0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Phương pháp định lượng trong đánh giá rủi ro đầu tư :

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VINH (Trang 70 -70 )

- Kiểm soát rủi ro: Rủi ro được kiểm soát bằng việc thựchiện các thủ tục nằm trong hệ thống kiểm soát

B. Phương pháp định lượng trong đánh giá rủi ro đầu tư :

Sau khi tiến hành phân tích định tính ta có thể tiến hành phân tích định lượng cho dự án.

Sau đây là các số liệu cụ thể của dự án , cán bộ thẩm định đã tiến hành tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như phân tích độ nhạy để đưa ra kết luận cuối cùng về tính khả thi của dự án.

Bảng 1.15: Bảng kết quả phân tích độ nhạy của dự án

TT Phương án Gốc Công suất - 20% Giá bán -5% Giá +5% Công suất -20% I Thông số kỹ thuật

Công suất thiết kế 50.000 40.000 40.000

15.000 12.000 6.650 6.650 35.000 28.000 16.340 16.340 II Phương án vốn Vốn đầu tư(Tr đ) 478.918,3 Vốn tự có(Tr đ) 148.928,3 Vốn vay NHNN(tỷ đ) 330.000,0

Lãi suất vay NHNN 12%/năm

Các chỉ tiêu hiệu quả

NPV(Tr đ) 112.163,7 9.476,2 4.294,6 95.771,53

IRR(%) 17,05 12,17 11,91 16,30

Các cán bộ thẩm định đã phân tích độ nhạy một cách rất kỹ lưỡng. Thu nhập thuần của dự án luôn dương, IRR luôn lớn hơn 12%. Bảng phân tích đã cho thấy ngay cả khi trong những trường hợp xấu nhất hầu như không thể xảy ra thì dự án vẫn tạo ra được những khoảng an toàn nhất định. Trong một số trường hợp rủi ro khi chi phí tăng hoặc doanh thu giảm, dự án vẫn đạt hiệu quả.

 Công tác thu nhập, xử lý thông tin khá đầy đủ, thực tế và độ chính xác cao. Quá trình đánh giá rủi ro rất cụ thể và chi tiết, qua đó chứng tỏ công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn của chi nhánh đã được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy trình. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên năng động nhiệt tình trong công việc, có trách nhiệm đã đánh giá khoản vay rất phù hợp từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm soát khoản vay sau này.

 Agribank chi nhánh TP Vinh đã áp dụng hiệu quả các phương pháp đánh giá rủi ro, cả định tính và định lượng, trình độ các cán bộ đánh giá rủi ro ngày càng được nâng cao, cho nên dự án cho vay rất khả quan.

 Qua quá trình đánh giá rủi ro dự án, kết quả cho thấy dự án “ Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ An” có hiệu quả về mặt tài chính, có khả năng hoàn trả vốn vay trong thời hạn, mức độ rủi ro thấp, thoả mãn yêu cầu cho vay dự án của chi nhánh.

1.4. Đánh giá thực trạng

1.4.1. Những kết quả đạt được

- Chất lượng công tác đánh giá rủi ro ngày càng được nâng cao, điều này thể hiện ở sự tăng lên về số lượng dự án được thẩm định , các dự án được thẩm định và được

chấp thuận cho vay thể hiện tính khả thi và đã đóng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

- Nội dung thẩm định rủi ro hiện nay là khá đa dạng và khá đầy đủ , đã xem xét đến nhiều khía cạnh của dự án ,đặc biệt việc chuyên môn hóa công tác đánh giá rủi ro về các phòng chức năng ( phòng thẩm định đánh giá rủi ro đầu tư, phòng tín dụng đánh giá rủi ro cho vay) càng làm cho việc đánh giá, lượng hóa rủi ro chính xác hơn.

Các rủi ro đầu tư được xem xét khá đầy đủ và đa dạng , bao gồm 7 loại rui ro chung mà các dự án thường gặp: rủi ro cơ chế , chính sách ; rủi ro xây dựng hoàn tất; rủi ro thị trường, thu nhập , thanh toán; rủi ro về cung cấp ; rủi ro về kỹ thuật và vận hành; rủi ro về môi trường xã hội ; rủi ro kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó việc đánh giá rủi ro đầu tư còn tính đến rủi ro đặc thù của dự án. Các nội dung đánh giá này lại được phân tích khá tỷ mỷ, chi tiết , giúp đánh giá một cách cụ thể các rủi ro mà dự án gặp phải.

- Cán bộ của Ngân hàng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng được tuyển chọn nghiêm ngặt , có kiến thức chuyên môn tốt. Việc tuyển chọn cán bộ thẩm định được thực hiện rất nghiêm ngặt, ứng viên phỉa có trình độ dại học trở lên và trải qua 4 vòng thi: phỏng vấn, kinh tế đầu tư, ngoại ngữ và tin học. Chính việc tuyển chọn khắt khe đảm bảo được chất lượng cán bộ.

- Thời gian qua tình hình dư nợ các năm tăng dần. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần, năm 2010,dư nợ tín dụng đạt 605,450 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch đề ra cho năm 2010. Trung bình trong 3 năm tỷ lệ nợ xấu, khó đòi chiếm 2,86% tổng dư nợ. Mặc dù số lượng cho vay dự án tăng lên song tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh đã giảm đi, điều này chứng tỏ công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của chi nhánh đã được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy trình, hạn chế được tối đa mức độ rủi ro có thể xảy ra.

- Hiện nay Agribank TP Vinh hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay đang khá tốt, sự kiểm soát nợ quá hạn vẫn nằm trong khả năng của ngân hàng . Tình hình nợ quá hạn năm 2011 so với năm 2010 và năm 2009 như sau :

Bảng 1.16: Nợ quá hạn

(Đơn vị : triệu đồng,%)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1.Tổng dư nợ cho vay 504.068 605.450 636.555

2.Dư nợ quá hạn 14.618 17.255 18.015

+ Dư nợ quá hạn dưới 180 ngày 7.580 8.925 5.439

+ Dư nợ quá hạn 180 – 360 ngày 5.189 1.342 3.824

+ Dư nợ qua hạn trên 360 ngày 1.849 6.988 8.752

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ VINH (Trang 70 -70 )

×