Ngoài các nguyên tắc chung và các bước đọc tài liệu đã trình bày ở các phần trên, đối với một số loại tài liệu khoa học phổ biến, có thể mô tả một số chi tiết cụ thể hơn. Đối với một cuốn sách khoa học, khi đánh giá sơ bộ cần chú ý các phần sau:
Trang bìa trước Cung cấp các thông tin nhận diện như tựa sách, tựa phụ (xác định
hướng chuyên sâu của sách), tên tác giả, nhà xuất bản.
Trang bìa sau Thường có tiểu sử tóm tắt của tác giả, có khi có tóm tắt nội dung sách
hoặc các lời bình luận.
Trang nhan đề
Đây là trang chính cung cấp thông tin xuất bản để trình bày tham khảo, chứ không phải trang bìa trước.
Sau trang này, trong các sách nước ngoài, thường là phần giới thiệu các lần xuất bản trước, thông tin bản quyền, lưu chiểu, số hiệu sách ISBN, số hiệu tái bản và năm xuất bản.
Mục lục
Đây là việc quan trọng khi đọc sơ bộ một cuốn sách, vì trong đó thể hiện cấu trúc ý tưởng, hướng lập luận và trình bày vấn đề của tác giả. Mục lục cho phép xác định, với nhu cầu đang có, cần đọc toàn bộ nội
dung hay chỉ lựa chọn vài phần đáng quan tâm.
Mở đầu, lời giới thiệu
Trong phần mở đầu, tác giả thường giới thiệu mục đích, đại ý, cách trình bày các ý tưởng, các giả thuyết đưa ra và các phương pháp giải quyết vấn đề,...
Lời giới thiệu đôi khi có những lời bình luận, nhận xét, đánh giá tổng quát của những người có uy tín, dựa vào đó có thể xác nhận giá trị khoa học của sách.
Kết luận
Phần này cho phép hình dung trước một đích đến của việc đọc tài liệu, ước lượng mức độ phù hợp của nội dung sách với nhu cầu của đề tài, v.v.
Trong quá trình đọc chi tiết từng phần, nên:
• xác định nơi có câu trả lời các câu hỏi đặt ra
thông qua các đề mục chính và tiểu mục, khái niệm cơ bản trong mỗi phần;
• tóm tắt một cách có hệ thống nội dung của
mỗi phần đã đọc:
o đọc phần mở đầu và kết luận để xác định mục đích của tác giả và trọng
tâm bài.
o ghi chú ra giấy các ý tưởng chính, các phương pháp và những vấn đề được giải quyết trong bài.