Quy trình đánh giá rủi ro tại NHNN&PTNT TP Vinh

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh (Trang 49)

- Kiểm soát rủi ro: Rủi ro được kiểm soát bằng việc thựchiện các thủ tục nằm trong hệ thống kiểm soát

1.3.3. Quy trình đánh giá rủi ro tại NHNN&PTNT TP Vinh

Có thể nói thẩm định và đánh giá rủi ro dự án có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Qua việc phân tích và thẩm định các khía cạnh của dự án, các cán bộ thẩm định có thể đưa ra những nhận định và những đánh giá rủi ro tiềm ẩn trong các dự án để từ đó lập báo cáo thẩm định trình các cấp có thẩm quyền phán quyết cho vay. Sau đây là sơ đồ thể hiện quy trình trách nhiệm cùng các bộ phận tham gia đánh giá rủi ro :

Sơ đồ 1.3: Quy trình tổng quát về đánh giá rủi ro tại NH Agribank TP Vinh

Bao gồm 6 bước cụ thể như sau:

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, các cán bộ thẩm định của NH sẽ xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ vay vốn của khách hàng. Nếu các tài liệu mà khách hàng cung cấp là đầy đủ thì các cán bộ thẩm định sẽ tíên hành các bước tiếp theo. Nếu như tài liệu chưa đủ thì các cán bộ thẩm định sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung.

- Sau khi đã thập đầy đủ thông tin về khách hàng, dự án xin vay vốn, các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định các nội dung cần thiết. Khi đi sâu vào từng khía cạnh, các cán bộ thẩm định sẽ xem xét một cách chi tiết các mặt tích cực và những rủi ro có thể xảy ra. Sau khi đã tiến hành xong các bước thẩm định theo quy trình, một lần nữa các cán bộ thẩm định sẽ tổng hợp các loại rủi ro và đi vào phân tích kỹ hơn các loại rủi ro có thể xảy đến của dự án. Kết quả đánh giá rủi ro sẽ được tổng hợp và trình bày trong báo cáo thẩm định dự án đầu tư và đề xuất giới hạn tín dụng.

Tiếp nhận hồ sơ Đánh giá rủi ro về CĐT Đánh giá rủi ro về DAĐT

Đánh giá rủi ro về các biện pháp ĐBTV Lập tờ trình thẩm

định Báo cáo trưởng phòng

KH&KD

Trình duyệt hồ sơ và phán quyết cho vay

1.3.4. Phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn tại NHNN&PTNT TP Vinh :

Đối với rủi ro đầu tư

Phương pháp định tính

Phương pháp định tính chủ yếu mà Ngân hàng sử dụng trong thẩm định các rủi ro đầu tư (rủi ro của dự án) là dựa vào các tài liệu mà chủ đầu tư hay đối tượng xin vay vốn cung cấp, kết hợp với các tài liệu khác như cơ chế, chính sách của nhà nước, các thông tin về thị trường, lĩnh vực, ngành nghề... có liên quan đến dự án để từ đó nhận diện được các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án.

Phương pháp định tính thường được áp đụng để xác định, đánh giá các rủi ro khó lượng hóa như các rủi ro: rủi ro cơ chế, chính sách; rủi ro xây dựng, hoàn tất; rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán; rủi ro về cung cấp; rủi ro môi trường... Khi áp dụng phương pháp này, cán bộ thẩm định sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm xác định xem dự án có những rủi ro nào và nếu có thì liệu dự án đã có sẵn phương án khắc phục hay chưa.

* Rủi ro cơ chế. chính sách Cán bộ thẩm định sẽ xác định:

- Các cơ chế, chính sách về ngành, nghề, lĩnh vực mà dự án hoạt động kinh doanh có ổn định không, có khả năng thay đổi không và nếu có thay đổi thì chiều hướng của thay đổi đó có gây tác động xấu đối với dự án không.

- Chính sách thuế, các quy định về chuyển tiền, nguy cơ quốc hữu hóa, tư hữu hóa, các nghị quyết, nghị định, chế tài về dòng tiền của dự án hiện nay, độ ổn định của chúng (nếu thời gian ban hành là khá gần đây thì khả năng có thay đổi là thấp).

- Mức độ tuân thủ của dự án (thể hiện trong hồ sơ dự án), dự án có chấp hành nghiêm ngặt các luật và quy định hiện hành có liên quan đến dự án không.

Chủ đầu tư có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định về các vấn đề bất khả kháng do Chính phủ không.

- Dự án có các biện pháp hỗ trợ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu không. * Rủi ro xây dựng hoàn tất

Cán bộ thẩm định sẽ xác định:

- Tiến độ thực hiện dự án hiện nay có phù hợp không, có nguy cơ dự án sẽ bị chậm tiến độ hoàn thành không (các rủi ro xảy ra bất ngờ làm chậm tiến độ).

- Các thông số và tiêu chuẩn thực hiện của dự án có được đảm bảo không, liệu có rủi ro nào có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng của dự án không.

- Chi phí xây dựng hiện nay đã phù hợp chưa, đã dự tính đầy đủ các phát sinh có thể xảy ra làm vượt dự toán chưa.

- Dự án có thể gặp khó khăn nào trong việc di dân, giải phóng mặt bằng, liệu có khả năng dự án sẽ bị thu hẹp hay hủy bỏ?

- Nhà thầu xây dựng mà dự án lựa chọn có đủ uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm không.

- Chủ đầu tư có thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình ?

- Việc giám sát quá trình xây dựng dự án (có thể đánh giá thông qua số lượng nhân lực của bộ phận quản lý giám sát) có chặt chẽ hay không.

- Dự án có hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên không.

* Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán Cán bộ thẩm định cần xác định:

- Nhu cầu hiện tại của thị trường đối với sản phẩm dịch vụ của dự án có cao không, liệu sản lượng dự tính có quá cao so với nhu cầu thực tế của thị trường không.

- Số lượng các đối thủ cạnh tranh của dự án, xu hướng thay đổi về giá bán của sản phẩm dịch vụ mà dự án sản xuất?

- Dự án đã tiến hành nghiên cứu, phân tích thị trường, thị phần cẩn thận chưa?

Dự kiến cung cầu của dự án đã phù hợp và sát với thực tế chưa?

- Dự án có tiến hành phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng?

- Sản phẩm dịch vụ của dự án có tính cạnh tranh? (mẫu mã có được cải tiến?; chất lượng sản phẩm có được nâng cao?..)

- Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án có linh hoạt không? * Rủi ro về cung cấp

Cán bộ thẩm định sẽ xác định:

- Dự án có đảm bảo được số lượng nguyên nhiên vật liệu đầy đủ? (có thể đánh giá dựa vào số lượng các nhà cung cấp và uy tín của họ).

- Giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của dự án có ổn định hay không (nguyên nhiên vật liệu mà dự án sử dụng có phải là loại hàng hóa dễ có sự biến động về giá hay không?).

- Chất lượng nguyên nhiên vật liệu mà dự án sử dụng có đảm bảo hay không (phần này phải dựa vào uy tín của nhà cung cấp nguyên nhiên vậtliệu cho dự án).

- Dự án có sự linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào hay không?

- Dự án có hợp đồng cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào dài hạn với các nhà cung cấp uy tín không?

Trong phần này, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên nhiên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án để đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu.

* Rủi ro kỹ thuật và vận hành Cán bộ thẩm định sẽ xác định:

- Công nghệ mà dự án sử dụng có chất lượng đảm bảo hay không?

- Trình độ của người vận hành có tương xứng với công nghệ sử dụng hay không? (Trình độ của bộ phận vận hành(' Bộ phận vận hành có được đào tạo bài bản hay không, có kinh nghiệm hay không?)

- Hợp đồng vận hành và bảo trì có những điều khoản phạt vi phạm rõ ràng hay không?

- Dự án có mua bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất chiến tranh hay không?

Dự án có quy định rõ quyền được phép thay thế người vận hành (khi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ) không?

* Rủi ro về môi trường xã hội Cán bộ thẩm định sẽ xác định:

Dự án có tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và người dân xung quanh hay không, nếu có thì mức độ ảnh hưởng có nằm trong ngưỡng chấp nhận được hay không, các biện pháp giảm thiểu rủi ro môi trường của dự án và chi phí của các biện pháp đó.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được cấp có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản chưa?

Dự án có vi phạm các quy định về môi trường không? * Rủi ro kinh tế vĩ mô

Cán bộ thẩm định sẽ xác định:

- Các rủi ro về điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản: sự bất ổn về tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát lãi suất...

- Dự án có sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm? - Dự án có tính đến các điều khoản mang tính bảo vệ trong hợp đồng? ( giá cả leo thang, bất khả kháng…)

Phương pháp định lượng

Phương pháp định lượng có ưu điểm so với phương pháp định tính là cụ thể hóa rủi ro thánh số đo để rừ đó xác định được mức độ cũng như cường độ dự án. Trên thực tế phương pháp lượng hóa rủi ro đã được cán bộ thẩm định áp dụng trong quá trình thẩm định rủi ro dự án. Phương pháp mà Ngân hàng đang sử dụng là phương pháp phân tích độ nhạy.

Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích độ nhạy là

tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá rủi ro của dự án dựa vào các nhân tố này.

Các bước thực hiện:

- Xác định các biến đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy.

- Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất.

- Xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án ( thông thường là NPV, IRR, T) , cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi.

- Lập bảng tính độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời theo mẫu sau.

Bảng 1.10 : Tính độ nhạy khi một biến thay đổi

Trường hợp cơ bản Giá trị 1 Giá trị 2 Giá trị …

IRR Kết quả

NPV Kết quả

T Kết quả

… Kết quả

Trong đó :

- Trường hợp cơ bản : là trường hợp đã được giả định sát với thực tế nhất , các kết quả đã được tính toán trong bảng tính hiệu quả tài chính cảu dự án.

- NPV, IRR,T,… là các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính của dự án mà chúng ta cần khỏa sát sự ảnh hưởng khi biến thay đổi

- Giá trị 1,2,... là giá trị của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

Đối với rủi ro cho vay (rủi ro tín dụng)

Để thẩm định rủi ro cho vay hay rủi ro tín dụng, hiện Ngân hàng đang áp dụng quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, đây là một phương pháp nhằm đánh giá xác suất một khách hàng vay vốn không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với tổ chức cho vay như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện cho vay khác.

Các tình huống được đưa ra là các rủi ro cho vay (rủi ro tín dụng) trong hoạt động cho vay đối với dự án đầu tư của NHNN&PTNT TP Vinh. Mức độ rủi ro của việc cho vay thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm tiến hành chấm điểm.

Sơ đồ 1.4: Mô tả phương pháp tính điểm tín dụng để lượng hoá rủi ro cho vay (rủi ro tín dụng)

- Nguyên tắc chấm điểm tín dụng

Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp:

- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm -điểm tín dụng do cán bộ tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó. _

- Điểm tổng hợp (để xếp hạng khách hàng và đánh giá mức độ rủi ro) bằng điểm ban đầu nhân với trọng số.

Khách hàng Tài chính (25% - 45% ) Phi tài chính (55% - 75%) Khả năng kinh doanh (Khả năng sinh lời) Khả năng quản lý (hiệu quả sử dụng tài sản) Khả năng đầu tư (thu

nhập, sổ tức Dòng tiền

Trình độ quản lý Uy tín

- Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài chính hoặc yếu -tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro cho vay (rủi ro tín dụng).

* Quy trình chấm điểm tín dung để xếp hang khách hàng và đánh giá mức độ rủi ro khi cho vay:

Quy trình chấm điểm tín dụng để xếp hạng khách hàng và đanh giá mức độ rủi ro khi cho vay được thực hiện theo các bước sau:

+Bước 1 : Thu thập thông tin :

+ Bước 2: Xác định lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh của đối tượng xin vay vốn

+ Bước 3 : Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp

+ Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính

+ Bước 5 : Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính

+ Bước 6: Tổng hợp điểm, xếp hạng doanh nghiệp và đanh giá mức độ rủi ro nếu cho doanh nghiệp vay để đầu tư dự án.

+ Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng và đanh giá mức độ rủi ro nếu cho doanh nghiệp vay để đầu tư vào dự án.

Các doanh nghiệp đứng ra xin vay vốn để đầu tư vào dự án sẽ được đánh giá và xếp thành 10 hạng có mức rủi ro từ thấp đến cao: AAA,AA,A, BBB,BB,B,CCC,CC,C,D như mô tả trong bảng sau:

Bảng 1.11: Xếp hạng doanh nghiệp và mức độ rủi ro tương ứng khi cho vay

Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro

AAA: Loại tối ưu

- Tình hình tài chính mạnh - Năng lực cao trong quản trị - Hoạt động đạt hiệu quả cao - Triển vọng phát triển lâu dài

- Rất vững vàng trong những tác động của môi trường kinh doanh

- Đạo đức tín dụng cao

Thấp nhất

AA: Loại ưu

- Khả năng sinh lời tốt

- Hoạt động hiệu quả và ổn định - Quản trị tốt

- Triển vọng phát triển lâu dài - Đạo đức tín dụng tốt Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+ A: Loại tốt - Tình hình tài chính ổn định nhưng hạn chất nhất định

- Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách loại AA.

- Quản trị tốt - Triển vọng phát triển tốt - Đạo đức tín dụng tốt Thấp BBB: Loại Khá

- Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn

- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý, có thể bị tác động mạnh bởi điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh

Trung bình

BB: Loại trung bình khá

- Tiềm lực tài chíng trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn

- Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện

Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tươn lai lại

tại nhưng dễ bị tổn thương bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Vinh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w