Hoạt động cho vay tiêu dùng đã thực sự được Ngân hàng Lào-Việt quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng “Ngân hàng Lào-Việt trở thành gân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và trong cả nước”. Mới đi vào hoạt động một thời gian ngắn, hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2009 là 55,6 Triệu USD tăng 16,8% so với năm 2008 và tăng 88.89% so với năm 2007. Ngân hàng Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội đạt được kết quả trên là nhờ vào những thuận lợi sau:
+ Nhân tố khách quan:
- Thứ nhất, nền kinh tế tăng trưởng liên tục. Trong thời gian qua, nhờ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng liên tục khoảng 8%/1năm,năm sau cao hơn năm trước.
- Thứ hai, Thu nhập của người dân ngày càng cải thiện. Kinh tế phát
triển, tạo điều kiện nâng cao mức sống của người dân. Tỷ lệ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người trên cả nước đã được cải thiện đáng kể ở cả khu
vực thành thị và nông thôn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cho vay tiêu dùng tại đơn vị.
- Thứ ba, tiêu dùng của dân cư và tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng lên.
Thu nhập cá nhân đang được cải thiện một cách đáng kể, điều đó cho phép người tiêu dùng có khả năng mua sắm được nhiều hàng hoá hơn. Đây là một trong những tiền đề quan trọng gia tăng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ trong nước, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.
+ Nhân tố chủ quan.
- Thứ nhất, sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo. Ngân hàng Lào- Việt vượt qua bao khó khăn từ ngày thành lập. Vì vậy, đây đều là những người tâm huyết với ngân hàng. Mục tiêu của Ngân hàng Lào-Việt là phần lực lượng lãnh đạo của Ngân hàng Lào-Việt hiện nay hầu hết bao gồm những người đã cùng đấu tới năm 2010 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực. Trong đó, cho vay tiêu dùng là một trong những đối tượng cần được triển khai trước hết để đạt được mục tiêu này. Do đó, cho vay tiêu dùng ngay từ đầu đã có nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển và mở rộng.
- Thứ hai, kinh nghiệm trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng Lào-Việt là một trong số những NHTMCP ra đời đầu tiên tại Việt Nam và đã trải qua hơn 12 năm hoạt động với rất nhiều thăng trầm. Với tư cách là ngân hàng đầu tiên thực hiện dịch vụ cho vay tiêu dùng, Ngân hàng Lào- Việt đã tích luỹ cho mình rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Hiện nay, Ngân hàng Lào-Việt đã có được mối quan hệ truyền thống với khách hàng và một quy trình cho vay tiêu dùng hoàn thiện.
- Thứ ba, về đội ngũ nhân viên.
Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình và nắm khá vững các điều kiện, quy trình nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó là sự tận tình, chu đáo của nhân viên tín dụng khi hướng dẫn khách hàng. Điều này tạo uy tín, hình ảnh tốt về ngân hàng trong mọi khách hàng.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, Ngân hàng Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội cũng gặp không ít những khó khăn.
+ Nhân tố khách quan.
Hệ thống văn bản chính sách, kinh tế ngành ngân hàng còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, bản thân còn nhiều mâu thuẫn. Điều này khiến các ngân hàng thương mại phải chịu sự thiếu minh bạch của thông tin, hệ thống pháp lý, các quy chế tài chính, kế toán, hợp đồng tín dụng và các hợp đồng kinh tế khác.
Trong những năm gần đây mặc dù hệ thống pháp luật cũng đã có sự thay đổi đáng kể nhưng môi trường pháp lý vẫn còn chưa phù hợp, chưa đồng bộ, thích hợp với chuẩn mực quốc tế. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Môi trường cạnh tranh lớn.
Hiện nay, cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của các TCTD, nhất là các tổ chức ngoài Nhà nước, điển hình là ngân hàng thương mại cổ phần lớn như là Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)…Cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trong thị trường cho vay tiêu dùng khi mà các ngân hàng quốc doanh đã thức tỉnh trước thị trường đầy tiềm năng này.
Bên cạnh đó, khối ngân hàng thương mại cổ phần, cũng như các định chế tài chính khác như công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng nhân dân, tiết kiệm bưu điện… đều thực hiện cho vay tiêu dùng một cách tích cực. Với áp lức cạnh tranh gay gắt như vậy, thì thị phần cho vay tiêu dùng sẽ bị thu hẹp.
+ Nhân tố chủ quan.
- Công nghệ ngân hàng chưa đồng bộ và hoàn thiện. Mặc dù đã đầu
tư vào việc ứng dụng và đổi mới công nghệ nhưng so với các ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng khác của nước ta thì trình độ công nghệ của ngân hàng còn nhiều hạn chế về sự đồng bộ, về phạm vi hoạt động. Việc bảo mật, quản lý , lưu trữ hồ sơ và các thông tin khách hàng chưa thuận tiện, gây không ít khó khăn cho việc quản lý khách hàng. Hệ thống phần mềm quản lý chưa đáp ứng được các chương trình bán lẻ, nhiều khi còn trục trặc gây khó khăn cho công tác triển khai sản phẩm.
- Hệ thống thông tin còn hạn chế.
Thông tin mỗi khoản vay bao gồm thông tin bên ngoài và thông tin nội bộ. Việc hệ thống thông tin chưa phát triển dẫn đến nhiều bất lợi cho ngân hàng trong công tác thẩm định cũng như khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Việc thông tin bị hạn chế là giảm khả năng đánh giá khách hàng, dễ dẫn đến hiện tượng thông tin không cân xứng, gây nhiều trở ngại cho hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói
riêng. Trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt như hiện nay thì ai có thông tin chính xác và kịp thời thì phần thắng sẽ nắm chắc hơn.
- Quy mô của chi nhánh.
Do hạn chế về quy mô ( vốn, số lượng nhân viên..) nên gây ra không ít