67.616 78.208 91.145 111.308 Trong đó: SX và đ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định đầu tư vay vốn cho dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Nghệ An (Trang 66)

- Tháng 01/2007 Hội đồng Quản trị Công ty CP Thủy điện Za Hưng đã chính thức phê duyệt Dự án thủy điện Za Hưng.

62.04667.616 78.208 91.145 111.308 Trong đó: SX và đ

3. Khả năng thực hiện

62.04667.616 78.208 91.145 111.308 Trong đó: SX và đ

Trong đó: SX và đi

mua của EVN

60.773 66.350 76.958 89.896 110.058

Thiếu hụt -900 -6.032 -7.959 -9.670 -6.046

Qua phương án tính toán của EVN cho thấy, mặc dù các nhà máy điện đưa vào vận hành theo tiến độ phấn đấu nhưng nguy cơ thiếu điện là rất cao, trong năm 2006 mức độ thiếu điện phải là 1,1 tỷ Kwh, chủ yếu vào các tháng mùa khô là thời điểm mực nước hồ Hòa Bình ở mức thấp nhất. Từ năm 2007, mức độ thiếu hụt sẽ lên tới 6,6 tr Kwh và thiếu trong tất cả các tháng của năm. Như vậy, mỗi năm nhu cầu tăng thêm điện trung bình 1500 – 2000MW, tương đương công suất nhà máy thủy điện Hòa Bình hoặc 20 nhà máy điện Uông Bí hoặc 12 nhà máy điện Đa Nhim hiện nay.

Qua dự báo của Bộ Công nghiệp và EVN có thể thấy đến 2020, đặc biệt là trong giai đoạn 2006-2010 về cơ bản nguồn cung điện của Việt Nam vẫn thiếu hụt. Trong giai đoạn tới Việt Nam vẫn phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá cao hơn nhiều so với giá trong nước và mặt bằng chung của khu vực.

Trên cơ sở các phân tích ở trên cho thấy, hiện nay nước ta đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn điện cho phát triển kinh tế. Tổng công suất đã và sẽ xây dựng trong tương lai, đến năm 2020, cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện trong nước.

Nhà máy Thủy điện Za Hưng khi đi vào sử dụng sẽ nối với lưới điện quốc gia, góp phần giảm bớt lượng điện thiếu hụt của cả nước và đáp ứng nhu cầu của vùng Trung bộ trong tương lai.

Tóm lại : Với các thỏa thuận đã đạt được với EVN cũng như tình trạng thiếu

hụt điện của cả nước nói chung và khu vực miền Bắc nói riêng, có thể thấy dự án khả thi về mặt thị trường.

1.2.8.3.3.Đánh giá về tổ chức quản lý xây dựng và vận hành dự án.  Đánh giá về tổ chức, quản lý và xây dựng Dự án.

Để đảm bảo thi công đúng tiến độ chung của Dự án, đảm bảo chất lượng của công trình, Công ty Cổ phần Thủy điện Za Hưng sẽ chỉ định thầu đối với hầu hết các hạng mục thi công chính, đòi hỏi phải có nhiều năm kinh nghiệm về thi công xây dựng nhà máy thủy điện. Hiện nay, Ban quản lý Dự án đã có dự thảo Kế hoạch chỉ định thầu, đang chờ Hội đồng quản trị phê duyệt. Việc chỉ định thầu sẽ giúp rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu.

Việc quản lý xây dựng công trình sẽ do Ban quản lý Dự án trực tiếp theo dõi, kiểm tra và giám sát. Trưởng Ban quản lý Dự án cũng là Tổng giám đốc của Công ty, Ông Nguyễn Quang Đạo là một người có rất nhiều kinh nghiệm về việc quản lý đầu tư cơ bản cũng như khai thác kinh doanh trong lĩnh vực thủy điện. Ngoài ra những cán bộ của Ban quản lý dự án đều có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức thi công, quản lý xây dựng. Tiến độ thi công Dự án sẽ được Ban quản lý Dự án thường xuyên báo cáo cho Hội đồng quản trị.

Tổng tiến độ thi công

Theo báo cáo của chủ đầu tư, tiến độ thi công các hạng mục chính được dự kiến như sau :

- Từ tháng 01/2007 đến tháng 09/2007: hoàn thành toàn bộ công tác chuẩn bị ( bao gồm xây dựng đường vận hành công trình,đường thi công và giao thông trong công trường, đường điện 35KV phục vụ thi công, công trình lán trại phụ trợ, di dân đền bù tái định cư, khảo sát địa hình địa chất, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán).

- Từ tháng 04/2007 đến cuối tháng 03/2008: hoàn thành công trình tạm. - Từ tháng 04/2007 đến giữa tháng 01/2009: hoàn thành đập tràn và đập dâng.

- Từ tháng 04/2007 đến tháng 08/2007: hoàn thành cửa xả cát kênh dẫn. - Từ tháng 04/2007 đến tháng 12/2008: hoàn thành cửa nhận nước. - Từ tháng 05/2007 đến tháng 04/2009: hoàn thành hầm dẫn nước. - Từ tháng 06/2008 đến đầu tháng 04/2009: hoàn thành giếng điều áp.

- Từ tháng 04/2007 đến tháng 09/2009: hoàn thành các hạng mục nhà máy và kênh xả.

- Dự kiến đến hết tháng 09/2009, nhà máy sẽ chính thức đi vào hoạt động. Với việc lựa chọn các nhà thầu có kinh nghiệm và chuyên môn cao trong ngành thủy điện tham gia thi công công trình, cùng bộ máy Ban quản lý dự án có trình độ, tâm huyết với Dự án, việc hoàn thành tiến độ chung của Nhà máy để có thể phát điện vào quý III/2009 là có thể thực hiện được.

Quản lý dự án khi nhà máy đi vào hoạt động

Qua tham khảo các dự án thủy điện đang hoạt động, việc vận hành một nhà máy thủy điện không quá phức tạp và không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Chi phí cho việc vận hành nhà máy cũng không quá lớn. Để đảm bảo dự án phát điện ngay được vào lưới điện quốc gia ngay sau khi xây dựng xong, Công ty đã có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo về chuyên ngành thủy điện và trạm điện. Mặt khác, phía nhà cung cấp thiết bị nhập khẩu sẽ cử chuyên gia sang Việt Nam để đào tạo, lắp đặt, chạy thử, đảm bảo cho Dự án vận hành theo đúng tiến độ.

1.2.8.3.4.Thẩm định Tổng vốn đầu tư Dự án

Tổng mức đầu tư của Dự án trong Báo cáo Dự án đầu tư là 1.636,544 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư của Dự án theo tính toán của Tư vấn thẩm định là 1.663,514 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Tổng mức đầu tư của Dự án được Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thủy điện Za Hưng phê duyệt theo Quyết định số 06/QĐ-2007/TA-HĐQT ngày 12/01/2007 là 1.689,818 tỷ đồng. Sau khi xem xét, phòng Tín dụng lựa chọn Tổng mục đầu tư của Dự án để phân tích theo Quyết định phê duyệt của HĐQT là

1.689,818 tỷ đồng.

Trên thực tế, trong quá trình thi công, Tổng mức đầu tư của Dự án sẽ thấp hơn mức phê duyệt do có thể tiết kiệm một số chi phí như chi phí dự phòng,…

Ngoài ra, theo quan điểm của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế, nếu chủ đầu tư quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư thì tổng mức đầu tư có nhiều khả năng thay đổi theo chiều hướng giảm.

Đánh giá suất đầu tư

Bảng 1.11 : Suất đầu tư của các dự án thủy điện trong thời gian gần đây Công trình thủy

điện Địa điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CS lắp máy (MW)

Tổng mức đầu tư

(tỷ đồng) SĐT BQ/MW

An Khê Knak Gia Lai –

Bình Định 160 3.600 22,5

Sông Ba Hạ Phú Yên 220 3.873 17,6

Khe Bố Nghệ An 100 2.500 25

Sesan 4 Gia Lai 360 4.830 13,4

Nậm Pông Nghệ An 30 563 18,8

(Nguồn: Công ty Tư vấn Xây dựng điện I)

Suất đầu tư /1 MW công suất lắp máy của Thủy điện Za Hưng được xếp vào loại trung bình so với các công trình đã và dự kiến khởi công trong thời gian gần đây (20,59 tỷ đồng/MW). Tuy nhiên, như phân tích ở trên, tổng mức đầu tư trên thực tế có thể sẽ giảm hơn nữa. Do đó, dự kiến suất đầu tư thực tế của dự án sẽ vào khoảng xấp xỉ 19 tỷ đồng/MW, ở mức trung bình so với các công trình khác.

1.2.8.3.5.Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Dự án.  Thuận lợi

- Như nội dung phân tích thị trường điện năng của nước ta hiện nay ở phân trên, có thể nói nhu cầu điện trong nước rất lớn, trong một vài năm tới cả nước sẽ thiếu điện trầm trọng. Mức bình quân thiêu thụ điện trên đầu người ở Việt Nam hiện so với khu vực và trên Thế giới còn rất thấp nên giai đoạn tới sẽ phải tăng. Điều này khiến đầu ra của Dự án là rất tốt và ổn định.

- Giá mua điện hiện tại của EVN được cho là thấp, không hợp lý. EVN hiện đang mua điện của Trung Quốc với giá 5 – 7 Uscent/Kwh, thậm chí còn cao hơn trong khi đó lại mua điện của các nhà đầu tư trong nước khoảng 3,8 – 4,2 Uscent/Kwh. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia trong ngành điện, giá mua điện trong thời gian tới tất yếu sẽ cao hơn.

- Các chi phí quản lý vận hành Nhà máy thủy điện sau này rất đơn giản, chi phí thấp nên Dự án tuy có tổng mức đầu tư lớn hơn song rất nhanh thu hồi được vốn đầu tư.

- Các khu dân cư xung quanh khu vực xây dựng công trình đều thuộc diện vùng sâu vùng xa của địa phương nên việc xây dựng công trình thủy điện Za Hưng

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực vì vậy Dự án được một số các ưu đãi như ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất,…

- Do vị trí của Dự án chủ yếu nằm ở vùng đồi núi, ít có dân cư nên kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng thấp.

- Thủy điện Za Hưng là năng lượng sạch có thể bán giảm phát thải nhà kính (giảm CO2), tạo được nguồn thu không nhỏ cho Dự án khi đi vào vận hành.

- Các nhà máy thủy điện hiện đang rất được quan tâm và có lượng cầu khá lớn trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, sau khi đi vào hoạt động được vài năm, Dự án hoàn toàn có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới trên thị trường chứng khoàn để sớm trả nợ vay ngân hàng.

Khó khăn

- Lưu vực sông Miện chảy qua địa phận Việt Nam và Trung Quốc. Trên địa phận Trung Quốc hiện nay hoàn toàn không có thông tin về tài liệu thực đo khí tượng thủy văn cũng như tài liệu quy hoạch khai thác sử dụng nguồn nước sông Miện. Ở địa phận Việt Nam, mạng lưới trạm đo khí tượng thủy văn phát triển khá mạnh nhưng phân bố không đều, do đó công tác phân tích tính toán thủy văn công trình gặp không ít khó khăn.

- Nhà máy thủy điện Za Hưng nằm xa đường giao thông nên chi phí làm đường vào nhà máy là không nhỏ.

- Nếu Thủy điện Za Hưng không thi công xong hầm dẫn nước trước mùa mưa năm 2007 thì sẽ rất khó khăn trong thi công và chi phí tăng thêm rất lớn, thậm chí có thể làm chậm tiến độ thi công công trình đi nhiều tháng. Vì vậy Dự án phải được khởi công chậm nhất là cuối quý I/2007 và các giai đoạn thi công phải được hoàn thành theo đúng tiến độ thì mới kịp để không bị ảnh hưởng của mùa mưa.

- Vị trí đầu nối điện của Nhà máy thủy điện với lưới điện Quốc gia ở trậm 110KV Hà Giang, cách Nhà máy khoảng 40 km, vì vậy đường điện truyền tải khá dài dẫn đến chi phí lớn, riêng chi phí cho đường dây 110KV vào khoảng hơn 34 tỷ đồng.

- Mặt bằng tại công trình khá chật hẹp, hai bên là núi cao nên việc bố trí triển khai mặt bằng thi công gặp nhiều khó khăn.

1.2.8.4.Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, độ nhạy và khả năng trả nợ của Dự án.

Việc tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ được với các thông số xây dựng trên cơ sở các giả định về cơ cấu vốn đầu tư, phương án nguồn vốn, chi phí sử dụng vốn, giá bán điện, các văn bản hướng dẫn của Bộ công nghiệp, EVN, kiến nghị của đơn vị tư vấn thiết kế phù hợp với điều kiện cụ thể của Dự án tại thời điểm xem xét, thầm định. Chi tiết cụ thể như sau :

Các thông số đầu vào của Dự án

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định đầu tư vay vốn cho dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Nghệ An (Trang 66)