Những quy định trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 32)

♦ Mức cho vay

* Đối với khách hàng vay tiền mua nhà - xây dựng - sửa chữa nhà.

- Trường hợp đảm bảo bằng tài sản nhà cửa, căn hộ: mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm.

- Trường hợp đảm bảo bằng nền nhà theo đất đã được quy hoạch: mức tối đa bằng 60% giá trị tài sản bảo đảm.

- Trường hợp đảm bảo bằng chứng từ có giá như sổ tiết kiệm của Ngân hàng Lào-Việt, của các ngân hàng quốc doanh, kỳ phiếu, trái phiếu của Kho bạc Nhà nước hoặc của các ngân hàng quốc doanh: mức cho vay tối đa bằng 95% giá trị của các chứng từ có giá trên.

- Các trường hợp khác do Ngân hàng Lào-Việt quyết định nếu xét thấy khoản vay an toàn.

- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa là 70% giá trị xe.

- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hợp pháp khác mức cho vay tối đa là 90% giá mua xe và tỷ lệ tiền vay tính trên giá trị tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định sau:

+ Đối với bất động sản: tỷ lệ tiền vay tối đa là 55% giá trị tài sản bảo đảm do Ngân hàng Lào-Việt định giá.

+ Đối với chứng từ có giá do Chính phủ hoặc các TCTD quốc doanh phát hành: tỷ lệ tiền vay tối đa là 90% giá trị tài sản bảo đảm.

+ Đối với thẻ tiết kiệm hoặc tiền gửi do chính Ngân hàng Lào-Việt phát hành không quy định mức tối đa.

+ Đối với cổ phiếu, thẻ tiết kiệm do các NHTM cổ phần phát hành hoặc các trường hợp đặc biệt khác do ban tín dụng. Hội đồng tín dụng quyết định.

Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào mực đích vay vốn, tài sản đảm bảo, nguồn và kế hoạch trả nợ của khách hàng và được quy định như sau:

* Đối với khách hàng mua nhà-xây dựng-sửa chữa nhà.

- vay trả góp mua nhà: tối đa 10 năm.

- Vay trả góp mua nền nhà theo đất đã được quy hoạch để xây dựng nhà mới, mua căn hộ , hoặc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà: tối đa 5 năm.

* Đối với khách hàng vay tiền mua ô tô.

- Đối với trường hợp khách hàng dùng chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm thì thời hạn tối đa không quá 4 năm. Trường hợp xe ô tô mua để sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải, taxi, cho thuê, chở khách, hoặc xe đã qua sử dụng… thì thời hạn cho vay tối đa không quá 3 năm.

- Đối với trường hợp khách hàng vay sử dụng tài sản khác không phải là chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm thì thời hạn tối đa là 6 năm đối với xe mới 100% và 5 năm đối với xe đã qua sử dụng.

- Lãi suất cho vay: áp dụng theo khung lãi suất cho vay do Ngân hàng Lào-Việt quy định trong từng thời kỳ, tuỳ theo thời hạn cho vay:

+ Lãi suất cố định ( nếu thời hạn cho vay không quá 12 tháng) + Lãi suất thả nổi ( nếu thời hạn cho vay quá 12 tháng).

Ban tín dụng. Hội đồng tín dụng quyết định cụ thể đối với từng món vay.

- Phương thức tính lãi: tiền lãi vay trả góp được trả hàng tháng và tính theo dư nợ thực tế.

♦ Phương thức hoàn trả.

Mức trả nợ của khách hàng được tính theo 2 cách sau:

* Theo dự nợ thực tế.

- Nợ gốc trả từng kỳ: khách hàng có thể trả nợ theo từng tháng, từng quý, hoặc theo thời gian nhất định tuỳ thuộc vào nguồn thu của mình.

- Nợ lãi phải trả: Khách hàng có nghĩa vụ trả lãi hàng tháng cho ngân hàng. Khoản nợ lãi hàng tháng được tính như sau:

* Theo dư nợ ban đầu.

Mức trả hàng tháng ( bao gồm cả gốc và lãi ) được tính như sau: [Nợ gốc + ( Nợ gốc x Lãi suất x Thời hạn vay] / Thời hạn vay

♦ Hồ sơ vay vốn.

Hồ sơ vay vốn với hình thức vay trả góp phục vụ tiêu dùng gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn và phương án trả nợ ( theo mẫu của Ngân hàng Lào-Việt)

- Giấy CMND, sổ hộ khẩu của người vay và của vợ (chồng) người vay. - Hồ sơ sở hữu tài sản bảo đảm.

- Các văn bản liên quan đến mục đích vay như : hợp đồng mua nhà, giấy phép xây dựng, hợp đồng mua bán xe…

- Các văn bản chứng minh nguồn trả nợ.

♦ Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Lào-Việt Chi nhánh hà Nội.

Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Lào-Việt chi nhánh Hà Nội do phòng phục khách hàng cá nhân ( A/O cá nhân) thực hiện. Khách hàng là

những cá nhân có nhu cầu vay vốn Ngân hàng để phục vụ tiêu dùng như: mua , sửa chữa nhà; mua ô tô; đồ dùng trong gia đình; du học…

Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Lào-Việt gồm 8 bước sau:

1. Ngân hàng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng

2. Khách hàng đến ngân hàng để xin vay vốn. NV A/O CN làm việc với KH, hướng dẫn thủ tục và nhận hồ sơ từ KH.

3. Thẩm định hồ sơ.

- NV A/O CN chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm sang phòng thẩm định TSBĐ. - NV A/O CN tự tiến hành thẩm định chung về khách hàng. Phòng thẩm định TSBĐ thực hiện định giá TSBĐ và lập tờ trình

4. NV A/O CN tập hợp hồ sơ trình Ban TD/ Hội đồng tín dụng.

- Tờ trình thẩm định TSBĐ - Tờ trình của NV A/O CN - Hồ sơ khách hàng cung cấp.

5. Hoàn thiện hồ sơ TD.

- Phòng thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản (nếu có).

- NV A/O CN nhập kho hồ sơ TSBĐ, lập HĐTD, khế ước… trình lãnh đạo ký.

6. NV A/O CN chuyển HĐTD và khế ước vay đến bộ phận Giao dịch để giải ngân.

7. Kiển tra và xử lý nợ vay.

- NV A/O CN chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính và hoạt động của KH, theo dõi thu gốc, lãi… - P. thẩm định TSBĐ kiểm tra về TSBĐ. - Kiểm tra lãi, việc thu lãi ( số tiền, thời hạn) giao cho P.KTKT nội bộ.

8. Tất toán hợp đồng tín dụng.

2.2.3.1. Doanh số cho vay.

Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, với sáng suốt của Ban giám đốc, cùng với sự năng động, sáng tạo và cố gắng của các cán bộ nhân viên đã đưa quy mô cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Lào-Việt chi nhánh Hà Nội tăng cao qua các năm, điều này được thể hiện rõ qua các số liệu sau.

Bảng 2.2. Quy mô cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội từ năm 2006-2008.

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

% tăng trưởng 08/07 % tăng trưởng 09/08

Doanh số cho vay 41,7 46,8 55,6 12,23 16,8

Doanh số thu nợ 33,7 39,6 43,2 17,5 17,1

Tổng dư nợ 36,6 41,5 49,8 13,38 12,6

(Nguồn tổng kết hoạt động tín dụng của Ngân hàng Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội)

Năm 2008 tổng dư nợ là 46,8 triệu USD, giá trị tăng trưởng là 16,8% so với năm 2007. Năm 2009 tổng dư nợ là 55,6 triệu USD, giá trị tăng trưởng là 16,8% so với năm 2008 , vậy cho thấy giá trị tăng trưởng của năm 2009 nhiều hơn so với năm 2008.

2.2.3.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng

Năm 2008, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 41,7 Triệu USD tăng 34.97% so với năm 2007. Trong đó, dư nợ cho vay tiêu dùng cuối kỳ đạt 36,6 Triệu USD.

Năm 2009, do đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thị , quảng cáo để thu hút khách hàng đến vay trả góp, cho ra ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng, cùng với đó là việc nâng cao chất lượng phục vụ và tiến độ giải ngân… nên đã thu được kết quả khả quan. Tổng doanh số cho vay đạt 46,8 Triệu USD tăng 58,44% so với năm 2007 và tăng 17.4% so với năm 2008. Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng trong năm 2009 đạt 39,6 Triệu

USD. Dư nợ cuối kỳ đạt 41,5 Triệu USD tăng 88,9% so với năm 2007 và tăng 19.2% so với năm 2008.

* Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội.

Ngân hàng Lào-Việt chủ yếu cung cấp các sản phẩm dịch vụ gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhằm phục vụ nhu cầu mua, sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, mua ô tô và các nhu cầu khác. Cơ cầu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Lào-Việt trong thời gian qua được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % tăng trưởng 08/07 % tăng trưởng 09/08 Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 36,6 100 41,5 100 41,5 100 13,38 19,6

Cho vay ngắn hạn

24,8 67,7 29,7 75,9 40.2 88.1 19,75 29,65

Cho vay trung dài hạn

11,8 32,3 11,8 24,1 21,3 11,9 0 1,6

(Nguồn Tổng kết hoạt động tín dụng Ngân hàng Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội nă-m2009

Nhìn vào bảng ta thấy rằng cho vay tiêu dùng ngắn hạn năm 2009 chiếm tỷ trọng lớn ( lên đến 88,1% dư nợ cho vay tiêu dùng). Nguyên nhân chính của hiện tượng này đó là Ngân hàng Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội rất thận trọng trong việc cho vay tiêu dùng trung và dài hạn. Hai loại hình cho vay này có độ rủi ro cao hơn so với cho vay tiêu dùng ngắn hạn. Tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng cao. Nhu cầu mua nhà đất, ô tô… gia tăng. Do đó, thị trường cho vay bất động sản, ô tô đang là một thị trường đầy tiềm năng phát triển mà trong thời gian tới đơn vị cần nâng cao tỷ trọng cho vay. Sang năm 2009, tỷ trọng cho vay tiêu dùng ngắn hạn (du lịch, y tế..) có xu hướng giảm tăng tỷ trọng cho vay tiêu

dùng dài hạn. Năm 2009 tỷ trọng cho vay tiêu dùng trung dài hạn là 11,9% tăng so với năm 2008. Dư nợ cho vay trung dài hạn ( Mua ô tô, đồ dùng lâu bền…) có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn thấp.

2.2.3.3. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng

Tính đến cuối năm 2009 tổng số khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng đã tăng lên 12.451 người. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây lượng khách gia tăng rất nhanh với tốc độ trên 50% điều này thể hiện quan điểm hướng đến cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của ngân hàng lào-Việt chi nhánh Hà Nội.

Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng chủ yếu là từ lãi của các khoản cho vay tiêu dùng. Thu lãi là bộ phận chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng, là kết quả tài chính mà ngân hàng quan tâm nhất. Đối với Ngân hàng Lào-Việt, cho vay tiêu dùng là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng do lãi suất cho vay tiêu dùng bao giờ cũng cao hơn lãi suất cho vay khác, bên cạnh đó nhu cầu cho vay tiêu dùng ngày càng cao. Thu lãi

hoạt động cho vay tiêu dùng đóng góp đáng kể vào thu nhập của Ngân hàng Lào-Việt, thể hiện sự thành công của đơn vị trong lĩnh vực kinh doanh này.

Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Lào-Việt có mức độ tăng trưởng ổn định và cao hơn hẳn doanh thu từ hoạt động tín dụng khác. Điều này là do, doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng chỉ tính trên các khoản thu phát sinh từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Còn doanh thu từ hoạt động tín dụng được tính trên nhiều hoạt động khác như cho vay thương mại, cho vay chiết khấu, bảo lãnh… các hoạt động này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nên mức biến động doanh thu phức tạp.Qua đó cho thấy cho vay tiêu dùng có vị trí quan trọng trong thu nhập của ngân hàng.

* Chi phí và rủi của hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Lào- Việt.

Hoạt động cho vay tiêu dùng được xác định với lãi suất cao song chi phí mỗi khoản vay là không nhỏ và độ rủi ro cao hơn so với các khoản cho vay thương mại. Khi rủi ro phát sinh sẽ làm tăng chi phí, gây mất an toàn cho hoạt động ngân hàng. Ý thức được điều này đơn vị luôn đặt việc đảm bảo chất

lượng các khoản vay lên hàng đầu. Việc cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng Lào-Việt luôn đảm bảo an toàn và chính xác. Cán bộ tín dụng thực hiện đúng theo quy định của Ngân hàng Lào-Việt cũng như NHNN đề ra. Các khoản cho vay tiêu dùng đều được đảm bảo bằng tài sản của người vay hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Điều này bảo đảm khả năng thu hồi vốn cho chi nhánh. Các nhân viên tín dụng trước khi trực tiếp xét duyệt, thực hiện các khoản cho vay đều được Ngân hàng đào tào kỹ lưỡng về mặt nghiệp vụ…

Bảng 2.4. Doanh số cho khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng liên doanh Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội.

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

Số tiền Người Số tiền Người Số tiền Người % tăng trưởng 08/07 % tăng trưởng 09/08

Khách hàng vay tiêu dùng 41,7 10,253 46,8 10.25 3 56,9 14235 12,23 18.69

2.2.4. Đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng tại LVB, Chi nhánh Hà Nội.

Hoạt động cho vay tiêu dùng đã thực sự được Ngân hàng Lào-Việt quan tâm nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng “Ngân hàng Lào-Việt trở thành gân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và trong cả nước”. Mới đi vào hoạt động một thời gian ngắn, hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2009 là 55,6 Triệu USD tăng 16,8% so với năm 2008 và tăng 88.89% so với năm 2007. Ngân hàng Lào-Việt Chi nhánh Hà Nội đạt được kết quả trên là nhờ vào những thuận lợi sau:

+ Nhân tố khách quan:

- Thứ nhất, nền kinh tế tăng trưởng liên tục. Trong thời gian qua, nhờ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng liên tục khoảng 8%/1năm,năm sau cao hơn năm trước.

- Thứ hai, Thu nhập của người dân ngày càng cải thiện. Kinh tế phát

triển, tạo điều kiện nâng cao mức sống của người dân. Tỷ lệ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người trên cả nước đã được cải thiện đáng kể ở cả khu

vực thành thị và nông thôn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cho vay tiêu dùng tại đơn vị.

- Thứ ba, tiêu dùng của dân cư và tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng lên.

Thu nhập cá nhân đang được cải thiện một cách đáng kể, điều đó cho phép người tiêu dùng có khả năng mua sắm được nhiều hàng hoá hơn. Đây là một trong những tiền đề quan trọng gia tăng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ trong nước, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

+ Nhân tố chủ quan.

- Thứ nhất, sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo. Ngân hàng Lào- Việt vượt qua bao khó khăn từ ngày thành lập. Vì vậy, đây đều là những

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH liên doanh Lào – Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w