Đánh giá về việc áp dụng ISO 9000 tại công ty Giày Thượng Đình 1 Lợi ích đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 tại Công ty giày Thượng Đình (Trang 38)

2.3.1. Lợi ích đạt được

- Hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được hình thành ở công ty giầy Thượng Đình trước hết bởi sự quan tâm, cam kết của lãnh đạo công ty về chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và được cụ thể hoá bằng hệ thống các văn bản, thủ tục, hướng dẫn, biểu và hồ sơ chất lượng. Từ việc tổ chức, quản lý, điều hành đến việc tổ chức lại bộ máy, phân công

Lập phiếu yêu cầu: Hành động khắc phục Hành động phòng ngừa

Xem xét, xác định nguyên nhân Đề xuất hành động khắc phục, hành động

phòng ngừa

Phê duyệt Hành động khắc phục Hành động phòng ngừa

Thực hiện: Hành động khắc phục Hành động phòng ngừa

Kết quả thực hiện

Kết thúc Lưu hồ sơ

đầy đủ, bài bản, khoa học theo ISO 9000. Nhờ vậy công ty đạt được mục tiêu cuối cùng là sản phẩm ổn định, chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng.

- Lãnh đạo quan tâm, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chất lượng và hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:

 Quan tâm, kiên trì, hiểu biết sâu sắc về hệ thống, đôn đốc kiểm tra tất cả các bộ phận của công ty  Tổ chức giáo dục và đào tạo về ISO 9000 cho từng nhân viên để họ nâng cao ý thức thực hiện

mục tiêu chất lượng của công ty, thấu hiểu về hệ thống chất lượng, mục tiêu chất lượng và bản mô tả công việc của từng cá nhân

- Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO được áp dụng và duy trì ở tất cả các phòng ban, xưởng và phân xưởng sản xuất. Do vậy chất lượng được quản lý đồng bộ và toàn diện, kết quả được minh chứng bằng sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu Giầy Thượng Đình – Thương hiệu giầy Việt Nam được đông đảo người dân tin dùng, nhất là trong tình trạng hàng kém chất lượng của Trung Quốc ngày càng tràn lan ở thị trường Việt Nam.

 Từ năm 1998 đến nay, công ty đã áp dụng thành công HTQLCL ISO 9001:2000. Công ty không ngừng mở rộng thị trường trong và ngoài ngước. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là các nước thành viên khối EU (chiếm 80% sản lượng giầy sản xuất), ngoài ra còn xuất sang các nước khác như Mêxico, Mỹ, Úc, Nhật và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh thị trường xuất khẩu công ty luôn giữ vững thị phần tại thị trường nội địa, sản phẩm của công ty đã có mặt trên khắp các tỉnh thành trên cả nước phục vụ các nhu cầu: luyện tập thể thao, leo núi, picnic, bảo hộ lao động và các loại giầy thời trang... liên tục nhiều năm liền, sản phẩm giầy vải Thượng Đình được chứng nhận vào TOPTEN hàng tiêu dùng Việt Nam, hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt giải vàng chất lượng

 Lượng bán ra tăng mỗi năm và doanh thu của công ty Giầy Thượng Đình trong những năm gần đây cũng không ngừng tăng: Năm 2012 doanh thu đạt 316 tỷ đồng, năm 2013 đạt 330 tỷ đồng và năm 2014 dự kiến đạt 340 tỷ đồng.

2.3.2. Hạn chế

 Nhận thức về ISO 9000 của một số lãnh đạo còn hạn chế, chưa thông hiểu về hệ thống quản lý chất lượng.

 Mặt khác do ngôn ngữ và cách trình bày Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 khi triển khai áp dụng tại Việt Nam chủ yếu chỉ là Việt hóa chưa hướng dẫn và thông tin được về cách nhận thức cũng như triển khai trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đồng thời do cách trình bày của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 còn quá cô đọng nên rất khó hiểu dẫn đến công nhân làm công tác kiểm tra còn để lọt lưới các sản phẩm không phù hợp.

 Hệ thống ISO 9000 quá tổng quát, chính vì sự tổng quát này cũng là thuận lợi (đơn giản, gọn nhẹ, áp dụng mọi loại hình tổ chức, mọi ngành nghề,..) nhưng lại gây ra sự khó khăn khi áp dụng, đòi hỏi phải có tư vấn kinh nghiệm dẫn đến việc lập biên bản sản phẩm không phù hợp chưa phản ánh đầy đủ diễn biến của quá trình sản xuất, sổ nhật kí chưa phản ánh đầy dủ diễn biến của quá trình sản xuất.

 Đầu tư nhiều thời gian và công sức để cải tiến việc thực thi áp dụng các thủ tục quy định .  Bộ phận quản lý chất lượng thường hoạt động kiêm nhiệm , điều đó chứng tỏ chưa thấy được

tầm quan trọng của bộ phận này.

 Công nhân sản xuất rất ngại trong việc ghi chép các thông số , chỉ tiêu chất lượng , báo cáo trong quá trình sản xuất:

- Về việc thực hiện mục tiêu chất lượng : có nhiều bộ phân chưa tiến hành đánh giá hoặc đánh giá nhưng chưa đầy đủ, chưa sát.

- Về kiểm soát hồ sơ chất lượng: + Hồ sơ lưu thiếu thông tin: • Phòng xuất nhập

• Phòng kế hoạch vật tư • Phòng chế thử mẫu • Phòng quản lý chất lượng • Phân xưởng cán, gò thể thao • Phân xưởng cắt

• Xưởng thời trang, xưởng cơ năng

+ Hồ sơ thiếu danh mục hoặc cập nhật chưa thuận tiện cho việc tra cứu: phòng kế hoạch vật tư, phòng chế thử mẫu, phân xưởng cán.

Một phần của tài liệu Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 tại Công ty giày Thượng Đình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w