Phương pháp đọc lấy thông tin

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU (Trang 27)

(1) Mở trang đầu và đọc xem nhà xuất bản viết gì về cuốn sách.

(2) Giở ngược lại và đọc xem nhà xuất bản nói gì về tác giả và trình độ chuyên môn của họ để viết một cuốn sách như vậy.

(3) Chuyển qua phần mở đầu (lời tựa, lời nói đầu, phần giới thiệu) và đọc xem tác giả hay người biên tập muốn hướng tới điều gì trong cuốn sách.

(4) Mở phần mục lục xem tác giả đã tổ chức thông tin thành từng phần, từng chương, hay các phần nhỏ như thế nào.

(5) Giở qua cuốn sách, lướt nhanh hay đọc nhanh một đoạn, một tiêu đề thu hút sự chú ý của bạn. Cố gắng nắm được tinh thần chung của cuốn sách

(6) Đặt cuốn sách xuống và viết ba câu hỏi liên quan đến vấn đề bạn thấy tò mò sau lần xem qua đầu tiên này.

(7) Tiếp theo, xem xét câu hỏi đầu tiên và tìm trong đó một từ hoặc cụm từ khó mà bạn nghĩ có thể có trong phần phụ lục. Mở phần phụ lục và tím kiếm từ khóa; nếu bạn không tìm thấy, thử tìm một từ đồng nghĩa. Nếu cũng không có từ đồng nghĩa, hãy xem phần mục lục có thể dẫn bạn đến câu trả lời cho câu hỏi của mình.

(8) Bây giờ lật sách đến phần liên quan đến câu hỏi của bạn và tìm câu trả lời. Nếu tác giả chỉ dẫn đến một phần khác trong cuốn sách, theo chỉ dẫn này cho tới khi có đầy đủ thông tin liên quan đến câu hỏi.

(9) Áp dụng quá trình tương tự đối với câu

hỏi thứ hai và thứ ba.

Để tóm tắt về giá trị của kỹ năng đọc lấy thông tin, hoàn toàn có thể nói:

* Đọc lướt nhanh qua phần miêu tả, giới

thiệu, mục lục, phụ lục của một cuốn sách cho

ứng được mục tiêu mà bạn đặt ra hay không. Nếu cuốn sách không giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra, chắc chắn bạn có thể bỏ qua cuốn sách đó.

* Nếu sau khi đọc lướt, trong đầu bạn nảy ra câu hỏi bạn muốn tìm câu trả lời, bạn có thể chỉ đọc những phần trong cuốn sách có câu trả lời (và bất cứ chỉ dẫn tham khảo cần thiết nào để hiểu vấn đề), và tiếp tục với nguồn tài liệu học tập khác. Không phải tự trách mình vì chưa đọc hết cuốn sách – không ai kiểm tra bạn về việc đó.

* Phân tích phụ lục một cuốn sách có thể giúp bạn quyết định có nên tiếp tục dành thời gian vào cuốn sách đó không và đâu là điểm bắt đầu tốt nhất đối với bạn. Không phải e ngại “cảnh sát giám sát đọc sách” sẽ bắt bạn nếu bạn không đọc từ trang đầu tiên.

Một phần của tài liệu tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w