- Tháng 01/2007 Hội đồng Quản trị Công ty CP Thủy điện Za Hưng đã chính thức phê duyệt Dự án thủy điện Za Hưng.
b. Nguyên nhân
2.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ có liên quan.
Để công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại diễn ra thuận lợi thì nhà nước với vai trò là người quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô, cần phải :
Phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, theo vùng lãnh thổ và theo từng thời kì. Quy hoạch tổng thể này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có cơ sở lập kế hoạch tín dụng sao cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành kinh tế, đảm bảo được nhu cầu về vốn đầu tư của các doanh nghiệp và phục vụ được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời tránh được những rủi ro đầu tư sai chỗ của ngân hàng thương mại.
Đối với những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả thì nên tìm giải pháp cho tiến hành cổ phần hóa hoặc ngừng hoạt động. Chỉ nên duy trì những
doanh nghiệp làm ăn có lãi, hoặc những doanh nghiêp có vai trò thực sự quan trọng đối với nền kinh tế. Từ đó sẽ giúp ngân hàng thương mại hạn chế được rủi ro.
Với những quan điểm khuyến khích phát triển và thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thì nhà nước cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm…Cần hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp hợp lý, khoa học mà không gây phiền hà nhưng chặt chẽ, hiệu quả đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Đặc biệt, nhà nước cần tăng cường các biện pháp giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị để tạo môi trường tốt cho các ngân hàng thương mại hoạt động, cạnh tranh lành mạnh.
Các Bộ, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc thẩm định và ra quyết định đầu tư, tài trợ vốn đối với dự án làm sao đảm bảo lợi ích mà dự án mang lại.
Nước ta có tiềm năng thủy điện khá lớn, tập trung ở vùng Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc phát triển quá “nóng” các dự án thủy điện (DATĐ) vừa và nhỏ đang dấy lên sự lo ngại trước nguy cơ phá vỡ quy hoạch và gây những thiệt hại nghiêm trọng mà hạ lưu phải gánh chịu. Trong Báo cáo số 28/BC-BCT gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, đánh giá về quy hoạch, đầu tư và vận hành các DATĐ, Bộ Công Thương đã đề xuất loại bỏ 38 dự án đã phê duyệt Quy hoạch do không phù hợp với điều kiện thực tế, không đảm bảo hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng lớn đến môi trường - xã hội và không có nhà đầu tư quan tâm. Động thái này như một hồi chuông gióng lên trước làn sóng đầu tư thủy điện vừa và nhỏ.
Cơ quan nhà nước cần có chủ trương rõ ràng về quy hoạch các dự án thủy điên giúp quá trình thẩm định của ngân hàng tiết kiệm được thời gian. Vì hiện nay xuất hiện tình trạng các công ty đổ xô đi làm thủy điện.
Chính phủ cần khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực thủy điện. Cần có những ưu tiên cho chủ đầu tư về thuế, trợ giúp về công nghệ, kỹ thuât. Đặc biệt Nhà nước cần phải bảo vệ chủ đầu tư trong đàm phán giá với EVN.
Chính phủ cần ban hành những chính sách cụ thể để các nguồn vốn nước ngoài có thể đầu tư được vào lĩnh vực này. Các nguồn vốn ODA và FDI vẫn sẽ là nguồn vốn chính cho dự án thủy điện.
Xây dựng thị trường điện cạnh tranh, hoàn thiện thị trường điện tạo môi trường bình đẳng, minh bạch, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực điện lực. Chính phủ nên quy định giá và biên độ dao động giá do thị trường quyết định. Nếu chính phủ quy định giá điện nhà đầu tư nước ngoài sẽ không đầu tư trực tiếp.
Thực tế EVN độc quyền không ai xâm phạm, "một mảnh trời riêng" muốn làm gì thì làm. Nếu phá được thế độc quyền thì tất cả các nhà sản xuất điện đều bình đẳng trên thị trường, để làm được điều này thì phải do chính sách của Nhà nước.
Cần có những quy định pháp lý về trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, quy định trách nhiệm của các bên tham gia.