Tính toán các thông số đúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ đúc hai lớp hệ hợp kim gang Cr26 - thép C25 để chế tạo chi tiết búa đập than cho các nhà máy nhiệt điện (Trang 47)

B ảng 5 Các lần thử nghiệm đúc búa hai lớp

4.3.1.Tính toán các thông số đúc

- Thời gian rót: Thời gian rót được tính theo công thức:

Trong đó: g - Chiều dày chính hay trung bình của vật đúc, 71mm G - khối lượng kim loại được rót, 25kg (chưa kể rót tràn)

s – Hệ số dựa theo bảng 34 trang 135 - sách thiết kế công nghệ đúc. Chọn S = 1,7. Thay vào công thức ta có t = 21 giây.

48

- Tốc độ dâng kim loại lỏng trong khuôn: Tốc độ dâng kim loại lỏng trong khuôn tính theo công thức:

Trong đó: C – Chiều cao vật đúc (tính từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất theo vị trí rót), 22cm

t – Thời gian rót kim loại, 21 (giây)

Trị số v bé nhất cho phép theo chiều dày vật đúc, dựa theo bảng 35 trang 136, Thiết kế công nghệ đúc.

Thay số vào ta có v = 1cm/giây.

4.3.2. Làm khuôn

* Hỗn hợp làm khuôn

Khuôn đúc búa đập than được chế tạo bằng hỗn hợp khuôn cát - nước thủy tinh, đóng rắn bằng CO2.

Thành phần hỗn hợp làm khuôn như sau (theo khối lượng): - Cát trắng Vân Hải: 94 -95%

(SiO2 >98%: cỡ hạt 0,16 - 0,2; độ ẩm < 0,05 -0,1 %; không lẫn tạp chất) - Nước thủy tinh: 5 - 6%

(Modul: SiO2/Na2O = 2,5 - 2,3; G = 1,48 - 1.52 g/cm2) Hỗn hợp tiến hành trộn bằng máy làm khuôn. * Chế tạo khuôn

Khuôn hai nửa trên - dưới

Dùng rẻ khô lau sạch mạp và đặt mẫu và hệ thống định lượng rót tràn lên Đặt hòm khuôn dưới vào vị trí trên mạp

Đưa hỗn hợp cát thủy tinh vào đều trong hòm khuôn, mỗi lớp dày 50 - 60mm. Dùng chày gỗ giã cho lớp cát có độ chặt, cứ tiếp tục giã đến khi đầy hòm.

49

Dùng thước thẳng gạt phẳng hòm khuôn. Lấy dùi thép φ6 có mũi nhọn xiên toàn bộ hòm khuôn với khoảng cách 40 -50 mm, xuống độ sau cách mặt bàn mạp 15 -20 mm.

Dùng khí CO2 thổi vào các vị trí đã xiên để làm đông cứng khuôn. Lật hòm khuôn lên, dùng máy nén khí thổi sạch bề mặt khuôn

Đặt hòm khuôn trên lên, gẵn mẫu trên, rãnh rẫn, rãnh tràn,... và tiến hành làm như hòm khuôn dưới.

* Sửa khuôn: chỉnh sửa, vá các chỗ bị sứt, vỡ.

* Sơn khuôn: tiến hành sơn khuôn ở vị chí tiếp xúc kim loại lỏng.

Nước sơn bằng hỗn hơph Ziếc con. Đốt và dùng đèn khò sấy khô bề mặt. * Lắp ráp khuôn:

Đặt hòm dưới đúng vị trí nằm.

Ráp phần đuôi búa sau khi làm sạch và che phủ bề mặt vào. Dùng ziếc côn bít những khe hở lại.

Lắp hòm khuôn trên lên khuôn dưới theo vị trí chốt định vị và vấu cát. Đặt cốc rót, đặt gang đè khuôn với khuối lượng 60 - 80 kg.

Các hòm khuôn đúc búa đập than chế tạo xong được giới thiệu tại hình 15, 16 và 17.

50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 16. Khuôn dưới búa đập than khi chưa ráp đuôi búa.

Hình 17. Khuôn dưới búa đập than đã ráp đuôi búa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ đúc hai lớp hệ hợp kim gang Cr26 - thép C25 để chế tạo chi tiết búa đập than cho các nhà máy nhiệt điện (Trang 47)