Bế Quỳnh Nga; Bài viết “Người cao tuổi Việt Nam: phúc lợi xã hội và các mô hình chăm sóc sức khỏe”; Tạp chí XHH số 2(110); 2010.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội (Trang 40)

loại trợ cấp xã hội. Người được nhận lương hưu tập trung chủ yếu tại các vùng đô thị và chỉ có rất ít người ở nông thôn có lương hưu. Hiện cả nước có khoảng 1,4 triệu người đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chiếm 19% tổng số người cao tuổi. Như vậy ước tính có khoảng trên 2 triệu người cao tuổi được hưởng ít nhất một chế độ trợ cấp hoặc lương hưu. Nhóm người cao tuổi được hưởng chế độ BHXH hoặc trợ cấp đặc biệt có cuộc sống tương đối ổn định.

Từ Nghị định số 07/2000- ND/CP đến Nghị định số 67/2007- NĐ/CP về các đối tượng bảo trợ xã hội, các nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách ngày càng được mở rộng và mức hưởng được gia tăng phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế đất nước.

Chính sách của Việt Nam đối với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và đầy đủ hơn. Năm 2007, Chính phủ đã ban hành nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định này nhằm vào các đối tượng người cao tuổi như sau:

1- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.

2- Người từ 85 tuổi trở lên (trước đây là 90 tuổi trở lên) không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

3- Người cao tuổi tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.

4- Người cao tuổi mắc bệnh tâm thần mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.

5- Người cao tuổi nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo.

Các chính sách ngày càng hạ thấp độ tuổi người cao tuổi được hưởng chính sách, từ 90 tuổi trở lên vào năm 2000 xuống 85 tuổi trở lên từ năm 2007 và từ tháng 7 năm 2010 sẽ là từ 80 tuổi trở lên. Một số địa phương có điều kiện đã nâng mức trợ cấp so với quy định của trung ương và hạ độ tuổi người cao tuổi được hưởng chính sách như thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh. Mức trợ cấp dành cho

39

120000đ/tháng. Người cao tuổi tàn tật nặng hưởng 180 000đ/ tháng. Nếu người cao tuổi bị HIV/AIDS mức hưởng là 240 000đ/tháng. Nếu những đối tượng trên quá đặc biệt khó khăn thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp xã hội nêu trên đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí hoặc được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế. ệ thong y tê và vân đê chữa bệnh của người cao tuổi

Liên quan tới việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, nhà nước ban hành nhiều văn bản chính sách, đặc biệt trong đó phải kể tới là luật khám chữa bệnh năm 2009 và thông tư số 02/2004/TT-BYT hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong tình hình mới.

Hiện nay, hệ thống CSSK người cao tuổi đang dần được hoàn thiện. Tuyến trung ương có viện lão khoa trung ương là tuyến chuyên sâu về điều trị các bệnh lão khoa và thực hiện chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc SK người cao tuổi trên phạm vi toàn quốc cũng như nghiên cứu về các vấn đề bệnh tật của người cao tuổi. Một số bệnh viện tuyến của 47 tỉnh đã thành lập khoa lão khoa phục vụ riêng người cao tuổi hoặc có một số giường điều trị người cao tuổi khi chưa có điều kiện thành lập khoa lão khoa. Một số tỉnh đã xây dựng được viện điều dưỡng phục hồi chức năng, trong đó có phục vụ người cao tuổi...

• Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Các loại hình chăm sóc người cao tuổi theo luật người cao tuổi được quốc hội thông qua ngày 23/11/2009, bao gồm:

- Cơ s ở bảo trợ xã hội

- Cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. - Cơ sở điều dưỡng người cao tuổi.

Hiện nay ở Việt Nam có cơ sở chăm sóc người cao tuổi đang hoạt động như sau: mô hình trung tâm bảo trợ xã hội, mô hình cơ sở chăm sóc và nuôi dưỡng người cao tuổi, mô hình trung tâm tư vấn và CSSK người cao tuổi, mô hình CSSK dựa vào cộng đồng.

Ủy ban quốc gia về người cao tuổi Việt Nam đang thực hiện 2 mô hình thí điểm: 1- mô hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào tình nguyện viên ở cộng đồng. 2- mô hình CSSK người cao tuổi dựa vào thầy thuốc và tình nguyện viên tại cộng đồng. Mục tiêu của

các mô hình này nhằm trợ giúp trực tiếp những người cao tuổi ở cộng đồng. Hoạt động của mô hình biên soạn tài liệu, đào tạo tình nguyện viên, hướng dẫn họ xây dựng kế hoạch hoạt động dựa trên nhu cầu của người cao tuổi ở địa bàn của mình và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hàng tháng của họ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w