Lập kế hoạch giải quyết vấn đề XĐGN

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo tại xã thanh quang huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 31)

* Tập trung phát triển kinh tế xã hội tạo nền móng vững chắc, thuận lợi cho việc thực hiện XĐGN.

Nghèo đói là một vấn đề mang tính xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, trong đó nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ kinh tế. Bởi vậy, việc XĐGN phải được thực hiện bằng các biện pháp kinh tế. Kinh nghiệm của các địa phương trong cả nước cũng như thực tiễn của huyện trong thời gian qua cho thấy muốn giải

quyết tình trạng nghèo đói phải luôn gắn chặt với phát triển kinh tế xã hội tổng thể của huyện và mỗi cơ sở. Không thể bóc tách được việc XĐGN ra để giải quyết một cách độc lập.

Từ quan điểm trên, trong chỉ đạo xã đã chú ý đẩy nhanh mức tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế với mức tăng trưởng ổn định và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ngày càng tăng sẽ giảm đáng kể mức độ đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế cùng với các chính sách thu hút và sử dụng lực lượng lao động nông thôn sẽ tạo điều kiện cho người nghèo có được việc làm và tăng thu nhập. Đẩy mạnh phát triển nông thôn chính là trọng tâm quan trọng của chiến lược tăng trưởng. Vì vậy, phát triển một cách toàn diện chương trình kinh tế xã hội nói chung trên địa bàn xã, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng mùa vụ, tạo các mô hình sản xuất mới, mở mang ngành nghề, tạo thêm việc làm mới sẽ giúp đẩy nhanh công tác XĐGN trên địa bàn xã.

* Cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội.

Cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội, đặc biệt giáo dục tiểu học, y tế cơ sở, KHHGĐ và dinh dưỡng là yếu tố then chốt của chiến lược XĐGN.

Việc đảm bảo cho người nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội là rất quan trọng làm giảm đi hậu quả của nghèo đói và giúp người nghèo khắc phục một trong những nguyên nhân gây ra đói nghèo. Đầu tư nhiều hơn vào vốn con người sẽ góp phần đảm bảo cho người nghèo vừa được hưởng lợi vừa có điều kiện đóng góp vào quá trình tăng trưởng.

Những năm gần đây công tác khám chữa bệnh cho người nghèo được quan tâm hơn, người nghèo đến các bệnh viện điều trị được giảm đóng góp 30% chi phí khám chữa bệnh, được phục vụ tận tình, thuận tiện. Công tác Dân số- KHHG đã được chỉ đạo và triển khai có hiệu quả làm giảm đáng kể tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; tình trạng đẻ nhiều, đẻ dày đã được hạn chế; từng người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác và tự nguyện thực hiện các biện pháp KHHGĐ, từ đó hạn chế hơn nữa tình trạng nghèo đói vì đông con cũng như tình trạng trẻ em phải

lang thang kiếm sống. Giúp cho các em khi lớn lên được cắp sách đến trường, được học văn hoá và được trang bị kiến thức cho tương lai. Tránh đi tình trạng lúc nhỏ các em không được chăm sóc về y tế, giáo dục cho nên lớn lên lại rơi vào tình trạng đói nghèo.

* Huy động và sử dụng tốt các nguồn lực từ cộng đồng dân cư cho XĐGN.

Để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh”vừa phải tập trung phát triển kinh tế, vừa phải giải quyết các vấn đề XĐGN. Đây là nội dung lớn cần phải tập trung huy động sức mạnh tổng thể của các cấp, các ngành, của toàn xã hội, của cộng đồng dân cư và sự cố gắng của mọi gia đình.

Thực tế những năm thực hiện chương trình XĐGN ở xã Thanh Quang đóng góp, giúp đỡ của cộng động dân cư rất tích cực và có hiệu quả. Việc tuyên truyền vận động giúp đỡ của các đoàn thể quần chúng đối với người nghèo đã có tác dụng tốt trong việc tiếp sức, động viên người nghèo vươn lên.

Nhiều hoạt động của hộ nông dân, hội phụ nữ, MTTQ các cấp đã đem lại kết quả tốt trong công tác XĐGN.

*Hội nông dân: Hội xác định các hộ nông dân đói nghèo là đối tượng trực tiếp của hội, nên trong năm qua hội nông dân từ xã đến thôn đã biết phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể và Ngân hàng chính sách xã hội phục vụ người nghèo chỉ đạo hướng dẫn cơ sở bình xét cho các hộ vay vốn, giải ngân vốn vay, đồng thời theo dõi, hướng dẫn nông dân sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế và bảo toàn được vốn. Tính đến nay toàn xã có số dư vốn vay người nghèo là 10 tỷ đồng,

Song song với công tác huy động các nguồn vốn của nhà nước, hội phát động phong trào tạo vốn tự có để giúp nhau phát triển sản xuất bằng việc đóng góp xây dựng quỹ hội. Trong những năm qua hội đã huy động được nhiều triệu đồng và đã giúp đỡ cho nhiều lượt hội viên nghèo trong toàn xã được vay vốn phát triển sản xuất.

Tổng quỹ hội chưa nhiều trong khi lượt hội viên nghèo cần được vay vốn thì lại nhiều nên, số tiền mỗi lượt hội viên nghèo được vay còn ít, song đối với người nghèo, cuộc sống còn đầy dãy những khó khăn và khó khăn lớn nhất chính là vốn để sản xuất tăng gia thì đây lại là nguồn vốn vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong việc hỗ trợ người nghèo vươn lên trong sản xuất, xoá đói giảm nghèo.

Ngoài việc hỗ trợ các hộ nghèo về vốn, hội còn phối hợp với phòng nông nghiệp, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây lúa, kỹ thuật nuôi gà, nuôi lợn cho các hộ nghèo, hướng dẫn các hộ nghèo cách thức làm ăn có hiệu quả kinh tế.

Đi đôi với xây dựng quỹ hội cho các hộ nghèo vay vốn, hướng dẫn các hộ nghèo cách thức làm ăn có hiệu quả kinh tế, sử dụng hợp lý nguồn vốn vay... Hội còn làm tốt công tác đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và khi giáp hạt. Đây là việc làm cao cả với tấm lòng “lá lành đùm lá rách” “thương người như thể thương thân”, đó là việc làm thường xuyên và là truyền thống quý báu của nông dân Việt Nam từ ngàn đời nay nên trong năm hội phát động phong trào tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, vận động hộ khá, hộ giàu giúp đỡ hộ nghèo. Họ không những giúp đỡ về kinh nghiệm sản xuất mà còn tương trợ giúp đỡ nhau cả về vật chất.

* Hội phụ nữ: Thực hiện chủ trương XĐGN, hội phụ nữ coi công tác XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm để tạo việc làm, nâng cao mức sống cho hội viên bằng các nguồn vốn tự tạo như xây dựng quỹ hội, vốn tổ nhóm, phụ nữ tiết kiệm, vốn phát động ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo...

Các nguồn vốn tự tạo sẽ được cho các hội viên vay mà trọng tâm vẫn là các hội phụ nữ thuộc diện nghèo đói vay.

Như vậy trong trong thời gian vừa qua các nguồn vốn tự tạo đã tăng lên đáng kể, góp phần quan trọng trong vấn đề giải quyết vốn cho người nghèo vay, tháo gỡ được một phần những khó khăn lớn nhất của người nghèo ở nông thôn hiện nay. Đó là vấn đề vốn cho sản xuất, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống của hộ nghèo.

Ngoài các nguồn vốn tự tạo, Hội còn tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành, các cấp vay vốn quốc gia giải quyết việc làm, vốn ngân hàng nông nghiệp phục vụ người nghèo, vốn thương mại...Trong năm qua tổng số các nguồn vốn do Hội phụ nữ quản lý và điều hành gần 50 triệu đồng và đã giải quyết cho gần 200 lượt hội viên vay. Có nhiều hội viên nhờ có nguồn vốn do hội trưởng đứng ra tín chấp với ngân hàng đã vươn lên thoát được đói nghèo. Bên cạnh công tác tạo vốn và huy động vốn, Hội phụ nữ còn duy trì và đẩy mạnh công tác tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, chăn nuôi, làm kinh tế gia đình về cây, con giống mới...giúp người nghèo vươn lên tự xoá đói giảm nghèo.

Như vậy trong những năm qua, Hội nông dân, hội phụ nữ xã Thanh Quang đã có những đóng góp to lớn cho công tác XĐGN ở xã, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác XĐGN và động viên được mọi nguồn lực xã hội tham gia XĐGN.

* Sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền cơ sở trong chỉ đạo công tác.

Sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chỉ đạo của chính quyền thôn có ý nghĩa quan trọng trong công tác XĐGN. Cấp uỷ Đảng và chính quyền trong xã đã tập trung chỉ đạo, tạo được nhiều giải pháp tốt trong công tác XĐGN, huy động được sức mạnh của cộng đồng tạo được nguồn lực tổng thể nên tỷ lệ nghèo đói giảm, đời sống nhân dân được nâng lên.

* Quản lý và sử dụng tốt các nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ:

Theo kết quả nhiều cuộc điều tra khảo sát trên toàn quốc cho thấy có tới 90 % hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất và hầu như 100 % người nông dân đói nghèo phải vay nặng lãi. Tình trạng nông dân nghèo không được vay vốn (do ngân hàng sợ họ không trả được hoặc còn vì nợ cũ) hoặc vay được rất ít (vài ba triệu đồng) là khá phổ biến.

Trong các nguồn lực về vốn cho người nghèo vay thì nguồn vốn Nhà nước đóng vai trò chủ yếu. Trong các năm qua, Nhà nước đã hình thành nguồn vốn cho người nghèo vay do Ngân hàng người nghèo quản lý và cho vay.

Bình quân mức vay mỗi hộ đạt 5 triệu đồng. Hộ vay cao nhất đạt 20 triệu đồng, hộ vay thấp nhất là 500.000 đồng.

Trong 4 năm đã có 748 hộ vay và sử dụng vốn có hiệu quả, thu nhập tăng, đời sống đỡ khó khăn. Có được những kết quả này là do trong những năm qua xã Thanh Quang đã thực hiện tốt công tác tín dụng cho người nghèo, kết hợp đồng thời việc cung cấp tín dụng với hướng dẫn cho người nghèo về khoa học, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cách thức làm ăn, biện pháp sử dụng vốn vay vào mục đích sản xuất để thu được kết quả tốt, mang lại hiệu qủa kinh tế cho gia đình, kết hợp thực hiện chuyển vốn cho hộ nông dân nghèo qua các dự án.

Ngoài nguồn vốn do ngân hàng người nghèo quản lý, trong những năm qua Nhà nước còn đầu tư vốn cho chương trình quốc gia giải quyết việc làm qua Hội phụ nữ thực hiện XĐGN ở các thôn với số tiền là 3.000.000đồng. Nhiều điển hình lao động nữ năng động sáng tạo vượt nghèo khó vươn lên làm kinh tế giỏi đã xuất hiện. Nhiều gia đình trước đây, hàng năm thường thiếu ăn 2-3 tháng/năm thì nay đã không còn tình trạng thiếu ăn và có thu nhập 9-10 triệu đồng/ năm...

Hội nông dân đã tranh thủ nguồn vốn vay theo dự án phát triển kinh tế VAC đạt 700 triệu đồng, góp phần tích cực trong công tác XĐGN. Riêng năm 2009, Hội nông dân đã vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế VAC với số vốn là 450 triệu đồng cho 15 hộ vay và đã được các hộ nông dân sử dụng vốn có hiệu quả. Hội cũng đã kết hợp với một số ban ngành lập các dự án vay vốn 120 giải quyết việc làm cho một số xã. Nhìn chung các nguồn vốn đầu tư cho hộ nông dân vay đã phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh góp phần tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo ở cơ sở.

Vốn tài trợ của các ngành Trung ương và địa phương như: Việc đầu tư dạy nghề, giải quyết việc làm. Vốn đầu tư nâng cấp các công trình hạ tầng phục vụ sản

xuất, phục vụ đời sống đã có tác dụng rất tích cực đối với người nghèo như vốn ODA, vốn ADB....

* Lồng ghép giữa giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và công tác XĐGN

Người nghèo và tệ nạn xã hội thường có nguyên nhân sâu xa, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và công tác XĐGN trên địa bàn toàn huyện, nhất là với Thanh Quang là xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp , tỷ lệ hệ thuần nông còn cao. Đây lại là xã có số dân tương đối đông, kinh tế còn chậm phát triển, tỷ lệ hệ nghèo đói còn cao . Do đó Đảng uỷ và chính quyền xã Thanh Quang coi việc đầu tư mở rộng sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động là công tác trọng tâm góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo toàn xã và mỗi cơ sở. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên số người được giải quyết việc làm qua các năm còn hạn chế.

Việc phát huy hết khả năng lao động cũng như thời gian lao động của lao động nữ (chiếm 51,6 %) là tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế xã hội huyện trong thời gian vừa qua và những năm sắp tới. Đề cao vai trò lao động nữ trong công tác XĐGN, đặc biệt là trong các gia đình thuộc diện chính sách đã và đang có ý nghĩa to lớn để trong những năm tới chúng ta xoá được hoàn toàn các hộ đói nghèo là gia đình chính sách.

* Ban chỉ đạo XĐGN các cấp hoạt động ngày càng hiệu quả:

Họ là những người:

+ Năng động và nhiệt tình

+ Am hiểu vầ công tác XĐGN và tâm huyết với công tác.

+ Có trình độ quản lý và sử dụng vốn để hướng dẫn hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả

+ Am hiểu về nông thôn, về công tác khuyến nông. xã Thanh Quang những năm qua, chúng ta không thể không nói đến sự đóng góp của Ban chỉ đạo XĐGN xã và cơ sở. Những người luôn sát cánh cùng hộ nghèo để tháo gỡ khó khăn đồng thời họ cũng là những người có trách nhiệm thường xuyên nắm tình hình đói nghèo để tham mưu cho UBND xã lập dự án XĐGN, tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác XĐGN trên địa bàn xã và mỗi cơ sở có hiệu quả.

* Một số mặt yếu trong việc quản lý sử dụng các nguồn lực phục vụ XĐGN

- Huy động nguồn lực tại chỗ để tạo vốn giúp hộ nghèo tại các cộng đồng dân cư còn hạn chế, nhiều nôi dung chưa phát động đuợc phong trào tạo vốn hỗ trợ người nghèo.

Nhiều hộ nông dân nghèo trong xã dù đã được cung ứng vốn, vật tư, nhưng không biết sử dụng, không có kiến thức canh tác, hiểu biết quá ít về kỹ thuật cây trồng vật nuôi, nên sản xuất của họ cũng không có năng suất cao, thậm chí thất thu, gia đình không có thu nhập để trang trải, đời sống hàng ngày chưa nói gì lấy tiền trả nợ ngân hàng và có tích luỹ.... Đây là cái khó cơ bản của những người nghèo trong xã thời gian qua và cần được xã quan tâm giải quyết.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo tại xã thanh quang huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w