- Chế độ biến dạng khi rèn:
3.1.4. Công nghệ nhiệt luyện thép dụng cụ chịu nhiệt +, Công nghệ ủ thép.
+, Công nghệ ủ thép.
Để đảm bảo cơ tính cao thì thép dụng cụ chịu nhiệt phải được nhiệt luyện. Nhiệt luyện bao gồm hai công đoạn: ủ mềm để gia công cơ khí và nhiệt luyện cuối cùng để nâng cao cơ tính của thép.
Ủ mềm là công nghệ nung chi tiết đến nhiệt độ thấp hơn Ac1, giữ một thời gian nhất định tuỳ theo kích thước sản phẩm để đồng đều nhiệt trong toàn bộ chi tiết rồi tiến hành làm nguội chậm với tốc độ nhất định. Nguyên công này thường được thực hiện sau nguyên công rèn hoặc đúc. Lợi ích của nguyên công này còn làm giảm ứng suất dư sinh ra khi đúc và cấu trúc không đồng đều, dẫn đến độ cứng giảm, tính dẻo của chi tiết tăng lên. Với trạng thái như vậy, thép có thể gia công cơ khí dễ dàng. Đối với thép dụng cụ chịu nhiệt, nhiệt độ ủ là 820-8700C và thời gian giữ tại nhiệt độ này 2h, sau đó tiến hành làm nguội với tốc độ 500C/giờ và sau đó làm nguội cùng lò. Công nghệ ủ thép dụng cụ chịu nhiệt được thể hiện trên Hình 16.
T0C 8000C 850 0C
T0C 8000C 850 0C
+, Công nghệ tôi thép.
Khâu nhiệt luyện cuối cùng bao gồm nguyên công tôi và ram để quyết định các tính chất của thép ở trạng thái sử dụng. Tôi là nguyên công nung nóng chi tiết đến nhiệt độ tới hạn Ac1 hoặc Ac3 để xuất hiện tổ chức austenit sau đó giữ nhiệt một thời gian rồi làm nguội nhanh trong môi trường nhất định. Cấu trúc nhận được là macstenxit tôi có độ cứng và độ bền cao. Với thành phần hoá học của thép dụng cụ chịu nhiệt SKD 62 thì nhiệt độ tôi là 1000-10500C. Với nhiệt độ này có thể đảm bảo cho sự hoà tan hoàn toàn các nguyên tố hợp kim và các cácbit vào trong dung dịch rắn để chuẩn bị cho quá trình chuyển biến máctenxit trong quá trình làm nguội khi tôi thép. Môi trường tôi của thép là dầu. Sơ đồ tôi thép dụng cụ chịu nhiệt được trình bày trên hình 17.