trƣng thể loại
2.3.1. Những lưu ý khi dạy học đoạn trích Tình yêu và thù hận
Đoạn trích “Tình yêu và thù hận” sách giáo khoa lớp 11 tập 1 là trích đoạn của vở bi kịch nổi tiếng Romeo và Juliet của William Shakespeare. Theo chúng tôi, việc dạy học đoạn trích này cần quan tâm trên hai phƣơng diện chính: Thứ nhất đây là một tác phẩm văn học nƣớc ngoài do vậy trong quá trình dạy học cần hết sức lƣu ý tới tính chất này, thứ hai, đây là một trích đoạn kịch bản vì vậy phƣơng pháp dạy học đoạn trích chịu sự quy định của loại thể sinh ra nó. Phần phƣơng pháp dạy học đoạn trích này chúng tôi sẽ đƣa ra cách thức dạy học đoạn trích dựa cả hai đặc tính trên của nó.
Trƣớc hết, chúng ta có thể nhận thấy “Tình yêu và thù hận” là một văn bản thuộc phần văn học nƣớc ngoài đƣợc dịch sang tiếng Việt. “Ngƣời giáo viên muốn làm chủ việc dạy học phần văn học nƣớc ngoài trƣớc hết cần có tầm nhìn bao quát mảng này ở cả ba lớp ở cấp trung học phổ thông…bao quát chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao ở cấp trung học phổ thông. Hơn thế nữa còn phải thấy đƣợc diễn biến của chƣơng trình qua những đợt cải cách, chỉnh lí trƣớc đây cũng nhƣ toàn cảnh mảng văn học này mà học sinh đƣợc học từ khi bƣớc chân vào lớp 6 cho đến khi học xong lớp 12 để thấy đƣợc mối liên quan giữa hai cấp học, từ đó mà có cách xử lí thích đáng đối với từng bài giảng cụ thể” [41, tr. 11]. Phải khẳng định rằng dạy học văn học
nƣớc ngoài không dễ đối với các giáo viên phổ thông bởi lẽ ở bậc học này giáo viên văn thƣờng đảm đƣơng luôn cả dạy học văn học Việt Nam và văn học nƣớc ngoài. Cũng chính đặc điểm này khiến cho nhiều tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc dạy học không khác gì với những tác phẩm văn học Việt Nam. Sau khi học xong các tác phẩm nƣớc ngoài đa phần học sinh chỉ có thể nhớ đƣợc một vài nét về tác giả hay một vài chi tiết của tác phẩm thông qua các bản dịch còn đa phần tinh hoa của tác phẩm bị bỏ quên một cách rất đáng tiếc. Dạy văn học nƣớc ngoài khó nhƣng không phải không làm cho hay đƣợc. Văn học nƣớc ngoài rất dễ gây hứng thú cho học sinh vì tính chất mới lạ của nó. Để học sinh thực sự hứng thú với bài học thì ngƣời giáo viên phải tạo đƣợc không khí học tập khác với giờ giảng một bài văn học dân tộc.
Khi dạy đoạn trích “Tình yêu và thù hận” giáo viên phải chú ý khơi gợi cho học sinh không khí của thời kì Phục hƣng đã cách xa thời kì của các em, không phải dễ gì các em có thể hiểu đƣợc.Thời kì Phục hƣng là tên gọi một giai đoạn lịch sử kéo dài khoảng từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI trong lịch sử phát triển của châu Âu. Phục hƣng nghĩa là làm sống lại, làm tái sinh lại, phục hƣng lại các giá trị của nền văn hóa Hi Lạp và La Mã cổ xƣa. Hƣớng về thế giới cổ xƣa không có nghĩa chỉ đơn thuần là xu hƣớng phục cổ, mà từ trong di sản nghệ thuật của thời đại chƣa có Chúa ấy bừng lên một sức sống mãnh liệt, một lí tƣởng nhân văn cao cả một khát vọng tự do rộng lớn. Điều này phù hợp với tinh thần đi tìm cái mới ở châu Âu thế kỉ XIV – XVI. Con ngƣời của thời đại này cho rằng trong thời đại của họ, thời đại bị áp chế bởi chế độ phong kiến và nhà thờ thì không có tự do, tƣ tƣởng khoa học bị thù ghét bị coi là tà đạo, quyền sống của con ngƣời bị chà đạp. Họ nỗ lực khôi phục lại các giá trị văn hóa cổ đại nhằm tạo ra một sự kết hợp giữa các giá trị nhân văn cổ đại và những khát vọng tự do, khát vọng giải phóng khỏi sự tù hãm trong thời đại của họ. Trong thời đại này nổi lên nhiều cuộc cách mạng tƣ tƣởng quan trọng trong đó đáng nhắc tới là các quan niệm đả phá cái nhìn lạc hậu về con ngƣời
và phong trào đòi cải cách tôn giáo. Hiểu đƣợc điều này học sinh mới hiểu và trân trọng giá trị tƣ tƣởng của tác phẩm.
Dạy văn học nƣớc ngoài là dạy văn học dịch. Chất lƣợng của các bản dịch ảnh hƣởng rất nhiều tới việc cảm thụ tác phẩm của giáo viên cũng nhƣ học sinh. Nói nhƣ vật không có nghĩa là đòi hỏi ngƣời giáo viên phải am tƣờng tất cả ngôn ngữ gốc của các tác phẩm văn học nƣớc ngoài mà mình dạy học bởi lẽ chỉ tính riêng ở bậc trung học phổ thông đã có đến 21 tác giả thuộc 8 ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, ngƣời giáo viên nên tận dụng mọi cơ hội để liên hệ bản dịch với văn bản gốc từ đó thấy đƣợc những tinh hoa còn ẩn dấu trong tác phẩm. Đối với đoạn trích “Tình yêu và thù hận”, do đƣợc sáng tác bằng tiếng Anh, thứ ngôn ngữ khá quen thuộc với nhiều học sinh, hơn nữa văn bản trích đoạn này cơ bản là ngắn, dễ đọc, nhiều học sinh có thể tiếp xúc đƣợc với nguyên tác, giáo viên có thể cung cấp nguyên tác cho các em tìm hiểu. Việc giáo viên cung cấp phần nguyên tác cho học sinh là một cơ hội cho các em tiếp xúc với văn bản tác phẩm bằng chính ngôn ngữ của nó đồng thời việc làm này sẽ góp phần kích thích sự say mê đối với mảng văn học nƣớc ngoài ở nhiều học sinh. Trong phần phụ lục của luận văn này, chúng tôi có cung cấp đoạn trích “Tình yêu và thù hận” bằng tiếng Anh để tham khảo và ứng dụng trong những trƣờng hợp cần thiết.
Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở trên, “Tình yêu và thù hận” là một đoạn trích của một kịch bản văn học, vì vậy quá trình dạy học cần lƣu ý tới tính thể loại của nó. Giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu trƣớc về bi kịch ở các khía cạnh: nhân vật, kết cấu (xung đột, cốt truyện, không gian, thời gian…) để các em dễ nhập tâm vào bài học hơn.
Trong cách đọc văn bản, giáo viên nên có sự phân vai cho học sinh đọc. Với đoạn trích này, chỉ có hai nhân vật xuất hiện, vì vậy giáo viên có thể gọi hai học sinh nhập vai hai nhân vật để đọc. Giáo viên nên chọn lựa những học sinh có chất giọng phù hợp với lời thoại ở đoạn trích này đồng thời lƣu ý các
em thể hiện đƣợc tính chất lãng mạn, giàu xúc cảm bao trùm trong toàn bộ đoạn trích.
Trong phần tìm hiểu chi tiết, do “Tình yêu và thù hận” chỉ là một trích đoạn nhỏ trong vở Romeo và Juliet vì vậy khi dạy học giáo viên cần giúp học sinh tóm tắt nội dung vở kịch, hình dung rõ vị trí của đoạn trích trong vở kịch đó. Đặc biệt, do đoạn trích này nằm ở cảnh 2 hồi II, nhiều sự kiện có tính chất liên quan mật thiết với cảnh 1 vì vậy giáo viên nên dẫn dắt cho học sinh nắm đƣợc các sự kiện đã diễn ra ở cảnh 1 hồi II để học sinh dễ hiểu còn các hồi khác chỉ cần lƣớt qua với những ý chính.
Đối với các tác phẩm văn học nhân vật là linh hồn, là hình tƣợng truyền tải những thông điệp nghệ thuật của tác giả tới công chúng. Đối với kịch bản văn học cũng vậy. Do đó khi hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích “Tình yêu và thù hận” trong vở Romeo và Juliet giáo viên phải dẫn dắt các em tìm hiểu đƣợc diễn biến tâm lí của hai nhân vật xuất hiện trong đoạn trích đó là Romeo và Juliet trong đêm trăng sau buổi dạ hội. Để thấy đƣợc diễn biến nội tâm của các nhân vật, giáo viên hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu lời thoại của các nhân vật đó (bao gồm cả đối thoại và độc thoại). Trong trích đoạn này, không gian thời gian (đêm trăng) cũng có ý nghĩa nhất định trong việc bộc lộ thế giới nội tâm của các nhân vật, giáo viên nên hƣớng dẫn học sinh khai thác triệt để các yếu tố này để khai thác chiều sâu thế giới nội tâm ở các nhân vật.
Khai thác xung đột kịch là việc làm cần thiết khi giảng về kịch. Tuy nhiên phải khẳng định rằng xung đột kịch không phải là yếu tố đƣợc dàn đều trong mọi cảnh kịch. Xung đột trong toàn bộ vở Romeo và Juliet là xung đột giữa tình yêu chân thành trong trắng với hận thù của hai dòng họ. Tuy nhiên trong đoạn trích này xung đột kịch không nổi lên trên bình diện hàng đầu mà có thể khẳng định toàn bộ đoạn trích thể hiện sự vƣợt lên trên thù hận của tình yêu hay nói khác đi thù hận chỉ là phông nền để khẳng định tình yêu. Do vậy, khi dạy học về đoạn trích này giáo viên không cần khai thác sâu yếu tố xung đột kịch. Giáo viên chỉ nên dừng lại ở mức độ giới thiệu cho học sinh về các
xung đột thƣờng gặp trong kịch, chứng minh cho học sinh thấy ở đoạn trích này không có xung đột thực sự mà thay vào đó là sự thắng thế hoàn toàn của tình yêu của Romeo và Juliet.
Về ngôn ngữ kịch, tùy từng cách tiếp cận của giáo viên, ngôn ngữ kịch có thể đƣợc khai thác song hành trong khi khai thác các yếu tố khác hoặc cũng có thể tách ra khai thác riêng. Ở đoạn trích này, ngôn ngữ kịch có nhiều đặc sắc đáng chú ý vì vậy giáo viên có thế khai thác riêng thành một mục. “ Shakespeare đƣợc gọi là nhà pháp sƣ của ngôn ngữ Anh” [32, tr. 50]. Ông sử dụng một vốn từ rất phong phú, đa dạng và linh hoạt trong đó ngôn ngữ dân gian góp một phần đáng kể. Ngôn ngữ trong trích đoạn này rất đậm chất thơ, lãng mạn bay bổng phù hợp với việc bộc lộ tình cảm yêu đƣơng của Romeo và Juliet. Điều đặc biệt hơn về ngôn ngữ trong đoạn trích này đó là sự đan xen hài hòa giữa độc thoại và đối thoại. Những lời thoại là đặc điểm đặc trƣng của ngôn ngữ kịch. Giáo viên nên mở rộng giảng giải cho học sinh về các dạng thức thoại và vai trò của nó trong tác phẩm kịch để học sinh hiểu và tập trung khai thác. Đoạn trích gồm 16 lời thoại chia đều cho hai nhân vật. Trong số 16 lời thoại này có 6 lời thoại đầu là độc thoại. Tuy nhiên trong những lời độc thoại này tính chất đối thoại cũng đƣợc thể hiện khá rõ. Đây là một sự sáng tạo đặc biệt về ngôn ngữ thoại trong trích đoạn này nói chung và trong sáng tác của Shakespeare nói riêng.
Ở đoạn trích này những chỉ dẫn diễn xuất không nhiều, tuy nhiên không gian thời gian lại đƣợc hiện rõ trong ngôn ngữ thoại của nhân vật. Có thể nói ở đoạn trích này yếu tố không gian thời gian phát huy một cách rất hiệu quả trong việc thể hiện nhân vật cũng nhƣ nội dung tƣ tƣởng của vở kịch. Tùy cách khai thác của từng giáo viên mà phần không gian thời gian thời gian này có thể đƣợc lồng ghép trong các khía cạnh khác hoặc đƣợc đặt riêng. Nhƣng cho dù triển khai theo cách nào thì giáo viên cũng phải làm nổi bật đƣợc sự khác biệt của không gian thời gian trong tác phẩm kịch và không gian
thời gian ở các tác phẩm viết theo thể loại khác đồng thời chỉ ra ý nghĩa của sự xuất hiện những mảng không gian thời gian này.
Chúng tôi tin rằng với những chỉ dẫn về cách thức dạy học đoạn trích “Tình yêu và thù hận” theo đặc trƣng thể loại trên đây sẽ không chỉ giúp học sinh có thể tiếp cận đoạn trích theo đúng hƣớng mà khi gặp những kịch bản khác học sinh cũng sẽ tìm đƣợc hƣớng tiếp cận đúng.
2.3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học đoạn trích Tình yêu và thù hận
Xét về mặt hình thức tổ chức dạy học, đoạn trích “Tình yêu và thù hận” có thể sử dụng cả hình thức dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài lớp. Tùy theo điều kiện cụ thể ngƣời dạy có thể áp dụng hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để đạt hiệu quả dạy học cao nhất. Trong luận văn này, với hình thức dạy học trên lớp chúng tôi sẽ thiết kế một giáo án word triển khai dạy học văn bản Tình yêu và thì hậntheo đặc trƣng thể loại. Đây là hình thức dạy học khá phổ biến và phù hợp với nhiều trƣờng, nhiều đối tƣợng dạy học.
Đối với hình thức dạy học ngoài lớp chúng tôi sử dụng dạy học dự án để triển khai việc dạy học văn bản “Tình yêu và thù hận”. Dạy học dự án là phƣơng pháp mới đòi hỏi cả ngƣời dạy và ngƣời học phải có sự chuẩn bị công phu chu đáo nhƣng đổi lại kiến thức của bài học sẽ đƣợc ngƣời học tìm hiểu, tiếp nhận một cách chủ động, tự giác và hứng thú thông qua sự hƣớng dẫn, chia sẻ và tổ chức hoạt động của ngƣời dạy. Dạy học văn bản “Tình yêu và thù hận” có thể kết hợp với bài Một số thể loại văn học: Kịch, văn nghị luận (thuộc tiết 109 và 110 của học kì II) tạo thành dự án Sân khấu hóa kịch bản đoạn trích “Tình yêu và thù hận” và tìm hiểu về Shakespeare cùng vở kịch
Romeo và Juliet. Chúng tôi sẽ tiến hành dạy thực nghiệm dự án này ở chƣơng 3, ở phần này chúng tôi chỉ xin mô tả dự án này nhƣ sau
+ Ở dự án học tập này học sinh sẽ đƣợc chia thành các nhóm: Nhóm diễn viên, nhóm biên kịch kiêm đạo diễn, nhóm nghiên cứu phê bình sân khấu, nhóm phóng viên. Tất cả các nhóm sẽ cùng thực hiện nhiệm vụ chung
là tìm hiểu về Shakespeare, bối cảnh ra đời tác phẩm, đặc trƣng của thể loại kịch từ đó phục vụ cho từng nhiệm vụ riêng của nhóm mình.
+ Sản phẩm của dự án: biểu diễn đoạn kịch trƣớc lớp (hoặc trình chiếu đoạn kịch do các em diễn); bài thuyết trình của nhóm phê bình, biên kịch và đạo diễn; một trang web học tập giới thiệu về nhà văn Shakespeare và vở kịch
Romeo và Juliet; một bài luận trình bày về cảm nhận của bản thân về hai nhân vật chính sau khi học xong đoạn trích…
Chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm sƣ phạm với cả hai hình thức dạy học đoạn trích Tình yêu và thù hận trên đây ở chƣơng 3. Với mỗi hình thức dạy học chúng tôi sẽ tiến hành dạy thực nghiệm ở một lớp và một lớp đối chứng để đánh giá hiệu quả của từng hình thức dạy học trên.
Nhƣ vậy, trên đây chúng tôi đã kết hợp giữa đặc trƣng của việc dạy học văn học nƣớc ngoài và dạy học tác phẩm kịch để đƣa ra cách thức tổ chức dạy học cho đoạn trích “Tình yêu và thù hận” sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1. Đây cũng sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến hành thực nghiệm và định hƣớng cách dạy học tác phẩm kịch ở trƣờng phổ thông.
CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực tiễn đƣợc coi là thƣớc đo khách quan, là nơi đƣa ra câu trả lời xác đáng cho những đề xuất về mặt lí luận. Vì thế sau khi tiến hành những nghiên cứu trên đây về mặt lí thuyết chúng tôi tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả đồng thời đánh giá khả năng áp dụng vào thực tiễn của những kết quả nghiên cứu nêu trên.
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm
3.2.1. Đối tượng
- Đối tƣợng học sinh: Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm văn bản
“Tình yêu và thù hận” trong chƣơng trình sách giáo khoa lớp 11 tập 1 (chƣơng trình cơ bản) vì thế chúng tôi lựa chọn đối tƣợng là học sinh lớp 11 bậc THPT học theo chƣơng trình Ngữ văn cơ bản. Đối tƣợng thực nghiệm đƣợc lựa chọn ở 2 trƣờng: Trƣờng THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội và trƣờng THPT Phạm Hồng Thái – Ba Đình – Hà Nội. Ở mỗi trƣờng chúng tôi lựa chọn 2 lớp thực nghiệm (một lớp dạy thực