Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun sán ký sinh trên lợn
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả
1 Số lợn kiểm tra con 15
2 Số lợn nhiễm giun sán con 12
3 % % 80 4 Trong đó: Lợn nhiễm giun 12 % 100 Lợn nhiễm sán 3 % 25
Qua bảng 3.3 chúng tôi theo dõi tình hình nhiễm các loại giun sán ký sinh trên lợn bằng cách là: Kiểm tra 15 mẫu phân lợn của lợn rừng lai với lợn địa phương tại trại bằng hai phương pháp phù nổi (Fulleborn) và gạn rửa sa lắng đã xác định được tỷ lệ nhiễm các loại giun sán là 80%, nhiễm giun 12 con chiếm tỷ lệ là 100% chủ yếu là giun lươn, giun tóc, giun đũa, nhiễm sán 3
con chiếm tỷ lệ 25% chủ yếu là sán lá ruột. Trong hai loại giun sán trên thì giun có tỷ lệ nhiễm khá cao so với sán lá ruột. Đàn lợn rừng lai với đàn lợn địa phương Pắc nặm được nuôi với hình thức là bán chăn thả và chúng có tập tính đào bới đất cát mà mầm bệnh có sẵn trong tự nhiên khi chóng chui rúc đào, bới ăn phải những mầm bệnh và trong quá trình đó đàn lợn chưa được tẩy giun sán. Chính vì những lý do đó mà lợn bị nhiễm giun sán rất nặng gây thiệt hại lớn cho đàn lợn.
Ảnh 2: Trứng giun lươn trong mẫu phân lợn mới thải
Ảnh 3: Oocyst cầu trùng lợn trong mẫu phân lợn mới thải
3.4 Kết quả sử dông Levamisol để điều trị giun sán cho lợn tại xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên