III Một số chỉ tiêu tài chính
3.2.1 Hoàn thiện phương pháp phân tích
Hiện nay công ty mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những chỉ tiêu tài chính cụ thể mà vẫn chưa có sự so sánh với những chỉ tiêu chung của ngành, của các đối thủ cạnh tranh khác. Chính vì vậy, việc hoàn thiện phương pháp phân tích sẽ giúp cho công ty có một cái nhìn toàn diện và đúng mức hơn đối với tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính hiện tại của mình.
Ngoài những phương pháp truyền thống như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ hay phương pháp phân tích chỉ số, cần áp dụng những phương pháp phân tích mới như phương pháp phân tích Dupont để có thể cho thấy mối quan hệ giữa các tỷ số thành phần với các tỷ số tổng hợp, xác định được những nguyên nhân dẫn đến các kết quả tích cực hay tiêu cực của tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó mà đưa ra được những đường lối đúng đắn hơn trong quản lý.
Phương pháp Dupont.
Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ở Mỹ. Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn.Từ việc phân tích:
ROE = Lợi nhuận ròng x Doanh thu x Tổng tài sản
Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
= Lợi nhuận biên x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Hệ số nhân vốn Dupont đã khái quát hoá và trình bày chỉ số ROE một cách rõ ràng, nó giúp cho các nhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu.
Ưu điểm: Phương pháp DUPONT cho phép tìm ra nguyên nhân của một sự thay đổi của một chỉ tiêu nào đó bằng những chỉ tiêu nhỏ hơn, từ đó hiểu rõ hơn nguồn gốc của sự thay đổi này; chúng ta có thể áp dụng phương pháp này để tính ROE một cách hiệu quả, nhìn ra được những yếu tố gây ảnh hưởng chính tới hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty,
Bảng 10: Phân tích Dupont
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ROE 14,87 17,24 19,47
Lợi nhuận biên 1,16 1,21 1,32
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 83,24 99,87 104,57
Hệ số nhân vốn 1465,66 1357,17 2014,40
Tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp. Nhìn vào bảng tính trên ta thấy ROE của Công ty đã tăng lên đáng kể sau năm 2009, tức là khi Công ty được cổ phần hóa, việc sử dụng và huy động vốn chủ sở hữu đã đạt hiệu quả rõ rệt. So với số liệu chung của ngành là 8.90% thì đây thực sự là một con số mang tính tích cực, thể hiện rõ sự nỗ lực của lãnh đạo Công ty trong việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của mình.
Như vậy ta có thể thấy việc cổ phần hóa của công ty thực sự là một bước đi đúng đắn nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Mặt khác, phân tích Dupont cho chúng ta thấy ROE tăng là do sự tăng lên của lợi nhuận biên và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Tuy nhiên ROE của năm 2011 không tăng mạnh mặc dù 2 nhân tố trên đều tăng là do hệ số nhân vốn của công ty giảm gần một nửa. Như vậy, để tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu thì Công ty cần chú ý tăng hệ số nhân vốn trong giai đoạn sắp tới.
Hạn chế: Việc sử dụng phương pháp này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cũng như sự khéo léo vận dụng các chỉ tiêu tài chính của người thực hiện phân tích, chính vì vậy mà việc áp dụng phương pháp này vào thực tiễn vẫn còn tương đối khó khăn.