Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tỷ trọng dư nợ tín dụng =
Tổng dư nợ
Dư nợ trung và dài hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ Tỷ tỷ trọng cho vay trung và dài hạn =
Dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các tỷ số này tăng qua các năm thì có nghĩa ngân hàng đang tâm trung chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang có những hướng đầu tư trang thiết bị nhà xưởng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh. Và ngược lại, nếu tỷ số này giảm dần thì mục tiêu trước mắt của ngân hàng vẫn chưa chú trọng vào loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa và nhỏ
1.5.1 Các nhân tố từ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải biết được các mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cũng như các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Từ đó có thể chủ động thiết lập những điều kiện cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đảm bảo được các yếu tố như: mức độ tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như ý chí trả nợ của khách hàng.
Một là, nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lý do vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiện trong hồ sơ vay vốn. Ngân hàng chỉ xét duyệt những hồ sơ vay vốn khi những hồ sơ đó thể hiện được mục
đích hợp lý của khoản vay. Điều này đảm bảo việc sử dụng vốn hợp pháp và hợp lý của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hai là, tình hình tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cho vay của các ngân hàng thương mại. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt, khả năng trả nợ không cao. Vì vậy khi cho các doanh nghiệp này vay vốn ngân hàng có thể sẽ không thu hồi được vốn của mình nên không cho họ vay vốn. Để có thể tiếp cận được với vốn vay của ngân hàng thương mại các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng trả cả gốc và lãi của khoản vay đúng hạn.
Hiện nay, mỗi ngân hàng đều có hệ thông chấm điểm tín dụng đối với từng khách hàng. Điểm của mỗi khách hàng được kết hợp trên nhiều yếu tố nhưng qui mô tài sản, tình hình tài chính là những yếu tố cơ bản. Đáp ứng yêu cầu vay vốn của khách hàng hay không phụ thuộc đặc biệt vào điểm tín dụng của khách hàng đó.
Ba là, năng lực quản lý kinh doanh cũng như đạo đức của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay. Điều này ám chỉ mức độ tín nhiệm và trách nhiệm của khoản vay của doanh nghiệp. Khi thẩm định các hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp ngoài mục đích của khoản vay cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp, các cán bộ ngân hàng còn rất chú trọng tìm hiểu đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp. Nếu người quản lý có trình độ, năng lực quản lý tốt thì tính khả thi của dự án xin vay cao và khả năng trả nợ của khách hàng sẽ cao hơn. Khi đó các doanh ngiệp có thể dễ dàng nhận vốn vay từ ngân hàng.
1.5.2 Các nhân tố từ ngân hàng
Khả năng huy động vốn của ngân hàng:
Đây là một nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến mở rộng cho vay của ngân hàng. Một ngân hàng muốn phát triển cho vay tốt thì phải có nguồn vốn dồi dào hay nói cách khác để phát triển cho vay ngân hàng phải có đủ vốn. Có thể nói công tác huy động vốn trong các ngân hàng thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để có thể huy động được nhiều vốn yêu cầu ngân hàng phải có chính sách lãi suất phù hợp, hấp dẫn để thu hút nguồn vốn của nhàn dỗi của nhân dân. Trong điệu kiện hiện nay, các ngân hàng
thường cạnh tranh nhau về lãi suất để có thể huy động được nhiều vốn. Các ngân hàng cũng thường xuyên đưa ra các sản phẩm mới, đưa ra nhiều loại lãi suất để huy động vốn. Có như vậy các ngân hàng mới có thể phát triển hoạt động cho vay cũng như các hoạt động khác được.
Chính sách tín dụng:
Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý là để thống nhất, đảm bảo hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh, tạo được hiệu quả tốt trong kinh doanh tín dụng.
Bên cạnh đó, chính sách tín dụng cũng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy định của ngân hàng trung ương. Do đó, chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, là hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các bộ phận liên quan, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Để mở rộng hoạt động tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Để mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ngân hàng phải có chính sách tín dụng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
Chính sách hỗ trợ phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng:
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt các ngân hàng như hiện nay, các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách để thu hút khách hàng. Có ngân hàng tập trung vào đối tượng là doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính lớn để giảm thiểu rủi ro. Họ đưa ra các ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn khi vay vốn. Điều đó làm các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng khó khăn hơn khi vay vốn. Tuy nhiên, hiện nay một số ngân hàng đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy có qui mô nhỏ số lượng vay thường không lớn bằng các doanh nghiệp lớn nhưng tổng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại rất lớn. Đây chính là lượng khách hàng tiềm năng của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh cạnh tranh khách hàng như hiện nay.
Hiện nay một số ngân hàng đã dành nhiều ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như hỗ trợ làm hồ sơ vay vốn, miễn phí thẩm định dự án và có biểu phí ưu đãi với
loại hình doanh nghiệp này. Việc làm đó giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận dễ dành hơn với ngồn vốn vay trung hạn và dài hạn.
1.5.3 Các nhân tố khác
Nhân tố về môi trường, quy chế, chính sách của Nhà nước:
Môi trường kinh tế luôn tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế ổn định, môi trường thuận lợi sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường. Từ đó làm tăng nhu cầu phát triển nguồn vốn để mua sắm thiết bị hiện đại, chi phí giao dịch, quản lý cho quá trình mở rộng sản xuất.
Ngân hàng và các doanh nghiệp và nhỏ đều chịu sự quản lý của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, chính sách, tổ chức, thể chế về kinh tế - tài chính và các công cụ quản lý. Một nhân tố khá quan trọng đó là các chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu thiếu sự quan tâm của Nhà nước tức là thiếu chính sách hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sự phát triển của nền kinh tế:
Sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Quá trình phát triển của nền kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng, sự phát triển của hệ thống ngân hàng là động lực phát triển nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển làm tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp cần sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng để thúc đẩy hoạt động của ngân hàng phát triển hơn.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP NAM HÀ NỘI