xã Thanh Quang - huyện Nam sách
* Quan điểm XĐGN ở xã Thanh Quang.
- XĐGN vừa là nhiệm vụ cơ bản vừa là trọng tâm cơ bản trước mắt. - XĐGN gắn liền với phát triển kinh tế và giữ vũng ổn định xã hội.
- XĐGN phải đảm bảo sự kết hợp thống nhất kinh tế và xã hội, giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững và công bằng xã hội.
- XĐGN là trách nhiệm của cấp Uỷ Đảng, các tổ chức đoàn thể, cán bộ LĐ- TBXH là cơ quan tham mưu, quản lý nhà nuớc trong phạm vi trách nhiệm.
- XĐGN phải phát huy cao độ tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên vượt qua đói nghèo của người nghèo và hộ nghèo.
- Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với XĐGN
- XĐGN chắc từng hộ, phát hiện và hỗ trợ kịp thời số hộ có nguy cơ “tái nghèo”, xây dựng và nhân rộng mô hình thành đạt về XĐGN.
* Mục tiêu và phương hướng XĐGN ở xã Thanh Quang.
* Mục tiêu:
Mục tiêu chung của toàn xã là tiếp tục thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 27 và HĐND khoá 19 đã đề ra. Trong đó, chương trình XĐGN là chương trình trọng tâm. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2010 còn 6.5% hộ đói
nghèo. Trong đó cơ bản xoá hết hộ đói. Tập trung xây dựng kế hoach và chương trình hoạt động để những năm tiếp sau (2011-2015) phấn đấu mỗi năm giảm 1% hộ đói nghèo.
XĐGN không chỉ lo cho dân có cơm ăn, áo mặc mà còn phải nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ, đem lại các giá trị văn hoá tinh thần, bảo vệ môi trường sinh thái cho người nghèo toàn xã.
* Phương hướng:
- Khai thác tối đa mọi tiềm năng sản xuất, tập trung phát triển kinh tế để ổn định tình hình chính trị, đời sống văn hoá xã hội, an ninh ở từng thôn, xóm, từng khu dân cư, khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp. coi một bộ phận dân cư giàu lên là cần thiết cho sự phát triển chung của xã hội.
Tiềm năng của xã Thanh Quang (về lao động, về ngành nghề...) là rất lớn, mà việc khai thác những tiềm năng này trong những năm vừa qua còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, nếu chúng ta tập trung khai thác được mọi tiềm năng một cách hợp lý thì chắc chắn đây sẽ là nguồn lực vô cùng to lớn cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của người nghèo. Đây là vấn đề thiết thực đối với người nghèo, song cũng rất khó khăn. Đòi hỏi các ngành, các cấp nỗ lực phấn đấu. Việc sử dụng lao động có hiệu quả còn tuỳ thuộc vào từng địa phương và điều kiện phát triển tại đó mà có hướng phát triển ngành nghề phù hợp; căn cứ vào nhu cầu thị trường, vào điều kiện sẵn có để bố trí lao động cũng như ngành nghề hợp lý; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp và có hiệu quả.
- Huy động tối đa mọi nguồn vốn vì mục tiêu XĐGN. Ngoài nguồn vốn Nhà nước do Ngân hàng người quản lý, cần tập trung huy động các nguồn vốn nhà rỗi trong dân, nguồn vốn của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội trong nước, quốc tế cho mục tiêu XĐGN.
- Thực hiện lồng ghép chương trình XĐGN với các chương trình Kinh tế xã hội khác như chương trình Tạo việc làm, chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, chương trình Y tế , giáo dục, chương trình Phát triển Nông nghiệp nông thôn .... Nghèo đói là một vấn đề Kinh tế xã hội, có nguyên nhân từ nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì thế việc lồng ghép chương trình XĐGN với các chương trình kinh tế xã hội khác sẽ giúp tháo gỡ vấn đề nghèo đói một cách nhanh chóng và bền vững.
- Xây dựng, hoàn thiện và triển khai một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ như: Chính sách việc làm, chính sách ưu đãi đối với những người nghèo và con em các hộ nghèo, chính sách về vốn, đất đai, chính sách về đào tạo và chuyển giao công nghệ, các chính sách về y tế, giáo dục, các chính sách về Dân số và Kế hoạch hoá gia đình .... để khuyến khích các hộ nghèo vươn lên hoà nhập với trào lưu phát triển của cộng đồng, XĐGN, từng bước làm giàu hợp pháp.
* Một số giải pháp đẩy mạnh công tác XĐGN xã Thanh Quang.
* Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trông vật nuôi tạo việc làm cho người lao động theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn.
Giải pháp để XĐGN về kinh tế đối với xã Thanh Quang, là xã có hộ thuần nông cao (64%) là phải thay đổi cơ cấu kinh tế hỗ trợ phát triển kinh tế bằng vốn, kỹ thuật công nghệ, chuyển kinh tế thuần nông sang kinh doanh nông sản hàng hoá ( phát triển nghề thủ công, truyền thống, dịch vụ thương nghiệp, chế biến mở mang công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động
* Tiểu thủ công nghiệp:
- Mở mang sản xuất hàng nông sản, làng nghề truyền thống, nghề mộc dân dụng, đưa các mẫu mã mới, mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Tổ chức dạy nghề mới và truyền nghề cho ngưòi lao động để phát huy và nhân rộng những
ngành nghề truyền thống, tạo được thế mạnh trong cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Tuỳ điều kiện của từng địa phương, cần có hướng để khôi phục và phát triển nghề truyền thống, thu hút lao động, giải quyết việc làm như hàng mây tre đan, hàng thuê ren....
Những năm tới, nếu làm tốt được các mặt trên thì ngành tiểu thủ công nghiệp sẽ có thế mạnh trong cơ cấu kinh tế của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, nâng cai hiệu quả sử dụng lao động, đẩy lùi và đi đến xoá bổ tình trạng lao động nông nghiệp phải ra thành phố kiếm việc làm trong thời gian nông nhàn.
*Nông nghiệp: Lực lượng lao động chủ yếu của xã tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp ( chiếm 64%), lĩnh vực tạo việc làm cũng chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy chúng ta cần tập trung vốn để chuyển mạch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi: Tăng diện tích cây vụ đông. Khuyến khích và mở rộng quy mô đàn gia súc về cả số lượng và chất lượng, đẩy mạnh tốc độ phát triển chăn nuôi, chú trọng đến các loại vật nuôi có giá trị thương phẩm cao. Nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động, va khắp phục tích chất lao động thời vụ căng thẳng trong sản xuất nông nghiệp.
* Công nghiệp.
Cần tập trung đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn và đặc biệt là công nghiệp chế biến.
- Phát triển mở rộng, nâng cấp các điểm làm du lịch, sửa chữa cơ khí, máy móc, mua bán xăng dầu.
* Dịch vụ.
Xã Thanh Quang đang trú trọng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP và nâng cao tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng như nâng cao tỷ trọng kinh tế dịch vụ trong GDP.
+ Nội dung.
- Tổ chức dạy nghề cho thanh niên thuộc độ tuổi lao động, chủ yếu là các nghề sản xuất nông nghiệp, quy trình thâm canh cây, con với những tiến bộ mới về công nghệ sinh học, canh tác... và khuyến nông - lâm- ngư.
- Quan tâm có trọng điểm cho lực lượng lao động trẻ các nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống và những nghề mới phục vụ cho công nghiệp nông thôn, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong khu vực tập trung dạy và truyền nghề cho thanh niên.
+ Cách thức dạy nghề và chuyển giao công nghệ.
- Khuyến khích việc kết hợp hướng nghiệp, dạy nghề, chuyển giao kiến thức và công nghệ phù hợp tại các trung tâm dạy nghề ở địa phương cơ sở chú trọng khâu dự báo công nghệ, mở các lớp ngắn ngày tại xã phường.
- Mở lớp học của các hội kinh tế, kỹ thuật, nghề nghiệp (hội làm vườn, hội khoa học kỹ thuật...) để bà con tiếp thu công nghệ mới, phương thức làm ăn mới phù hợp và có hiệu quả.
- Đặc biệt phát triển hơn nữa hình thức học nghề từ xa (qua hệ thống truyền thông đại chúng.).
+ Cho vay vốn để mở rộng sản xuất.
Tiếp cận không đầy đủ các thị trường tín dụng là trở ngại lớn nhất cho công tác XĐGN ở nông thôn. Đa số người nghèo không có khả năng vươn lên bởi vì thiếu vốn nhưng không tiếp cận được nguồn vốn vay. Vì vậy, Ngân hàng phục vụ người nghèo và các tổ chức kinh tế xã hội có liên quan cần phải đổi mới phương thức phục vụ để người nghèo có thể vay được vốn. Tránh trường hợp người nghèo không được tiếp cận với các khoản tín dụng chính thức (từ khu vực nhà nước) mà phải vay phần lớn tín dụng thông qua các thị trường không chính thức với mức lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất khu vực Nhà nước. Để làm được điều này chúng ta cần tập trung.
Thứ nhất: Khai thác nhiều nguồn vốn để thực hiệ chương trình XĐGN như:
+ Vốn từ Ngân hàng người nghèo: Trong thời gian tới cần tích cực duy trì và phát huy hơn nữa nguồn vốn này để phục vụ tốt hơn nhu cầu tín dụng của người nghèo toàn xã.
+Trích Ngân sách địa phương: Trong điều kiện Thanh Quang còn nghèo, việc huy động nguồn vốn này cho công tác XĐGN còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm tới khi điều kiện kinh tế đã có bước cải thiện thì đây rõ là nguồn vốn quan trọng cho công tác xoá đói giảm nghèo ở xã
+ Phối hợp sử dụng vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm vào XĐGN.
Theo hướng:
* Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng người nghèo trên cơ sở nguồn vốn huy động được, kết hợp với tổ chức đoàn thể nghiên cứu hiệu quả cho vay vốn để hướng dẫn xây dựng các dự án kinh tế giải quyết việc làm, trú trọng cho vay trung hạn và dài hạn. Ưu tiên đầu tư cho vay các dự án thu hút nhiều lao động, làm ăn có hiệu quả.
Thực tế những năm gần đây đã chứng minh được tính hiệu quả của nguồn vốn này. Đặc biệt, các dự án do Hội phụ nữ và Hội nông dân làm chủ dự án.
+Huy động nguồn vốn của các tổ chức xã hội; các đoàn thể cho hộ nghèo vay; tranh thủ các nguồn vốn tài trợ quốc tế cho công tác XĐGN; đóng góp tự nguyện (hoặc cho vay) của dân, các tổ chức từ thiện, nhân đạo; thực hiện tiết kiệm ngay trong họ đói nghèo để có vốn phát triển sản xuất. Đây chính là chủ trương xã hội hoá về nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu XĐGN của xã, tranh thủ mọi nguồn vốn nhàn dỗi trong dân và các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, những người con xa quê thành đạt trong nước và ngoài nước.
Thứ hai: Phương thức và cách thức cho vay:
khâu: Vay vốn, sử dụng vốn, và sử dụng sản phẩm. Ba khâu này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, cả ba khâu giải quyết tốt tức là chương trình thực hiện tốt. Ngược lại, một trong ba khâu thực hiện không tốt là chương trình chưa đạt hiệu quả. Khâu khởi đầu làm dự án, thẩm định dự án và vay vốn. Khâu thứ hai thực hiện dự án tức là phải sử dụng vốn như thế nào ( nuôi con gì, trồng cây gì, làm dịch vụ gì) để phát huy tốt nhất vốn vay. Khâu này đòi hỏi phải có kiến thức, kinh nghiệm, lựa chọn phương hướng đầu tư sao cho có hiệu quả. Khâu thứ ba, là sản phẩm làm ra phải biết cách thu hoạch, chế biến, bảo quản và quan trọng hơn là phải biết sử dụng sản phẩm đó sao cho đạt lợi ích cao nhất.
Thứ ba : Thủ tục cho vay
Cần cải tiến hơn nữa thủ tục cho vay sao cho hiệu quả và để mọi người nghèo đều có thể tiếp cận được nguồn vốn vay, được vay vốn với lãi suất thấp. Tránh trường hợp người nghèo phải vay vốn nặng lãi để phát triển sản xuất.
Tăng cường các hình thức vay theo hình thức tín chấp cho người nghèo thông qua các hiệp hội, đoàn thể như : Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... Các hiệp hội đoàn thể chuyển vốn cho người nghèo vay kết hợp hướng dẫn cho họ về khoa học, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, cách thức làm ăn, biện pháp sử dụng vốn vay vào mục tiêu sản xuất để thu được kết quả và tổ chức thu hồi vốn được đúng hạn.
Thứ tư : Thời hạn vay vốn và lãi suất vay
Việc xác định thời hạn vay vốn và lãi suất vay cho người nghèo sao cho hợp lý và hiệu quả là rất khó. Song đây lại là vấn đề rất quan trọng với người nghèo vì sản xuất của các hộ nông dân nghèo thường thấp hơn nhiều so với sản xuất cuả các hộ nông dân khác, năng suất thấp, bấp bênh, thu nhập không đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày thì làm gì có tiền trả nợ ngân hàng và tích luỹ.
Trong thời gian tới, Nhà nước cũng như các hiệp hội, đoàn thể có vốn cung ứng cho nguời nghèo, vay cần xác định một khung lãi suất cũng như thời hạn thu
hồi vốn sao cho phù hợp với đặc điểm của ngưòi nghèo về sản xuất. Chú trọng hình thức vay không lấy lãi hoặc lãi xuất thấp nhất có thể. Tăng cường hình thức cho vay dài hạn, quan tâm đến mục tiêu vay vốn của người nghèo(sản xuất mặt hàng gì? Trồng cây gì? Nuôi con gì? Kinh doanh mặt hàng gì?) để từ đó xác định một thời hạn vay vốn cho phù hợp, hiệu quả. Tránh đi trường hợp người nghèo phải vay nặng lãi để trả nợ ngân hàng.
+ Vay vốn để kinh doanh, làm dịch vụ, thời hạn dưói 1 năm
+ Vay vốn để chăn nuôi gia súc, thời hạn có thể là 1 năm, 2 năm, thậm chí 3 năm.
+ Vay để trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả thời hạn từ 5-10 năm
+ Vay vốn để trồng các loại cây khác thì Ngân hàng cần tính toán dự báo hiệu quả đồng vốn vay để xác định thời hạn vay vốn cho phù hợp
+ Khuyến khích vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn dài để mở rộng sản xuất, thu hút lao động vào làm việc.
Cố gắng để các hộ nghèo có nhu cầu đều có thể được vay vốn sản xuất và đem lại hiệu quả vì mục tiêu XĐGN.
* Giải quyết vấn đề ruộng đất và hỗ trợ công cụ sản xuất đối với các hộ nghèo
Đây là vấn đề quan trọng và phức tạp cần được giải quyết để tránh đi trường hợp nông dân nghèo không có đất để canh tác. Không có công cụ để tiến hành sản xuất. Để làm được điều này chúng ta cần đánh giá lại tiềm năng đất đai để phân bố lại ruộng đất sao cho hợp lý, chú ý tầng lớp dân cu nghèo. Chú ý đến các vấn đề khai hoang, phục hoá, cải tạo đất để mở rộng quỹ đất cho sản xuất. Cố gắng mọi hộ nông dân nghèo trong huyện đều có đất để sản xuất.
* Thực hiện chương trình dân số - KHHGĐ + Nhận thức
♦ Cần vận động, tuyên truyền đến từng người dân, để mọi người dân đặc biệt là dân nghèo thấy được tầm quan trọng của chương trình dân số - KHHGĐ.
♦ Mỗi cặp vợ chồng dù gái hay trai chỉ 2 là đủ, và đông con chính là nguyên nhân gây ra đói nghèo.
* Đa dạng hoá, xã hội hoá mạng lưới cung cấp các dịch vụ KHHGĐ
Có được kết quả như vậy là nhờ sự cố gắng của các cấp, các ngành và đặc biệt là Trung tâm dân số - KHHGĐ. Trong thời gian tới cần cố gắng hơn nữa để ngày càng đa dạng hoá, xã hội hoá mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ được sâu