TẠI NGÂN HÀNG BID

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định đầu tư vay vốn cho dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Nghệ An (Trang 88)

- Tháng 01/2007 Hội đồng Quản trị Công ty CP Thủy điện Za Hưng đã chính thức phê duyệt Dự án thủy điện Za Hưng.

TẠI NGÂN HÀNG BID

2.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng BIDV giai đoạn 2013 – 2017

Để phấn đấu hoàn thành tất cả các khoản mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2013 đến 2017 thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV xác định hoạt động kinh doanh sẽ tập trung vào các mục tiêu chính sau:

• Công tác phát triển nguồn vốn là nhiệm vụ hàng đầu.

Toàn bộ ngân hàng tập trung công tác khai thác nguồn vốn, tăng cường và chủ động công tác tiếp thị, tìm kiếm và phân tích được khách hàng tiềm năng, tập trung thu hút khách hàng có nguồn tiền gửi lớn tại các TCTD khác, chú trọng các tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp, các nguồn vốn tài trợ ủy thác…

Tích cực chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng chiến lược nhằm giữ ổn định và phát triển nguồn vốn theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, linh hoạt gắn kết các hoạt động dịch vụ với khai thác vốn.

Tập trung các nguồn lực về tài chính để dành phục vụ cho công tác thu hút, chăm sóc khách hàng nguồn vốn.

Đối với tiền gửi dân cư: Xác định đây là nguồn vốn hết sức quan trọng. Để tăng trưởng nguồn vốn này các phòng cần chủ động, thường xuyên bám sát thị trường, đa dạng hóa các hình thức huy động, hình thức khuyến mãi hấp dẫn, có cơ cấu và lãi suất hợp lý. Đồng thời, các giao dịch viên không ngừng đào tạo nắm bắt kiến thức về sản phẩm và kỹ năng tư vấn, nâng cao thái độ và phong cách phục vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tiếp tục tìm kiếm những vị trí đẹp, thuận tiện mở phòng giao dịch nhằm chiếm lĩnh thị trường.

• Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, phát triển khách hàng mới với phương châm gắn kết sản phẩm tín dụng với các sản phẩm dịch vụ khác. Tiếp tục minh bạch hóa chất lượng hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng với các giải pháp cụ thể sau:

Các phòng khách hàng chủ động rà soát lại danh mục khách hàng hiện có, đánh giá thực lực tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro và triển vọng phát triển khách

hàng, xác định và cấp giới hạn tín dụng phù hợp từng khách hàng. Đồng thời, phân tích đánh giá khách hàng mới có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, chủ động tìm kiếm phương án, dự án, các khách hàng tốt với biện pháp kiên trì, bền bỉ…thuyết phục khách hàng chuyển sang giao dịch tại Ngân hàng.

Quan tâm phát triển cho vay tiêu dùng: cho vay mua nhà trả góp theo dự án, cho vay du học, cho vay đi lao động nước ngoài.

Nghiên cứu phát triển các giải pháp tín dụng hiện đại. Phát triển tín dụng gắn liền với cung cấp sản phẩm dịch vụ đồng bộ, trọn gói và tiện ích.

Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

Không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, quản lý, giám sát hoạt động tín dụng, đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng hoạt động tín dụng và chất lượng tăng trưởng tín dụng.

Định hướng đổi mới nhanh, mạnh mẽ cơ cấu tín dụng theo hướng: Tăng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tư nhân cá thể, cho vay các ngành nghề gắn với xuất khẩu nhất là vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

• Tập trung phát triển phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có và mở rộng khai thác các sản phẩm mới, đây là nhiệm vụ quan trọng trong năm mục tiêu: Tăng cả doanh số và số lượng các sản phẩm dịch vụ, từng bước tăng thu nhập từ dịch vụ, đồng thời nâng cao hình ảnh và uy tín của chi nhánh, bằng biện pháp cụ thể:

Nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính chủ động, sáng tạo của bộ phận giao dịch, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong khâu tác nghiệp tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng.

Nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới. Trong đó, chú trọng nghiên cứu và ứng dụng ngay các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng đối với khách hàng của ngân hàng. Tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ và hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại trong tình hình mới.

Phát huy thế mạnh về kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Tăng cường hợp tác với các đơn vị có nguồn ngoại tệ dồi dào để khai thác phục vụ nhu cầu của các khách hàng nhằm tạo sức hút về nguồn vốn, về tín dụng và tăng nguồn thu dịch vụ.

2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tưvay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV. vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV.

2.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư củadự án xây dựng Dự án Thủy điện Za Hưng. dự án xây dựng Dự án Thủy điện Za Hưng.

Thứ nhất, xây dựng bố cục báo cáo thẩm định dự án Thủy điện Za Hưng một cách logic và khoa học. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV phải phân chia rõ ràng phần nào là phần thẩm định khách hàng vay vốn và phần nào là phần thẩm định dự án đầu tư. Sau khi có sự phân định rõ ràng như vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV mới đi vào chi tiết nội dung cần thẩm định từng phần.

Thứ hai, đề cập chi tiết đến tất cả các nội dung cần thẩm định của dự án, sử dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định ở từng phần, đặc biệt là phải thu thập các số liệu thẩm định quan trọng, số liệu mang tính cập nhật làm căn cứ để báo cáo thẩm định được chính xác.

Thứ ba, CBTĐ cần xuống cơ sở thực tế của Dự án để có thể thu thập được thông tin chính xác và đầy đủ hơn.

Ngoài xuống cơ sở để đánh giá lại chính xác công tác thẩm định dự án thì cán bộ thẩm định còn phải tìm hiểu thông tin từ những nguồn thông tin từ đối tác kinh doanh,bạn hàng …

II.2.1.1 Những kết quả đạt được trong những năm gần đây

Từ ví dụ minh họa trên ta thấy việc thẩm định dự án nói chung và thẩm định dự án thủy điện nói riêng có thể rút ra cái nhìn tổng quan về thẩm định dự án như sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định đầu tư vay vốn cho dự án Thủy điện tại ngân hàng BIDV- chi nhánh Nghệ An (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w