Trong mấy thập niên gần đây tình hình nghiên cứu về chăn nuôi lợn đã thu được những thành tựu đáng kể đặc biệt là công tác giống. Đã tiến hành điều tra cơ bản ở từng khu vực và cả nước. Kết quả của những cuộc điều tra đã góp phần vẽ lên bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn trong nước để các nhà chiến lược về chăn nuôi lợn hoạch định kế hoạch, biện pháp cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn nội.
Theo Phạm Văn khuê, Phan Lục, Trần Trúc,1975), đã nghiên cứu về khu hệ quy luật phân bố và biến động nhiễm giun, sán theo lứa tuổi của lợn ở một số tỉnh: Nghĩa lộ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh đã xác định được lợn nhiễm 4 líp giun, sán với tổng số 17 loài.
Tác giả Bùi Lập và cs, 1962 [], đã nghiên cứu khu hệ giun sán ở lợn tại miền Trung Nam Bé qua mổ khám 702 lợn ở đồng bằng, vùng núi và cao nguyên, miền Trung Nam Bộ, đã tìm thấy 24 loài giun sán.
Theo Phạm Văn Khuê, 1959 [], đã nghiên cứu thành phần và đặc tính giun sán ký sinh ở lợn Nam Bộ và thấy giun sán ký sinh ở lợn là 21 loài và viết tình hình nhiễm giun sán ký sinh lợn ở hai miền Nam - Bắc có những điều kiện khác nhau.
Theo Giáo sư Đào Trọng Đạt, (1985 - 1989) []. Trong quá trình điều tra nghiên cứu đã xác định được 49 loài giun sán mà lợn nước ta hay cảm nhiễm nhất. Trong đó sán lá ruột lợn và giun đũa lợn là hai loài nguy hiểm nhất cũng theo Giáo sư thì: Công tác nghiên cứu đã tập tìm hiểu chu trình sinh học, dịch tễ học và thử nghiệm các quy trình phòng trừ. Đến nay biện pháp phòng trừ các bệnh giun sán đã trở thành tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi theo quy trình này. Một đời lợn chỉ cần tẩy một lần, lợn nái được tẩy khi tách con. Lợn đực giống khi kiểm tra có giun sán mới tẩy.
Bùi Lập, Phạm Văn Khuê (1996) [], đã xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột lợn tăng dần từ miền núi đến trung du rồi đêns đồng bằng. Vùng núi tỷ lệ nhiễm 1,44%, trung du 40,1% và đồng bằng 50,7%.
Năm 1975 - 1979 [], tác giả Trịnh Văn Thịnh, Dương Công Thuận điều tra bằng cách xét nghiệm phân ở 10 địa điểm thuộc nhiều vùng địa lý khác nhau. Trên khoảng 2000 lợn cho biết tỷ lệ nhiễm giun đũa là 56%, các loại giun xoăn 32%, giun tóc 2,3%, giun đầu gai là 0,18%.
Tác giả Phan Địch Lân, Phan Thanh Phượng, Lê Hồng Căn, 1974, các tác giả điều tra trên các giống lợn York Shire, Landrace nhập nội và sinh đẻ ở nước ta được 2 - 3 lứa, lợn lai F1 ở vùng đồng bằng (Hà Nội, Hà tây), tại một số nông trường quốc doanh, trại nhân giống và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận xét.
Thành phần các loại giun, sán chính ở lợn ngoại, lợn lai và lợn nội không khác nhau nhiều. Các loại giun, sán phổ biến ở lợn lai cũng là giun đũa, giun tóc, giun kết hạt và sán lá ruột lợn.
So sánh các giống lợn địa phương, tỷ lệ nhiễm giun kết hạt ở lợn ngoại và lợn lai thấp hơn nhiều. Giun kết hạt ở lợn ngoại tỷ lệ nhiễm 8,8 - 13,8%, ở lợn nội là 13 - 75,6% (theo trích dẫn giáo trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam - Tập II - Trang 31 - nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 1978)
Phần 2
Đối tượng, nội dung, địa điểm, thời gian và phương pháp tiến hành