TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội (Trang 44)

PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

Trong những năm gần, vấn đề An sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở nước ta ngày càng được quan tâm. Nhiều chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đã được ban hành như:

Các văn bản pháp luật về Chính sách hỗ trợ đối với người nghèo và bảo trợ, cứu trợ xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001.

Những qui định pháp luật về Chế độ BHXH hiện hành, NXB Lao động, Hà Nội - 2002.

Pháp lệnh người cao tuổi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2000.

Tìm hiểu 1 số chính sách mới hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân: áp dụng năm 2008.

Trong lĩnh vực nghiên cứu chung và nghiên cứu dưới góc độ xã hội học nói riêng, có nhiều tác giả cũng đã đề cập về ASXH và PLXH, cụ thể như sau:

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiểu với đề tài “An sinh xã hội và định hướng nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của khoa học xã hội vào quá trình hoạch định chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam’"; Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010) đã chỉ ra vai trò của ASXH đối với đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam, những thành tựu đạt được về ASXH và những bất cập còn tồn tại, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế của ASXH và phát triển hệ thống ASXH. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra vai trò của khoa học xã hội vào việc thực hiện quá trình hoạch định chính sách ASXH ở nước ta.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Định về “An sinh xã hội ”(2008). Nghiên cứu đã khái quát chung nhất hệ thống ASXH trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời tác giả cũng đã đưa ra nội dung cụ thể các chính sách của hệ thống ASXH. Nghiên cứu đã trở thành nội dung ASXH cơ bản được đưa vào giảng dạy trong một số trường đại học.

Nghiên cứu của Bế Quỳnh Nga; bài viết “ Người cao tuổi Việt Nam: phúc lợi xã hội và các mô hình chăm sóc sức khỏe”; Tạp chí XHH số 2(110); 2010. Nội dung của nghiên cứu nói về phúc lợi xã hội với nhóm người cao tuổi được thể hiện qua những chính sách về người cao tuổi của Đảng và Nhà nước; y tế và vấn đề khám chữa bệnh cho người già; những mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình thuộc cấp Viện, Bộ nghiên cứu về ASXH và PLXH như:

Phòng phúc lợi xã hội - viện Xã hội học : “Chính sách xã hội và quản lý xã hội ở cấp cơ sở nông thôn và đô thị”, đề tài cấp Viện, 1983-1985.

Phòng phúc lợi xã hội- viện Xã hội học: “Chính sách xã hội ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa”, đề tài cấp Viện, 1987-1989.

Phòng phúc lợi xã hội - viện Xã hội học: “Người cao tuổi và hệ thống an sinh xã hội ở miền Bắc Việt Nam”, đề tài cấp Viện, 1991.

Phòng phúc lợi xã hội - viện Xã hội học: “Trẻ khuyết tật và các thể chế trợ giúp trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi”, đề tài cấp Viện, 1999.

Phòng phúc lợi xã hội - viện Xã hội học :“Hệ thống Phúc lợi xã hội và tình hình phúc lợi xã hội năm 2000”, đề tài cấp Viện, 2000.

Phòng phúc lợi xã hội - viện Xã hội học: “Thực trạng người cao tuổi nghèo ở Việt Nam” (Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng), Help Age tài trợ, 2001.

Nguyễn Tiến Hùng, Các chế độ BHXH - các vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam (Chuyên đề NCS), TP. HCM - 2001.

Phòng phúc lợi xã hội - viện Xã hội học : “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phúc lợi xã hội”, đề tài cấp Viện xã hội học, 2001.

Bùi Thế Cường: “Phúc lợi xã hội châu Á - Thái Bình Dương: phúc lợi doanh nghiệp. NXB KHXH, 2002.

Bùi Thế Cường : “Chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90: Tài liệu tham khảo cho môn học phúc lợi xã hội, chương trình đào tạo cử nahan và cao học xã hội học”. NXB KHXH, 2002.

Phòng phúc lợi xã hội - viện Xã hội học: “HIV/AIDS tại nơi làm việc: Một đánh giá nhu cầu về chính sách và can thiệp”, Quỹ Ford tài trợ, 2003.

42

Phòng phúc lợi xã hội - viện Xã hội học : “Phúc lợi xã hội ở Việt Nam: hiện trạng, vấn đề và điều chỉnh”, đề tài cấp Bộ của; 2003.

Phòng phúc lợi xã hội - viện Xã hội học: “Nhận thức và thái độ của đồng bào Chăm đối với một số chính sách của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương”. (nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Ninh Thuận và bình Thuận), đề tài cấp Bộ. 2004 - 2006.

Lê Thị Hoài Thu: “Một số vấn đề lý luận về an sinh xã hội”. 2004.

TS. Tạ Đức Khánh: “An sinh xã hội đối với lao động khu vực phi kết cấu ở Việt Nam”. Năm 2005.

Ngô Quang Minh : “An sinh xã hội đối với nền kinh tế nước ta”; 2007.

Mai Ngọc Anh: “An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: sách chuyên khảo”. NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2010.

Bên cạnh đó còn có những bài viết đề cập đến ASXH và PLXH trên các tạp chí, sách báo, các website như:

Bài viết: “Chính sách An sinh xã hội ” (21/04/2011) trên báo của sở Lao động - thương binh xã hội, tỉnh An Giang đề cập tới: Thực hiện chính sách an sinh xã hội đúng đắn, hướng vào phát triển con người, vì hạnh phúc của nhân dân là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với nông dân, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội sẽ góp phần tăng trưởng và phát triển bền vững.

Bài viết “Người nghèo Việt Nam hưởng An sinh xã hội thấp nhất” (2007) (nguồn:

http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Nguoi-ngheo-Viet-Nam-huong-an-sinh-xa-hoi-thap-nhat/20

732 794/96/)đề cập vấn đề người nghèo vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ hệ thống an sinh

xã hội. Tuy nhiên, không thể xây dựng hệ thống an sinh xã hội chỉ cho người nghèo. Phải xây dựng một hệ thống toàn diện, bao trùm.

Bài viết của Trần Kinh Tế: “Xã hội hóa tín dụng xóa đói, giảm nghèo - một hoạt động hiệu quả của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” (2009). Tác giả đề cập tới Ngân

hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) là một trong những kênh quan trọng huy động các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để cho vay xóa đói, giảm nghèo trong các cộng đồng dân cư có hiệu quả, thực hiện tốt chủ trương mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban

43

Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã đề ra là . .phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói, giảm nghèo”.

Bài viết của Nguyễn Tấn Dũng, “Đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020”, Tạp chí Cộng sản, Số 285 (9/2010), giới thiệu những nội dung cơ bản của dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020. Trong đó, bài viết đề cập đến bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển ASXH và PLXH bền vững trong giai đoạn mới của đất nước.

Như vậy, có thể thấy vấn đề ASXH và PLXH ở Việt Nam được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm từ những năm đất nước bắt đầu tiến hành đổi mới năm 1986. Đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn ở tầm vĩ mô. Những nghiên cứu về phúc lợi xã hội còn hạn chế. Chính vì vậy, ASXH và PLXH còn rất nhiều khía cạnh cần bàn đến, nhiều hướng nghiên cứu mở ra và có thể thực hiện như vấn đề: việc làm cho người lao động; lao động thất nghiệp; vấn đề nhà ở cho người dân ở khu tái định cư...

IV. KẾT LUẬN

An sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bảo đảm ASXH và PLXH không chỉ là bảo vệ quyền của mỗi người dân như đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, mà còn là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, mức độ, quy mô, phạm vi ASXH và PLXH của các nước có sự khác nhau, tuỳ thuộc vào quan niệm, chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển và chính sách của mỗi quốc gia.

Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế

44

độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Trong nhiều thập kỷ qua, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, cùng với việc không ngừng cải tiến chế độ tiền lương, tiền công và nâng cao thu nhập cho người lao động, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chăm lo đến an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân.

Ngay từ Đại hội lần thứ III, Đảng ta đã xác định “.. .Cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân thêm một bước, làm cho nhân dân ta được ăn no mặc ấm, tăng thêm sức khoẻ, có thêm nhà ở và được học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị.” Những năm sau đó, mặc dù trong điều kiện còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo đảm ASXH và PLXH. Nhận thức, quan điểm và cơ chế chính sách phát triển hệ thống ASXH và PLXH được hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội của Đảng.

Đến Đại hội IX của Đảng chủ trương này trở thành một định hướng chiến lược để phát triển bền vững đất nước: “Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường...” Đại hội X của Đảng xác định “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân”, “Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo”.

Để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững, thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001- 2010, Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2001- 2010 (Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản; Chiến lược dân số Việt Nam; Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam; Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước; Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010; Chiến lược trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường 2001-2010...); Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 và Chương trình mục

Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long...

Bước sang giai đoạn chiến lược mới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục coi bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nhiệm vụ chủ yếu thường xuyên. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã xác định: Tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hoà với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Tạo cơ hội bình đẳng hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Đồng thời đề ra mục tiêu đến năm 2020, trong đó GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3000 - 3200 USD; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2% - 3%/năm; phúc lợi, an sinh xã hội và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được bảo đảm; thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010; thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Chiểu; “An sinh xã hội và định hướng nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của khoa học xã hội vào quá trình hoạch định chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam’"; Khoa Khoa học quản lý, trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; 2010.

2. Bùi Thế Cường, “Nghiên cứu chính sách xã hội: Nhìn lại một chặng đường ”, Tạp chí XHH số 4-2005.

3. Mai Ngọc Cường; “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam ”, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2008.

4. Nguyễn Tấn Dũng, Đảm bảo ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Tạp chí Cộng sản, Số 285 (9/2010), tr4.

5. Nguyễn Văn Định; Giáo trình “An sinh xã hội ”; NXB Đại học Kinh tế quốc dân; 2008.

6. Phạm Minh Huân; Bài viết “Quan hệ lao động ở Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và định hướng hoàn thiện ”; Truy cập:

http://laodongxahoionline.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/12/id/1379/language/vi- VN/Default.aspx, ngày 18/05/2011.

7. Nguyễn Thị Lan Hương, “Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 -2020”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 19, quý II, 2009.

8. PGS.TS Nguyễn Hải Hữu, “Giáo trình ASXH”, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội, 2008, tr19

9. Bế Quỳnh Nga; Bài viết “ Người cao tuổi Việt Nam: phúc lợi xã hội và các mô hình chăm sóc sức khỏe”; Tạp chí XHH số 2(110); 2010.

10. Trần Kinh Tế, bài viết “Xã hội hóa tín dụng xóa đói, giảm nghèo - một hoạt động hiệu quả của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam”,

website: http ://luattaichinh.wordpress.com/2009/05/12/x-h%E1%BB%99i-ha- tn-

d%E1%BB%A5ng-xa-di-gi%E1%BA%A3m-ngho-m%E1%BB%99t-ho%E1%BA%A1t- d%E1%BB%99ng -hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-c%E1%BB%A7a-ngn-hagra/

ThS Lưu Quang Tuấn, bài viết “Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế là một biện pháp góp phần đảm bảo an sinh xã hội ”, trang wedsite http ://socialwork.vn/2011/02/24/1495/

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w