3.2.CÁC YÊU CẦU CỦA TƯỜNG

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo kiến trúc (Trang 34)

Trong kết cấu nhà dân dụng tường chiếm vào khoảng 40-65% trọng lượng vật liệu toàn nhà, giá thành chiếm khoảng 20-40% giá thành của nhà. Do đó việc chọn vật liệu làm tường cần hợp lý, phương pháp cấu tạo đúng cách đóng vai trò quan trọng làm giảm giá thành của nhà.

Căn cứvào vịtrí và tác dụng của tường, thiết kế tường cần thoả mãn các yêu cầu sau:

• Cường độchịu lực:Tương quan với chiều dài tường đảm bảo chịu lực: Trọng lượng bản thân tường, trọng lượng sàn và mái truyền xuống tường. Chịu lực đẩy ngang của gió, bão, chấn động trong và ngoài nhà.

• Độbền và độ cứng: Tương quan với mác của vật liệu sức chịu tải của nền đất và móng tường, chiều cao, chiều dày và chiều dài của tường, đồng thời cũng còn tương quan đến kỹ thuật thi công, kiểu cách sắp xếp khối xây và mạch vữa bảo đảm tính toán của tường.

•Khả năng chịu lực của tường cònđược tăng cường bằng lanh tô, giằng tường, trụ tường.

Căn cứvào yêu cầu sửdụng và qiu luật thay đổi nhiệt độ, đểchọn vật liệu xây dựng bề dày và cách cấu tạo tường bảo

đảm tường không bịrạn nứt khi gặp thời tiết bất lợi, và trong nhà vào mùa đông ấm, mùa hè mát.

Căn cứyêu cầu sử dụng mà chọgiải pháp cấu tạo loại tường cách âm với vật liệu và vật liệu xây dựng. Bảo đảm ngăn

tiếng ồn từ ngoài vào nhà, giữa các phòng với nhau, thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, yên tĩnh trong sinh hoạt của con

người. Đối với các công trình biểu diễn như nhà hát, rạp chiếu phim, phòng hòa nhạc, yêu cầu thiết kế cách âm cho

tường càng quan trọng và phức tạp (trong nhà dân dụngtường thường xây dày 22cm có đủ khả năng cách âm 50

đềxiben,tương110 khả năng cách âm có thể đạt 30đềxiben).

Tường ngoài nhà bảo đảm không cho nước mưa thấm qua. Tường cho khu vệ sinh và tầng hầm phải có biện pháp chốngẩm, chống thấm tốt hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng cấu tạo kiến trúc (Trang 34)