Giá trị thẩm mỹ trong cách tạo hình tượng mồ Tây

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy (Trang 33)

-Tượng nhà mồ Tây Nguyên mang yếu tố tạo hình rất độc đáo và giá trị thẩm mỹ rất lớn trong nền điêu khắc Việt Nam.

- Tượng mang tính ước lệ về hình thể, quy thành mảng khối cơ bản, giản lược chi tiết nhưng cô đọng về hình thể và nội dung

- Tượng nhà mồ, ngoài giá trị về tín ngưỡng tôn giáo còn có ý nghĩa tượng trưng, biểu trưng

- Nghệ thuật tạo hình của người phương Đông mang tính ước lệ khác với nghệ thuật tạo hình của người phương Tây

- Cách dùng màu cường điệu, giản lược dùng Ýt màu, màu sắc được tô vẽ trên các bức tượng gỗ, làm diểm nhấn, làm tăng thêm vẻ đẹp và sự chú ý của người xem

Một số hoạ sĩ, nhà điêu khắc trẻ đương đại đã lấy cảm hứng sáng tác từ nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên. Cách đây không lâu, ở Hà Nội diễn ra cuộc triển lãm của nhà điêu khắc trẻ Đàm Đăng Lại. Lấy nguồn cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống, nhưng Đàm Đăng Lại lại có những cách thể hiện rất hiện đại. Màu sắc Tây Nguyên đã theo vào nhiều tác phẩm video art, performance art của anh. Từ màu đỏ rạng ngời đầy sức sống, cho đến những bức tượng nhà mồ, hay đơn giản hơn là những thân cây thẳng tắp cao vút của đại ngàn, đều đã hiện diện trong các cuộc trưng bày hoặc trình diễn của anh. Đàm Đăng Lại rất Ên tượng với màu đỏ của Tây Nguyên, màu đỏ khoẻ khoắn đầy sức sống, màu của

mặt trời, các hoạ tiết trên tượng nhà mồ cũng là nguồn cảm hứng cho những sáng tác của anh.

C. KÕT LUẬN

Đồi núi điệp trùng, rừng cây ngút ngàn, đèo dốc quanh co thơ mộng, sông suối quanh năm nước chảy, đất đỏ phì nhiêu…là những sắc màu tạo nên bức tranh thiên nhiên của cao nguyên miênn Trung Tây Nguyên. Từ xa xưa mảnh đất này đã là quê hương của các dân tộc Bana, Gia rai, Êđê…Tây Nguyên còn là bức tranh văn hoá nguyên sơ độc đáo hiếm có của nước ta. Bằng tài năng , trí tuệ sáng tạo của mình, đã bền bỉ từ thế hệ này sang thế hệ khắc, vẽ lên bức tranh văn hoá riêng, đặc sắc của mình. Lên với Tây Nguyên là ta lên với những con người hiền lành, chất phác, anh dũng, kiên cường, là lên với nếp sống thuần phác Ýt nhiều còn nguyên sơ và gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên xung quanh,với cả vùng văn hoá Tây Nguyên đầy kì thú và riêng biệt. Văn hoá các dân tộc Tây Nguyên không thể thiếu tiếng cồng chiêng trầm hùng vang vọng núi rừng, toả sâu vào đất, xao xuyến lòng người…Là mùa ăn, năm uống ,tháng tưng bừng sặc sỡ những ngày hội truyền thống( trong đó có lễ hội bỏ mả), là những máI nhà Rông cao vút trời xanh, là cuộc sống gắn lion với thiên nhiên của nhưng con người hiền lành và dũng mãnh.

Tượng nhà mồ hội tụ đủ tín ngưỡng và nghệ thuật. Trong gia tài nghệ thuật dân gian Việt Nam, chóng ta có nềm nghệ thuật dân gian rất phong phú và hấp dẫn của các tộc người Thượng ở Tây Nguyên. Ở đây ngoài các sản phẩm thủ công, các đồ dùng trong gia đình như quần áo, đồ trang sức…chúng ta còn gặp nhưng chạm khắc và tượng gỗ nhà mồ mà ở bất cứ buôn làng nào cũng có.Tượng

mồ mang giá trị nghệ thuật dân gian độc đáo, hơn thế nữa giữa các phong cách nghệ thuật dân gian có lẽ đây là phong cách Ýt biến đổi nhất.

Trải qua hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, công với nạn cháy rưng, mưa nắng nghiệt ngã, sự ăn mòn của mối mọt, tượng gỗ Tây Nguyên đã mất mát, hư hại khá nhiều. Tuy nhiên số còn lại cung rất phong phú, đủ cho những sưu tập, đóng góp vào nền nghệ thuật dân gian nước ta. Vấn đề trước mắt được đặt ra khẩn thiết là việc kiểm kê nghiên cứu, bảo vệ những tượng gỗ còn lại, đồng thời tước bỏ hay để lại gánh nặng tín ngưỡng ngàn năm đeo đẳng bên tượng gỗ vào đề tài mới, tăng niềm vui sự thoải mái sau những giờ lao động sản xuất.

Tuy vậy, cái phải giữ gìn là sự quan hệ qua lại của tượng gỗ nhà mồ, cáI không gian vôn sẵn có của nó, nếu đánh mất yếu tố này tượng mồ có thể chuyển chiều hướng khác, và cũng không nghĩ trước được hiệu quả nó mang lại.

Tượng mồ Tây Nguyên một di sản văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên- Việt Nam, sẽ mãi là tiếng nói nghệ thuật chân chính đầy nhựa sống.Tượng mồ ngoài yếu tố phục vụ tín ngưỡng tôn giáo, còn chứa đựng giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật, độc đáo trong điêu khắc dân gian và trong điêu khắc hiện đại ngày nay.Tượng mồ hứa hẹn nhiều khám phá mới về văn hoá dân tộc người ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó nó chính là nguồn tư liệu, nguồn cảm hứng sáng tạo cho những tác phẩm hội hoạ, điêu khắc đã và đang nảy nở, làm đẹp cho đời.

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra cảm nhận, đóng góp trong tiểu luận này về viêc nghiên cứu giá trị, vẻ đẹp các tác phẩm tượng mồ Tây Nguyên, giúp tôi hiểu sâu hơn về văn hoá của người Tây Nguyên, từ đó tiếp thu những cái hay cái đẹp, ứng dụng và rót ra nhiều kinh nghiệm trong việc học mỹ thuật và liên quan đến công việc về mỹ thuật sau này .

ẢNH MINH HOẠ

Hình1. Toàn cảnh nhà mồ

Hình2.Tượng ở đầu nhà mồ

Hình 5. Nhóm tượng bao quanh nhà mồ Hình 6. Mô hình nhà mồ thu nhá

Hình7.Tượng người ôm mặt Hình8.Tượng người ôm mặt kiểu tả thực

Hình9.Tượng nam nữ khoe bộ phận sinh dục Hình10. Tượng đàn bà chửa,nam khoe dương vật

Hình11.Tượng nam nữ giao hoan Hình 12.Tượng đàn bà chửa

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình15. Đàn bà chửa Hình16. Tượng đàn ông

Hình19. Người cầm bầu rượu Hình20.Người ôm thỏ

Hình23. Tượng phụ nữ Hình24. Đầu tượng

Hình27. Tượng chim Hình28.Chó cõng Khỉ

Hình31. Bầu rượu Hình 32. Người mặt dài

Hình33. Nghệ nhân và tác phẩm Hình34. Xà ngang giữ tượng

Hình35 Hình36 Hình37

Hình38. Tượng được tô màu Hình39. Nhóm tượng

Hình40. Chân dung phụ nữ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Nhà mồ Tây Nguyên- Nguyễn Văn Kự * www wed- du- lich.com

* Phần kiến thức giới thiệu về nhà mồ Tây Nguyên- Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

* Bài báo, tạp chí liên quan

* Lễ hội bỏ mả Bắc Tây Nguyên- Ngô Văn Doanh- NXB Văn hoá dân tộc * Nhà mồ và tượng mồ Gỉarai, Bơhnar – Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao Tỉnh Gia Lai và Viện Đông Nam Á

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy (Trang 33)