Nội dung và tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực chủ động và bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua xây dựng hệ thống bài tập Phương trình lượng giác và hướng dẫn giải bài tập (Trang 85)

3.3.2.1Nội dung thực nghiệm

Dạy học 3 tiết phần phương trình lượng giác: tiết 13, tiết 14 và tiết 15 bài 3 theo phân phối chương trình của sách giáo khoa Đại số và Giải tích 11 Nâng cao và trong đó có một tiết luyện tập để hướng dẫn học sinh làm dự án.

3.3.2.2 Các giáo án dạy thực nghiệm (chương 2): 3.3.2.3 Tiến hành dạy thực nghiệm 3 tiết

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn lớp thực nghiệm là lớp 11A3 và lớp đối chứng là lớp 11A2 trường THPT Phúc Thọ - Phúc Thọ -Hà Nội. Chúng tôi lựa chọn thực nghiệm ở hai lớp 11 này vì căn cứ vào các tiêu chí sau :

Học lực hiện tại của học sinh hai lớp là tương đương nhau. Điều kiện cơ sở vật chất như nhau.

Số học sinh của hai lớp tương đối cân bằng, lớp 11A3 có 45 học sinh, còn lớp 11A2 có 47 học sinh.

Trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên toán ở hai lớp tương đối đồng đều.

Nội dung giảng dạy giống nhau.

Nhưng sự khác nhau khi tiến hành thực nghiệm là ở lớp thực nghiệm, giáo viên sử dụng giáo án áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực là phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp tự học, phương pháp hoạt động nhóm và dạy học dự án; còn ở lớp đối chứng, giáo viên sử dụng giáo án giảng dạy theo phương pháp thuyết trình, diễn giải nội dung kiến thức là chính.

Trong 6 tiết dạy thực nghiệm ở hai lớp, chúng tôi đều mời các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo trong tổ Toán đến dự giờ để nhận xét, so sánh các giờ dạy, và đánh giá một cách khách quan năng lực học tập của học sinh trước, trong và sau giờ học.

Một phần của tài liệu Phát huy tính tích cực chủ động và bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua xây dựng hệ thống bài tập Phương trình lượng giác và hướng dẫn giải bài tập (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)