Phạm Minh Huân; Bài viết “Quan hệ lao động ở Việt Nam-Những vấn đề đặt ra và định hướng hoàn thiện ”, website

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội (Trang 35)

Trong phạm vi quốc gia (hoặc địa phương) quan hệ lao động là mối quan hệ giữa Nhà nước, đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật lao động, hỗ trợ thúc đẩy hai bên tại doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

Ở cấp quốc gia, các chủ thể trong quan hệ lao động gồm:

- Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Chính phủ): Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật lao động, tổ chức triển khai và giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực thi pháp luật; tổ chức các thiết chế để bảo đảm và hỗ trợ quan hệ lao động, điều hoà lợi ích của các bên trong quan hệ lao động;

- Đại diện người lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam): Tham gia cùng Nhà nước xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích người lao động; hỗ trợ công đoàn ngành, công đoàn doanh nghiệp thúc đẩy phát triển quan hệ hai bên;

- Đại diện người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) tham gia cùng Nhà nước xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp); hỗ trợ Hiệp hội doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong việc thực thi pháp luật và thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định.

Ở cấp địa phương, chủ thể quan hệ lao động là UBND tỉnh, thành phố, Liên đoàn Lao động và Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp, Liên minh Hợp tác xã trong việc thực hiện các qui định của pháp luật lao động, hỗ trợ các bên xây dựng quan hệ trong phạm vi khu công nghiệp, doanh nghiệp.

Ở cấp ngành và doanh nghiệp, chủ thể trong quan hệ lao động gồm: Đại diện người lao động (công đoàn ngành và công đoàn cơ sở); Đại diện người sử dụng lao động của ngành và người sử dụng lao động tại doanh nghiệp. Hai chủ thể này thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể để thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên, nhằm bảo đảm quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

2.2.2.2. Vai trò của Nhà nước trong quan hệ lao động

Trong quan hệ lao động, Nhà nước có vai trò kép, vừa định ra pháp luật lao động, hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động, vừa là một chủ thể trong quan hệ 3 bên, đại diện cho lợi ích quốc gia và toàn thể cộng đồng. Nhà nước tham gia vào quan hệ lao động từ

34

trung ương đến địa phương, thông qua hệ thống hành chính Nhà nước của mình (Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương). Thông thường, các nước đặt chức năng quản lý Nhà nước về quan hệ lao động thuộc Bộ Lao động. Trong Bộ Lao động thành lập Vụ hay Cục quan hệ lao động, đồng thời có các Vụ chức năng có liên quan đến các nội dung chủ yếu của quan hệ lao động (như việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, tiêu chuẩn lao động, Thanh tra lao động, Trọng tài lao động, Toà Lao động, ...) Chính phủ có những vai trò chủ yếu sau:

- Hướng dẫn thi hành pháp luật lao động và quan hệ lao động, cụ thể: Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật lao động và các văn bản pháp luật khác liên quan đến lao động và quan hệ lao động như: Luật Công đoàn; các luật khác có liên quan (Bộ luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự để giải quyết các vụ án tranh chấp lao động; Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.); Tổ chức triển khai thực hiện các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế; Quyết định các chính sách liên quan đến lao động và quan hệ lao động, như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, cơ chế phối hợp 3 bên trong quan hệ lao động.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, luật về quan hệ lao động, các luật khác có liên quan đến các đối tượng thuộc quan hệ lao động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động và quan hệ lao động.

2.2.2.3. Quan hệ lao động ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Quan hệ lao động mới được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, so với các nước phát triển thì đây chỉ là thời kỳ đầu của quan hệ lao động.

Bộ luật Lao động được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1995 đã đặt nền tảng pháp lý cho việc hình thành và phát triển quan hệ lao động ở Việt Nam. Sau 15 năm thực hiện, quan hệ lao động ở Việt Nam đã có những bước tiến nhất định từ việc nhận thức đến tổ chức thực hiện phù hợp với sự hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường và thị trường lao động. Các chủ thể được hình thành, các thiết chế bảo đảm, hỗ trợ quan hệ lao động được ban hành và bước đầu hoạt động có hiệu quả. Việc ban hành Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2006 của Chính phủ, trong đó quy định về cơ chế tham vấn

35

các bên và Uỷ ban Quan hệ lao động, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển quan hệ lao động được thành lập, quan hệ của các bên được bảo đảm thông qua đối thoại, thương lượng tăng dần. Tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động ngày càng có vai to lớn và quan trọng trong việc tham gia cùng Nhà nước hoạch định các chính sách, pháp luật lao động cũng như tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Công tác quản lý nhà nước về lao động được chú trọng, nhất là khâu tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực thi chính sách,pháp luật lao động: Hệ thống trọng tài lao động, Toà án Lao động từng bước được củng cố để thực hiện thiết chế xét xử khi tranh chấp lao động xảy ra. Tuy nhiên, nhìn về tổng thể quan hệ lao động ở nước ta mới ở giai đoạn đầu phát triển, còn nhiều bất cập, trong điều kiện nền kinh tế tiếp tục hội nhập sâu, rộng hơn với khu vực và toàn cầu, số doanh nghiệp tăng, số lao động tham gia thị trường lao động tăng thì cũng là những thách thức không nhỏ trong giai đoạn tới. Các vấn đề về quan hệ lao động đặt ra tại thời điểm này là:

1.Pháp luật về quan hệ lao động chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ Pháp luật lao động có nhiều điểm không còn phù hợp với thực tế phát triển. Tham vấn là hoạt động rất cần thiết trong quan hệ lao động, là bước thứ hai trong đối thoại (thông tin - tham vấn và thương lượng). Theo qui định của pháp luật hiện hành, tham vấn là hoạt động mang tính chất tự nguyện và kết quả của nó không có tính ràng buộc nên các bên dễ tham gia, dễ thực hiện hơn so với thương lượng. Nhưng ở nước ta, nhiều năm qua cho thấy, cơ chế tham vấn chưa trở thành phổ biến trong quan hệ lao động, chủ yếu diễn ra khi áp lực tranh chấp lao động có bùng phát. Thiết chế hỗ trợ cho hai bên trong quan hệ lao động để tăng cường năng lực đối thoại, thương lượng chưa phát huy kết quả, cho nên ở một số nơi, trong một số trường hợp Nhà nước phải đứng ra tổ chức, thu xếp và cùng hai bên đối thoại, thương lượng, giúp cho quá trình này mang lại kết quả thực sự và hiểu biết lẫn nhau. Tuy nhiên, quan hệ lao động ở nước ta đang ở giai đoạn đầu phát triển, nên các bên chưa nhận thức về tầm quan trọng của thiết chế này chưa cao cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án về lao động còn nhiều phức tạp; Cơ chế 3 bên chưa được pháp luật qui định cụ thể. Khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức đại diện hình thành và hoạt động còn bất cập như: Căn cứ pháp lý cho tổ chức đại diện người

36 tế.

2. Công tác quản lý Nhà nước về quan hệ lao động còn bất cập

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động còn nhiều hạn chế; thanh tra, kiểm tra và giám sát thực thi pháp luật quan hệ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu; Quản lý Nhà nước về quan hệ lao động chưa tập trung vào một đầu mối; Các thiết chế hỗ trợ hiện tại chưa phát huy được hiệu quả (hoà giải, trọng tài, xét xử); Cơ chế tham vấn chưa đủ mạnh và chưa ngang tầm với sự phát triển (cơ chế 3 bên). Công tác thanh tra, kiểm tra các vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động còn nhiều hạn chế.

3. Tổ chức đại diện cho người lao động (công đoàn)

Tổ chức này được thành lập từ trung ương đến cấp tỉnh - ngành, cấp quận - huyện và cấp cơ sở. Tổ chức công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp Nhà nước tương đối mạnh cả về số lượng và chất lượng hoạt động (99% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn và hầu hết đều hoạt động có hiệu quả). Tuy nhiên, công tác phát triển công đoàn cơ sở và đoàn viên ở khu vực ngoài Nhà nước còn hạn chế,chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI có tổ chức công đoàn và ở nhiều nơi hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa thực hiện đúng vai trò là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động. Năng lực, trình độ của đội ngũ làm công tác công đoàn ở doanh nghiệp nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu điều kiện và cơ chế hoạt động, bảo vệ cán bộ công đoàn.

4. Tổ chức đại diện của người sử dụng lao động

Tổ chức đại diện của người sử dụng lao động mới được thành lập ở cấp trung ương gồm: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Ở cấp tỉnh đều có Liên minh Hợp tác xã, nhưng vẫn còn nhiều tỉnh, thành phố chưa có Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp cấp tỉnh. Hiệp hội các doanh nghiệp chưa hoàn toàn gắn kết với VCCI, hoạt động mang tính chất xúc tiến thương mại và đầu tư là chủ yếu, chưa thực hiện vai trò đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng với đại diện người lao động để tham vấn, ký kết thoả ước lao động tập thể, hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động và đình công và chưa có đầu mối để tập trung hoạt động của các hiệp hội trong hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Các hiệp hội

hoạt động chưa thường xuyên, thiếu kinh phí, thiếu nhân sự, thiếu chuyên gia tư vấn hiểu 37

biết sâu về quan hệ lao động. Chưa có khuôn khổ pháp lý cho tổ chức đại diện người sử dụng lao động hoạt động có hiệu quả.

2.2.3. Phúc lợi xã hội đối với người cao tuổi25

Phúc lợi cho nhóm yếu thế có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giúp cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề phúc lợi xã hội đối với người cao tuổi.

Người cao tuổi là một trong những đối tượng thuộc nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Theo báo cáo của Bộ Lao động - thương binh - và xã hội năm 2006, có tới 130 ngàn người cao tuổi thuộc diện cô đơn không nơi nương tựa, 134 ngàn người từ 90 tuổi không có lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội khác. Trong số người cao tuổi còn có sức khỏe có gần 30% tham gia các công việc khác nhau để kiếm sống; 10% làm việc nhà để con cháu đi làm, đặc biệt đối với vùng nông thôn tỷ lệ làm việc gia đình cao gấp 4,5 lần so với tỷ lệ người ở đô thị

Việt nam đã có pháp lệnh về người cao tuổi từ năm 2000 và tháng 11/2009 vừa thông qua Luật về người cao tuổi. Các văn bản pháp luật này quy định những nội dung vị trí của người cao tuổi trong xã hội và trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong đảm bảo chăm sóc và phụng dưỡng người cao tuổi. Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005- 2010 được chính phủ ban hành năm 2005 với mục tiêu chung, 3 nhóm mục tiêu cụ thể và 6 chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2010 đã căn cứ vào nhu cầu phát triển người cao tuổi Việt Nam và theo định hướng của chương trình hành động quốc tế Madrid về người cao tuổi năm 2002.

Hiện nay có 4 nhóm người cao tuổi được hỗ trợ theo chính sách của chính phủ: đó là những người trước đây đã từng làm việc cho nhà nước hoặc đã từng phục vụ trong quân đội, cha mẹ liệt sỹ hoặc gia đình có công với cách mạng và người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa. Từ năm 2007 thì người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên (đến tháng 7 năm 2011 là từ 80 tuổi trở lên) vốn không được nhận các khoản trợ cấp kể trên sẽ được nhận các

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w