viết có sử dụng diễn ngữ sẽ rõ ràng, dễ hiểu hơn, văn phong giữ được

sự thống nhất.

- Trong trường hợp tài liệu gốc có sử dụng các thuật ngữ khó hiểu hoặc không phù hợp với vấn đề cần trình bày, diễn ngữ cũng có thể giúp giải quyết được vấn đề.

- Dùng diễn ngữ giúp loại bỏ sự nặng nề nếu phải trích dẫn nguyên văn quá nhiều trong bài viết, đồng thời đảm bảo tính xác thực thông tin và tôn trọng tác quyền trong bài viết khoa học.

- Có thể dựa vào cách diễn ngữ để biết đượcmức độ thông hiểu vấn đề của

người viết đối với các thông tin thu thập được sau khi đọc tài liệu. Và người viết cũng có cơ hội trình bày phong cách viết cá nhân, dẫn dắt ý tưởng một cách chặt chẽ và hợp lý hơn.

4.3.3. Nguyên tắc diễn ngữ

- Nguyên tắc đầu tiên trong diễn ngữ là phải chú dẫn nguồn gốc thông tin được diễn giải lại.

- Khi dùng phương pháp diễn ngữ, không chỉ đơn giản là thay thế các từ trong nguyên bản bằng các từ đồng nghĩa, mà quan trọng hơn là phải thay đổi toàn bộ cấu trúc câu cùng với việc sử dụng các từ thay thế.

- Phải hiểu rõ nội dung thông tin gốc để đảm bảo khi diễn giải lại không bị sai lệch ngữ nghĩa.

4.3.4. Phương pháp diễn ngữ

- Khả năng diễn ngữ đòi hỏi nhà nghiên cứu hai yếu tố quan trọng: nắm vững

tiếng mẹ đẻ và có trình độ ngoại ngữ tốt (khi tham khảo tài liệu tiếng nước ngoài).

- Nếu đã có thói quen diễn ngữ, chỉ cần đọc đi đọc lại văn bản, nhớ các ý chính, rồi gấp tài liệu lại, viết ra những ý chính từ trí nhớ và sắp xếp lại thành câu, đoạn văn hoàn chỉnh.

- Nếu chưa có thói quen này, ngoài việc rèn luyện thường xuyên vốn tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài, có thể áp dụng các kĩ thuật sau:

+ Thay thế một số từ bằng các từ đồng nghĩa: - dùng các từ mình quen thuộc, làm chủ được.

- tra cứu từ điển để chắc chắn về những từ chưa rõ nghĩa. + Thay đổi cấu trúc câu.

+ Thay đổi từ loại.

+ Thực hiện những thay đổi khác nếu phù hợp

+ Đối chiếu kết quả diễn ngữ với văn bản gốc: cùng ý nghĩa nội dung, khác cách phát biểu với nguyên bản.

+ Khi trích dẫn trong bài viết, dùng cách phát biểu "Theo tác giả X...", "Tác giả Y đã...", "Trong nghiên cứu của Z...", v.v. để bắt đầu cho đoạn diễn ngữ.

KẾT LUẬN

Việc kế thừa thành quả khoa học của các thế hệ trước có một đóng góp rất lớn trong sự phát triển của khoa học ngày nay. Vậy nên nhắc đến sự thành công của một đề tài hoặc một công trình nghiên cứu khoa học, không thể không nhắc đến vai trò của đọc và nghiên cứu tài liệu bởi vì chỉ có đọc và

nghiên cứu tài liệu một cách khoa học, đúng phương pháp thì mới có thể kế thừa được những thành tựu khoa học tinh túy nhất

cũng như mang lại hiệu quả nhanh chóng và chính xác nhất trong nghiên cứu khoa học. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp chúng ta đã xây dựng được một nền móng vững chắc cho công trình nghiên cứu khoa học trong tương lai.

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu khoa học, thông tin có vai trò hết sức quan trọng. Vì thế, việc đọc và nghiên cứu tài liệu là công việc cơ bản nhất, có vai trò đặc biệt đối với sự thành công của một đề tài. Do đó để việc đọc và nghiên cứu tài liệu có hiệu quả thì người nghiên cứu cần nắm được một số nội dung chính sau đây:

Xác định mục đích, đánh giá tổng quát tính phù hợp của tài liệu với đề tài

ĐỌC TÀI LIỆU Tập trung chú ý cao độ, sử dụng phương pháp đọc thích hợp Tổng hợp, sắp xếp tài liệu, đối chiếu với mục đích ban đầu và xác định mức độ đạt được. Xác định tài liệu, chủ đề, “từ khóa”

TÌM KIẾM TÀI LIỆU

Loại bỏ tài liệu không cần thiết, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, phù hợp nhất với chủ đề. Sử dụng từ khóa thích hợp, linh hoạt Hiểu rõ có những nguồn tài liệu nào phù hợp với đề tài Khai thác một số công cụ tìm kiếm thông dụng sao cho hiệu quả nhất Áp dụng linh hoạt các phương pháp và kinh nghiệm tìm kiếm thông tin trên internet để tìm, đánh giá và chọn lọc ra những tài liệu phù hợp nhất Lựa chọn phương pháp, công cụ Tìm địa chỉ, nguồn cung cấp

Có phương pháp chọn lọc và khai thác hiệu quả các thông tin Sử dụng phiếu đọc để ghi chú lại những nội dung quan trọng để tiện dùng về sau Sử dụng tốt kỹ thuật diễn ngữ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adam Khoo (2007), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, NXB Phụ Nữ

2. GS.TSKH Lê Huy Bá (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB

Giáo dục.

3. PGS.TS. Nguyễn Duy Bảo (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và

thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, NXB Bưu điện.

4. PGS.TS. Trịnh Văn Biều – TS.Lê Thị Thanh Chung (2012), Phương pháp luận

nghiên cứu khoa học, ĐH Sư Phạm Tp. HCM.

5. Vũ Cao Đàm (2007). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục. 6. GS. Nguyễn Văn Lê (2007). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Trẻ. 7. Lê Thành (2000), 12 bước để có trí nhớ tốt, NXB Trẻ.

8. Ronald Gross (2007), Học tập đỉnh cao, NXB Lao Động.

9. Nguyễn Tấn Đại (2007), Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong NCKH, Giáo trình điện tử (http://meresci.danhim.net/vi/farinto.html)

10.Nguyễn Thanh Hương dịch ( 1996 ), Cẩm nang chiến lược dành cho học tập

(http://www.studygs.net/vietnamese/)

11.TS. Nguyễn lệ Nhung (2011), Vài nét về khái niệm tài liệu, tài liệu điện tử

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w