màu sắc.
2.6.1. Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của xứ sở Tây Nguyên:
Trong đó tượng mồ của người Bana, Gia-rai là phong phú và đặc sắc hơn cả, đa dạng về nội dung, hình thể…gắn liền với nhà mồ là tổ hợp tượng gỗ nhô trên bốn hàng rào vây quanh mộ, có nơi người ta gọi đó là cột “khỉ” hay “cột mặt nạ”.
Tượng nhà mồ Tây Nguyên về cơ bản được chia làm 3 líp. Tượng rất phong phú về thể loại và hình thức thể hiện: có tượng người, cả nam và cả nữ, ở những tư thế và cảnh huống khác nhau (ngồi, đứng ,quỳ, vỗ trống, gõ chiêng, ở chuồng, giao hợp, cõng con , bế con…).Có tượng con vật (khỉ , chã, chim…), tượng đồ vật (nồi đồng, vỏ bầu đựng nước, cối giã gạo, ngà voi, rau dớn…)Tượng người ngồi chống tay ôm mặt cùng với những tượng liên quan chủ đề sinh thành và thể hiện quan niệm luân hồi nguyên thuỷ chiếm số lượng đáng kể.Trong nghĩa trang, nhấp nhô những tượng xen cỏ cây và các nhà mồ cũ mới; khiến có người đã dùng hình ảnh “rừng tượng mồ”để diễn tả quang cảnh Êy.
Bên cạnh những dạng tượng quen thuộc lâu đời, người ta cũng đưa hình ảnh cuộc sống đương thời vào thế giới tượng mồ, họ tac nhiều tượng lấy cảm hứng từ
chính cuộc sống như: cô y tá, người đi xe đạp, hay các nhân vật Ruxlan và Liutmila trong phim truyện cùng tên.
Khả năng sáng tạo nghệ thuật của người Tây Nguyên thật độc đáo, tài tình và đáng khâm phục: nếu như nam giới thể hiện điều đó thật tuyệt vời như đã thấy trong lĩnh vực nhà mồ, tượng mồ, mà chỉ bằng chiếc rìu, con dao, về sau mới có thêm cái đục, thì phụ nữ cũng phát huy tài nghệ tương tự trong dệt vải – họ dệt được cả hình máy bay, khẩu súng, ngôi sao quốc kì …vào tấm vải.
Trong khi ta thấy quanh mỗi nhà mồ của người Ba Na và Gia Rai nhấp nhô nhiều tượng thì ở nhà mồ Ê đê, M nông và Xơ đăng tượng thưa vắng hơn. Nhà mồ Xơ đăng phổ biến là dạng tượng người ngồi với hai tay chống lên ôm mặt, tượng đôi ngà voi (sừng thú). Tượng mồ M nông thường là hình chim công và hình ngà voi, mỗi mộ thường có hai đôi công và hai cặp ngà. Ở nhà mồ Ê đê, trang trí có phần đa dạng hơn: hai đầu nóc đều vươn lên tượng chim cu, hoặc đại bàng. Hai bên cửa ra vào có dựng đối diện một đôi “cột phơi sợi” (gângmrai) với xà ngang bắc nối với nhau trên cao; mặt xà hướng ra phía ngoài thường tạc nổi hình kì đà hoặc rùa…Có một điều chú ý ở tộc Ê đê là dù hình tượng nào cũng chủ yếu liên quan đến chế độ mẫu hệ, đến phụ nữ và như nhận xét của nhà dân tộc học Chu Thái Sơn: “tượng gỗ nhà mồ chủ yếu là nữ giới, vắng hình ảnh đàn ông”.
2.6.2. Tạo hình
Tượng nhà mồ được người nghệ nhân Tây Nguyên thể hiện chủ yếu bằng các mảng khối, chứ không có đi sâu vào chi tiết – mang tính khái quát cao, sự biến dạng hình thể cao. Tượng gỗ đa dạng về kích cỡ, người ta thường dùng đơn vị sải tay để ước lượng, mỗi tượng trung bình được tính bằng một sải rưỡi (nửa sải chôn xuống đất, nửa sải nhô lên là thân tượng). người nghệ nhân đẽo tượng bằng chiếc rìu chỉ trên một khúc gỗ, không phác thảo và ngày này sang ngày
khác, những cây gỗ xù xì cứ hiện dần lên những dáng dấp, hình người, những tư thế cùng những chi tiết đa dạng của người đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ, con vật,… dường như tất cả đã nằm trong đầu nghệ nhân. Họ lặng lẽ từng nhát chắc chắn bổ xuống để nên hình, nên tượng, nên hồn. Những bức tượng thực đó mà cũng hư hư huyền huyền đó nh chính cõi “tối tăm” âm thế. Bởi thế mà trong ngôn ngữ người Ba na các tượng mồ được gọi là “mêu”, với người Gia Rai gọi là “rúp”, nghĩa là hình tượng chứ không gọi là hình ảnh, cũng không gọi là tượng nó cụ thể quá.
Điêu khắc nhà mồ và tượng nhà mồ ở Tây Nguyên là một mảng điêu khắc khá độc đáo trong nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Tục dựng nhà mồ, tạc tượng gắn bó với người dân Tây Nguyên từ trong lòng xã hội nguyên thuỷ. Một phần từ các quan niệm tín ngưỡng cổ sơ còn lại cho đến ngày nay. Cũng chính vì nghệ thuật mang tính nguyên thuỷ luôn tự do không bị hạn chế của chức năng ma thuật nên tượng nhà mồ Tây Nguyên khá đa dạng, đặc sắc và không nh
những dòng nghệ thuật điêu khắc khác. Tượng nhà mồ ở Tây Nguyên (cũng như tượng ở Châu Đại Dương và Châu Phi), đều phát triển theo chiều cao và phát triển trong phạm vi hình trụ, vì tất cả tượng đều làm theo thân cây. Ở đây, nghệ nhân buộc phải dàn trải ý niệm của mình theo chiều cao và trong khuôn khổ tròn. Còng do sự giới hạn đó của thân gỗ mà gờ dọc thành mũi, mắt, miệng, thường được chạm chìm. Các pho tượng thường có lưng dài, chân ngắn, không đúng tỉ lệ, thiếu chi tiết song đều thể hiện khái quát được đặc điểm của chính đối tượng một cách cô đọng nhất, và chính sự đồng nhất thiên nhiên với con người là sức mạnh truyền cảm mạnh mẽ của dòng nghệ thuật này.
2.6.3. Đường nét
Đường nét trên tượng rất mạnh mẽ, gây Ên tượng. Tượng được tạo ra bởi các mảng khối hình học, các đường vạch chéo, vạch thẳng. Dùng chính mảng
khối gợi lên cho người xem những suy nghĩ tiếp theo. Bằng vài nhát dìu phạt mạnh trên thân gỗ tạo ra một mặt phẳng hình bầu dục, đó là khuôn mặt tượng, hai hình cong nổi lên bên cạnh đầu là hai tai. Phần dưới mặt tượng được đẽo cho nhỏ hơn là cổ, cả khối phẳng bên dưới là thân tượng. Có thể nói những bức tượng mồ về mặt nghệ thuật gần với mỹ thuật nguyên thuỷ, có rất nhiều điểm giống với các đặc trưng nghệ thuật từ cổ đại của các thị tộc, bộ lạc trên hầu hết thế giới. Những pho tượng thật đơn giản về hình khối, đường nét nhưng lại rất sống động. Có những bức tượng tuy nhỏ nhưng lại nở bung ra từ thân gỗ để hiện lên như những tượng đài hoành tráng, có những bức lại thật siêu thực khó hiểu, có những cột tượng đầy tính Ên tượng và tất nhiên là có không Ýt những tượng gỗ rất hiện thực. Vì để thể hiện một tư tưởng, một khái niệm chung của cả một cộng đồng nên những hình tượng con người ở tượng nhà mồ không phải là những con người cụ thể mà là “con người chung chung”, “con người khái quát” hay có thể gọi là “con người vũ trụ”. Tính khái quát hay tính vũ trụ của những tượng mồ còn được thể hiện ở dạng cột của chúng – cây đời hay cây vũ trụ.
Ngôn ngữ nghệ thuật hay “thi pháp tạo hình” của tượng mồ không tả mà chủ yếu là gợi, các tượng phần lớn được thể hiện trong tư thế nhìn thẳng , cân đối bằng những mảng đẽo phẳng lớn. Ở những tượng mồ lớp cổ, tất cả các bộ phận và chi tiết của cơ thể đều nh cô vào, cuộn vào, và dán chặt vào những khối hình học chính trên một thân gỗ. Về tổng thể cả đoạn thân gỗ làm tượng được chia làm ba phần chính trên một khối hình trụ: đầu, cổ và thân. Và chính khối phẳng phía trước ở khối trụ bên dưới diễn tả cả phần trước của thân, khối phẳng lớn phía sau của thân trụ phía dưới là lưng. Vài nét vạch gấp khúc hoặc các khối nhỏ mang tính hình học gợi ra tay và chân, mắt, mũi, tai, miệng và các ngón tay cũng được diễn tả bằng những đường khắc nổi hoặc chìm. Ở những tượng mồ này không hề có khối cong để diễn tả các khối nổi hoặc chìm của cơ thể con
người, như đầu, má, vai, ngực, cằm. Tất cả những chi tiết đó đều như tan biến vào những mảng khối nổi hoặc chìm Ên tượng hai chiều của những tượng nhà mồ Tây Nguyên, khiến chúng thuộc về điêu khắc dân gian của các dân tộc trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù được diển tả cô đọng bằng những nét, những mảng khối lớn, nhiều chi tiết không được đặc tả hoặc mất đi, nhưng tượng mồ Tây Nguyên gợi cho thị giác người xem những hình ảnh sống động, cũng như trong tư duy của người xem phải vận động, suy tư về một hình tượng, một hình ảnh mà nó thể hiện. Ở tượng mồ Tây Nguyên nh có một sức mạnh “ma thuật hình học” của mỹ học nguyên thuỷ.
2.6.4. Màu sắc trên tượng
Theo truyền thống Tây Nguyên người ta thường sử dụng ba màu cơ bản trong trang trí nhà mồ và tượng mồ: đen, đỏ và trắng. Để làm cho bức tượng mồ trở nên đẹp hơn, Ên tượng hơn, sinh động hơn những người nghệ nhân đẽo tượng còn dùng đến màu sắc để tô vẽ lên bề mặt tượng mồ và nhà mồ. Và chính màu sắc là một yếu tố cơ bản tham gia vào nghệ thuật điêu khắc, màu sắc đó làm nổi rõ khuynh hướng đa dạng trong tạo hình tượng mồ. Trong bảng màu tự nhiên, rất phong phú với các sắc màu vàng, đen, đỏ, trắng, xanh…Các màu này được lấy ngay từ thiên nhiên, lấy trong môi trường sống xung quanh họ.
Ở người Gia Rai, khi quan sát cách tạo hoa văn trên y phục của họ, ta sẽ thấy họ sử dụng màu sắc một cách hết sức linh hoạt. Từ màu sắc y phục đến màu sắc trên các công trình mang tính chất tôn giáo, người Gia Rai thiên về dùng màu đỏ, màu đỏ là màu chủ đạo, dùng vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho tượng. Màu đỏ được tạo ra bằng cách lấy chất bột của một loại đá non (khor) rồi hoà với nhựa cây po-pẹ để tạo thành keo màu, có màu đỏ nhạt, rồi dùng thanh tre đập dập làm bút vẽ. Tại một số ngôi nhà mồ ở làng Kép xã Iamnông – Chư pảh – tỉnh Gia Lai, người Gia Rai trong khi trang trí cho các cột tượng còn lấy ngay máu
của trâu bò, máu của các con vật hiến sinh trong lễ bỏ mả để tô vẽ lên tượng. Ngoài màu đỏ, màu đen được làm ra bằng cách dùng than củi giã nhỏ, trộn với nước thành màu đen. Với màu đỏ thường được dùng để trang điểm trên các bộ phận nh cùi tay, khuỷu chân, đầu gối, còn màu đen dùng trang trí các bộ phận
nh tóc, mắt, miệng tượng.
2.7. Giá trị thẩm mỹ trong cách tạo hình tượng mồ Tây Nguyên
-Tượng nhà mồ Tây Nguyên mang yếu tố tạo hình rất độc đáo và giá trị thẩm mỹ rất lớn trong nền điêu khắc Việt Nam.
- Tượng mang tính ước lệ về hình thể, quy thành mảng khối cơ bản, giản lược chi tiết nhưng cô đọng về hình thể và nội dung
- Tượng nhà mồ, ngoài giá trị về tín ngưỡng tôn giáo còn có ý nghĩa tượng trưng, biểu trưng
- Nghệ thuật tạo hình của người phương Đông mang tính ước lệ khác với nghệ thuật tạo hình của người phương Tây
- Cách dùng màu cường điệu, giản lược dùng Ýt màu, màu sắc được tô vẽ trên các bức tượng gỗ, làm diểm nhấn, làm tăng thêm vẻ đẹp và sự chú ý của người xem
Một số hoạ sĩ, nhà điêu khắc trẻ đương đại đã lấy cảm hứng sáng tác từ nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên. Cách đây không lâu, ở Hà Nội diễn ra cuộc triển lãm của nhà điêu khắc trẻ Đàm Đăng Lại. Lấy nguồn cảm hứng từ mỹ thuật truyền thống, nhưng Đàm Đăng Lại lại có những cách thể hiện rất hiện đại. Màu sắc Tây Nguyên đã theo vào nhiều tác phẩm video art, performance art của anh. Từ màu đỏ rạng ngời đầy sức sống, cho đến những bức tượng nhà mồ, hay đơn giản hơn là những thân cây thẳng tắp cao vút của đại ngàn, đều đã hiện diện trong các cuộc trưng bày hoặc trình diễn của anh. Đàm Đăng Lại rất Ên tượng với màu đỏ của Tây Nguyên, màu đỏ khoẻ khoắn đầy sức sống, màu của
mặt trời, các hoạ tiết trên tượng nhà mồ cũng là nguồn cảm hứng cho những sáng tác của anh.
C. KÕT LUẬN
Đồi núi điệp trùng, rừng cây ngút ngàn, đèo dốc quanh co thơ mộng, sông suối quanh năm nước chảy, đất đỏ phì nhiêu…là những sắc màu tạo nên bức tranh thiên nhiên của cao nguyên miênn Trung Tây Nguyên. Từ xa xưa mảnh đất này đã là quê hương của các dân tộc Bana, Gia rai, Êđê…Tây Nguyên còn là bức tranh văn hoá nguyên sơ độc đáo hiếm có của nước ta. Bằng tài năng , trí tuệ sáng tạo của mình, đã bền bỉ từ thế hệ này sang thế hệ khắc, vẽ lên bức tranh văn hoá riêng, đặc sắc của mình. Lên với Tây Nguyên là ta lên với những con người hiền lành, chất phác, anh dũng, kiên cường, là lên với nếp sống thuần phác Ýt nhiều còn nguyên sơ và gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên xung quanh,với cả vùng văn hoá Tây Nguyên đầy kì thú và riêng biệt. Văn hoá các dân tộc Tây Nguyên không thể thiếu tiếng cồng chiêng trầm hùng vang vọng núi rừng, toả sâu vào đất, xao xuyến lòng người…Là mùa ăn, năm uống ,tháng tưng bừng sặc sỡ những ngày hội truyền thống( trong đó có lễ hội bỏ mả), là những máI nhà Rông cao vút trời xanh, là cuộc sống gắn lion với thiên nhiên của nhưng con người hiền lành và dũng mãnh.
Tượng nhà mồ hội tụ đủ tín ngưỡng và nghệ thuật. Trong gia tài nghệ thuật dân gian Việt Nam, chóng ta có nềm nghệ thuật dân gian rất phong phú và hấp dẫn của các tộc người Thượng ở Tây Nguyên. Ở đây ngoài các sản phẩm thủ công, các đồ dùng trong gia đình như quần áo, đồ trang sức…chúng ta còn gặp nhưng chạm khắc và tượng gỗ nhà mồ mà ở bất cứ buôn làng nào cũng có.Tượng
mồ mang giá trị nghệ thuật dân gian độc đáo, hơn thế nữa giữa các phong cách nghệ thuật dân gian có lẽ đây là phong cách Ýt biến đổi nhất.
Trải qua hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, công với nạn cháy rưng, mưa nắng nghiệt ngã, sự ăn mòn của mối mọt, tượng gỗ Tây Nguyên đã mất mát, hư hại khá nhiều. Tuy nhiên số còn lại cung rất phong phú, đủ cho những sưu tập, đóng góp vào nền nghệ thuật dân gian nước ta. Vấn đề trước mắt được đặt ra khẩn thiết là việc kiểm kê nghiên cứu, bảo vệ những tượng gỗ còn lại, đồng thời tước bỏ hay để lại gánh nặng tín ngưỡng ngàn năm đeo đẳng bên tượng gỗ vào đề tài mới, tăng niềm vui sự thoải mái sau những giờ lao động sản xuất.
Tuy vậy, cái phải giữ gìn là sự quan hệ qua lại của tượng gỗ nhà mồ, cáI không gian vôn sẵn có của nó, nếu đánh mất yếu tố này tượng mồ có thể chuyển chiều hướng khác, và cũng không nghĩ trước được hiệu quả nó mang lại.
Tượng mồ Tây Nguyên một di sản văn hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên- Việt Nam, sẽ mãi là tiếng nói nghệ thuật chân chính đầy nhựa sống.Tượng mồ ngoài yếu tố phục vụ tín ngưỡng tôn giáo, còn chứa đựng giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật, độc đáo trong điêu khắc dân gian và trong điêu khắc hiện đại ngày nay.Tượng mồ hứa hẹn nhiều khám phá mới về văn hoá dân tộc người ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó nó chính là nguồn tư liệu, nguồn cảm hứng sáng tạo cho những tác phẩm hội hoạ, điêu khắc đã và đang nảy nở, làm đẹp cho đời.
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra cảm nhận, đóng góp trong tiểu luận này về viêc nghiên cứu giá trị, vẻ đẹp các tác phẩm tượng mồ Tây Nguyên, giúp tôi hiểu sâu hơn về văn hoá của người Tây Nguyên, từ đó tiếp thu những cái hay cái đẹp, ứng dụng và rót ra nhiều kinh nghiệm trong việc học mỹ thuật và liên quan đến công việc về mỹ thuật sau này .
ẢNH MINH HOẠ
Hình1. Toàn cảnh nhà mồ
Hình2.Tượng ở đầu nhà mồ