5 Miến trộn tôm và thịt ba rọ
5.2.2. Chiến lược giá:
5.2.2.1. Chiến lược giá:
- Chiến lược giá mà nhóm sử dụng cho mô hình dịch vụ cung cấp thực phẩm ăn kiêng Low8 là chiến lược giá thâm nhập thị trường. Sở dĩ chọn chiến lược này bởi vì các yếu tố như sau:
- Low8 là một dịch vụ mới tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thương hiệu công ty chưa được nhiều người biết đến.
- Chế độ ăn kiêng Low Carb còn khá mới mẻ với người Việt. Việc định giá thâm nhập sẽ thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng theo đuổi chế độ ăn kiêng này cũng như không ngần ngại sử dụng dịch vụ của công ty.
- Công ty muốn hướng đến thực hiện chiến lược giá thâm nhập để đạt lợi thế về quy mô, tức là tăng số lượng sản phẩm để giảm chi phí chung.
Dịch vụ được cung cấp nhằm đáp ứng cho một chương trình ăn kiêng để giảm cân cụ thể, nên người tiêu dùng khi tham gia sẽ dùng xuyên suốt theo một thời gian dài. Chiến lược giá thâm nhập giúp người tiêu dùng trở thành khách hàng trung thành của công ty một cách dễ dàng.
5.2.2.2. Phương pháp định giá:
Sản phẩm dịch vụ của Low8 được định giá dựa theo chi phí sản xuất. Giá bán sẽ được tính bằng việc xác định chi phí đầu vào và mức lợi nhuận mong muốn đạt được của công ty. Trong đó chi phí đầu vào được xác định thông qua từng giai đoạn và các hoạt động cụ thể như sau:
Giai đoạn đầu tư:
- Tiền cọc thuê mặt bằng.
- Mua sắm trang thiết bị cho cửa hàng.
- Sửa chữa, trang trí cửa hàng.
- Sử dụng các dịch vụ ngoài (điện, nước, văn phòng phầm).
- Thực hiện các hoạt động marketing ban đầu (quảng cáo, tiếp thị).
- Chi các khoản khác và dự phòng.
Giai đoạn đi vào hoạt động:
- Chi phí cho cơ sở vật chất:
• Thuê mướn mặt bằng.
• Sửa chữa, nâng cấp, trang trí cửa hàng.
• Chi phí sản xuất
• Mua nguyên vật liệu.
• Chi trả cho các dịch vụ như điện, nước, gas...
• Sửa chữa, nâng cấp, thay mới thiết bị, dụng cụ...
- Chi phí cho đội ngũ nhân viên:
• Lương cho nhân viên (đầu bếp, nhân viên phục vụ, vệ sinh, chuyên gia dinh dưỡng...).
• Bảo hiểm, phúc lợi, thưởng...
- Chi phí cho hoạt động kinh doanh, quản lý:
• Chi phí cho hoạt động Marketing.
• Chi phí cho hoạt động quản lý và bán hàng.
• Chi phí cho các dịch vụ sử dụng trong văn phòng (điện, nước, văn phòng phẩm...).
• Chi phí giải quyết các thủ tục pháp lý.
• ...
- Các chi phí khác và dự phòng.
5.2.2.3. Định giá cho phối thức sản phẩm:
Định giá trọn gói sản phẩm
Bên cạnh việc khách hàng đến cửa hàng và mua các món ăn riêng lẻ vào từng buổi ăn của họ, khách hàng có thể đăng ký trọn gói dịch vụ cung cấp thức ăn trong 1 thời gian dài với mức giá rẻ hơn. Khi sử dụng dịch vụ trọn gói, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích nhất định, nhất là về mặt giá cả.
- Khách hàng nhận chiết khấu khi sử dụng gói dịch vụ. Mức chiết khấu tăng dần khi thời gian khách hàng sử dụng gói dịch vụ tăng. (ví dụ đặt trước thực đơn cho 2 -3 tuần giảm 10%, đặt trước thực đơn cho 2 tháng trở lên giảm 15%,…).
- Phí giao hàng giảm, hoặc miễn phí đối với khách hàng đặt trước thực đơn từ 1 tháng trở lên)
Bên cạnh đó, khách hàng còn được tư vấn miễn phí để xây dựng thực đơn hợp lý. Khi sử dụng gói dịch vụ này, chuyên gia của công ty có thể theo sát được quá trình ăn kiêng theo chế độ Low Carb của khách hàng, đảm bảo sự hiệu quả của quá trình ăn kiêng đối với khách hàng.
Việc đưa ra gói dịch vụ với mức chiết khấu hấp dẫn sẽ khuyến khích khách hàng trở thành khách hàng thân thiết và trung thành đối với công ty, hơn nữa cũng giúp công ty đảm bảo được hiệu quả mà chế độ ăn Low Carb mang lại cho khách hàng.
Định giá sản phẩm bổ trợ
Do tính chất của chế độ Low Carb đòi hỏi phải có các bữa phụ trong ngày, nên ngoài thực đơn các món chính cho buổi sáng, trưa, tối, công ty còn cung cấp các món ăn phụ khác để khách hàng có thể sử dụng. Lúc này các món phụ, được xem là các sản phẩm bổ trợ, sẽ được định giá cao nhằm giúp cho công ty tăng được lợi nhuận, bù đắp cho chiến lược định giá thâm nhập thị trường đối với các sản phẩm chính.