Các giá trị nghệ thuật của tượng nhà mồ

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy (Trang 25)

Trong lễ bỏ mả của những tộc người Thượng ở Tây Nguyên, có hàng loạt giá trị văn hoá, giá trị nghệ thuật được tạo ra nhân dịp bỏ mả, nhưng đặc biệt hơn

hết là nghệ thuật trang trí và điêu khắc tượng thể hiện ở nhà mồ và tượng mồ. Trung tâm của lễ hội bỏ mả là ngôi nhà mồ mới bao quanh và trùm phía trên mộ. Nó được những nghệ nhân trong làng làm và trang trí công phu, người ta dành nhiều thời gian, công sức và tài nghệ tạo dựng ngôi nhà mồ thật đẹp cho người chết. Nhà mồ với những tượng nhà mồ đó được dựng lên ngay trước lễ bỏ mả và chỉ để phục vụ mấy ngày lễ bỏ mả; còn sau đó người ta bá cho nắng mưa dãi dầu và nó sẽ bị huỷ hoại dần theo năm tháng, ngay cả ngôi mộ cũng không được thăm nom như trước nữa.

Nghệ thuật tượng nhà mồ còn bắt nguồn từ bản thân sống động của mỗi bức tượng. Loại trừ tượng người ngồi ôm mặt ở tư thế tĩnh còn hầu hết các bức tượng khác đều diễn tả các trạng thái động của con người. Những người tạc tượng đã làm cho từng bức tượng trở nên sinh động nh có hồn. Người xem nếu đã một lần đến buôn làng của những tộc người Thượng ở Tây Nguyên, được dự lễ bỏ mả, khi chiêm ngưỡng tượng sẽ có cảm giác như mình đang có mặt tại lễ bỏ mả của họ, với các hoạt động quen thuộc của con người diễn ra trong lễ bỏ mả. Nghệ thuật chính là đem đến sự gần gũi thân thuộc của cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm nghệ thuật một cách tự nhiên. Khi quan sát những bức tượng mồ, người xem có thể nhận ra hình thể của từng bức tượng, qua bàn tay của người nghệ nhân, đều xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn là dạng hình ban đầu của mỗi thân tượng. Bằng thủ pháp mảng khối mang tính biến dạng hình thể cao không lệ thuộc vào vật thể thực, người nghệ nhân chỉ phác hoạ, gợi lên một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng bỗng trở nên sống động như có hồn.

Khác với tượng của dân tộc Việt, Khơ me qua bàn tay của người nghệ nhân tạo thành những bức tượng linh thiêng, đặc biệt khi đặt ở vị trí trang trọng là nơi thờ cúng. Tượng mồ ở Tây Nguyên có khác biệt, tượng ra đời ở thiên nhiên, mặc cho các yếu tố của thời tiết làm hư hỏng.

Mỗi nhà mồ kiểu cổ truyền của người Thượng đều nh một công trình nghệ thuật đích thực, tuy thô mộc, dân dã, nhưng hài hoà đặc sắc và quý giá. Có thể nói, nhà mồ, tượng mồ Tây Nguyên như một “bảo tàng” về văn hoá của mỗi tộc người: về kiến trúc, về điêu khắc, trang trí, và cả về vụ trụ quan chứa đựng trong đó, đồng thời ở một số tộc, không tách rời nó mà luôn giữ vai trò, môi trường riêng của nó là lễ hội bỏ mả với đầy ắp những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật rất giá trị với việc nghiên cứu.

* Sự biến chuyển về chất liệu và nội dung: Cùng với những biến chuyển trong cuộc sống của các dân tộc, nhà mồ và tượng mồ có khá nhiều thay đổi. Ở nhiều nơi đã thấy phổ biến những nhà mồ làm theo hướng đơn giản đi, Ýt trang trí hơn, thường sử dụng những vật liệu mới (lợp bằng tôn, ngói blu, ngói hoặc phủ vải trắng thay vì mái cỏ tranh hay ván với phên nan tre; xây tường gạch và quét vôi ve hay vì dựng vách nhà và hàng rào bằng gỗ tròn; thậm chí có trường hợp đắp tượng bằng gạch và xi măng) đồng thời người ta cũng thêm vào những màu sắc mới, dùng sơn công nghiệp để tô vẽ; còn tượng mồ thì Ýt dần đi, nhưng ngày một phong phú về đề tài và từ phong cách phóng đại cách điệu dùng mảng và khối để gợi hình là chính thì nay thiên chuyển sang tả thực, đặc tả chi tiết (Hình 35, 20). Quá trình này diễn ra từ lâu, ngay từ nửa đầu thế kỉ XX đã xuất hiện trong nghĩa địa làng của người Thượng, những tượng mồ “đời mới” đặc biệt là dạng tượng người đội mũ ca-nô, tượng đàn ông Châu Âu…

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w