Nhân vật

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích tình yêu và thù hận trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng thể loại (Trang 28)

Điều đặc biệt của tác phẩm văn học so với các khoa học khác đó là văn học chuyển tải thông điệp bằng hình tƣợng, thông qua hình tƣợng chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm đến đƣợc với ngƣời đọc. Chính vì vậy, trong các tác phẩm của mình, mỗi nhà văn thƣờng dành rất nhiều tâm huyết cho việc xây dựng những hình tƣợng nghệ thuật. Ở tác phẩm kịch, việc xây dựng nhân vật càng đƣợc coi trọng hơn. Nhà viết kịch N.Pogôđin trong cuốn Kinh nghiệm viết kịch đã chia sẻ: “Không thể viết đƣợc nếu chƣa tìm đƣợc cho mình những nhân vật hấp dẫn. Hoàn cảnh để dựng lên vở kịch là nhất thiết phải có, thiếu một hoàn cảnh phù hợp với chủ đề, vở kịch sẽ trở nên gƣợng gạo. Mà hoàn cảnh là do các nhân vật tạo nên” [28, tr. 65]. “Tôi không thể hình dung là có thể tạo ra những tình tiết khi chƣa có nhân vật, làm sao mà có thể vẽ ra những con đƣờng và những chỗ rẽ của vở kịch sau đó tạo ra những nhân vật và bắt họ phải đi theo những con đƣờng và những chỗ rẽ ấy” [28, tr. 67]. Chính vì vậy, khi tìm hiểu một vở kịch, nhân vật chính là một khía cạnh cần phải khai thác sâu, triệt để.

Nhƣ đã nói ở trên, nhân vật kịch ngoài những đặc điểm chung vốn có của nhân vật văn học nói chung nó có những đặc điểm riêng biệt so với nhân vật thuộc các thể loại văn học khác. Trƣớc hết, là hình tƣợng trò diễn, nhân vật kịch chịu sự chi phối, ràng buộc chặt chẽ bởi những điều kiện luật lệ của nghệ thuật sân khấu. Do không gian thời gian hạn hẹp của sân khấu, một kịch bản không thể có nhiều nhân vật nhƣ trong truyện ngắn hay tiểu thuyết. Nhân vật trong tác phẩm kịch vì thế mà mang tính khái quát cao độ chứ không đƣợc khắc họa một cách tỉ mỉ, phức tạp nhƣ nhân vật trong truyện ngắn, tiểu thuyết. Tuy nhiên cũng không vì thế mà nhân vật trong tác phẩm kịch thƣờng đơn giản, một chiều. Trong làng kịch thế giới có rất nhiều nhân vật kịch đƣợc

khắc họa với chiều sâu nội tâm, với những biến động tinh thần đa dạng, phong phú. Hơn nữa, cũng bởi tính quy định của không gian thời gian, tất cả các nhân vật kịch đều tham gia vào hành động kịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống sự kiện, biến cố, không có “nhân vật thừa”. Vì vậy có thể nói mỗi nhân vật đều có vai trò nhất định trong việc thể hiện tƣ tƣởng chủ đề của vở kịch, khi phân tích phải chú ý tới đặc điểm này để làm nổi bật tƣ tƣởng của kịch bản đó. Một điều nữa cần phải quan tâm khi xem xét nhân vật kịch đó là “nhân vật kịch đƣợc cụ thể hóa bằng loại chất liệu riêng” [33, tr. 220] trong đó “chất liệu quan trọng nhất mà nhà văn có thể sử dụng để xây dựng hình tƣợng nhân vật là lời thoại cùng với giọng nói của các nhân vật” [33, tr. 221]. Cũng nhờ có đặc điểm này mà thế giới nội tâm của nhân vật kịch không phải là thế giới đóng kín trong bản thân. Lời của các nhân vật kịch không phải là những lời trầm tƣ trữ tình mà thông qua đó thế giới nội tâm của nhân vật đƣợc bộc lộ một cách rõ ràng, hiểu đƣợc điều này thì việc phân tích nhân vật kịch không còn quá khó khăn nữa.

1.3.1.1. Nhân vật Romeo.

Romeo là một trong hai nhân vật trung tâm của vở kịch, là nhân vật góp phần thể hiện một cách rõ nét thông điệp của vở kịch tới ngƣời đọc. Nếu nhƣ có ngƣời cho rằng Juliet là ngƣời phụ nữ dám yêu, dám đấu tranh cho tình yêu thì phải khẳng định rằng Juliet có đƣợc lòng dũng cảm đó là nhờ sức mạnh tình yêu của Romeo. Trải qua nhiều thế kỉ, Romeo vẫn luôn là niềm tự hào của văn học thế giới, luôn trở thành biểu tƣợng vĩnh cửu của tình yêu và lòng chung thủy.

Romeo là con cháu của Montagiu – dòng họ đối địch với dòng họ Capiulet. Tuy nhiên chàng sở hữu một vẻ bề ngoài và cả thế giới nội tâm khiến kẻ thù với gia đình chàng cũng phải nể phục. Trong buổi Romeo cùng với đám bạn cải trang vào nhà Capiulet dự buổi dạ hội, Tibân đã nhận ra sự xuất hiện của Romeo: “Kia là một thằng Montaghiu, một tên tử thù của chúng ta, một tên khốn kiếp dám nghênh ngang láo xƣợc đến đây nhạo báng lễ tôn

nghiêm của họ nhà ta” [32, tr. 75] và nảy sinh ý định “cho thằng này về âm phủ”. Capiulet cũng nhận ra sự có mặt đứa con của dòng họ thù địch với dòng họ Capiulet: “Ta trông nhƣ Romeo, có phải không?” nhƣng Capiulet không bị thành kiến thù địch làm cho mờ mắt, ông nói tới sự có mặt của Romeo với một thái độ rất hòa nhã. Thái độ này của Capiulet có đƣợc là do ông nhận thấy những đức tính tốt đẹp ở Romeo. Capiulet đã không ngần ngại ngợi ca những đức tính tốt đẹp của đứa con dòng họ tử thù với gia đình mình: “Nó đi đứng đàng hoàng lịch sự lắm. Mà nói thực, thành Vêrôna này cũng tự hào vì có một chàng thanh niên công tử đức hạnh và mực thƣớc nhƣ nó. Cho ta tất cả của cải trong thành Vêrôna này ta cũng không muốn xảy ra trong nhà ta điều gì xúc phạm tới danh dự nó” [32, tr. 76]. Thông qua lời thoại này của Capiulet với Tibân đã cho ta thấy đƣợc vẻ đẹp đức hạnh, đàng hoàng lịch sự ở chàng. Nếu nhƣ vẻ đẹp của nàng Juliet đƣợc hiện lên chủ yếu thông qua con mắt yêu đƣơng của chàng Romeo thì ở đây vẻ đẹp của Romeo lại đƣợc hiện lên qua cái nhìn của dòng họ tử thù với gia đình mình. Chính điều này đã khiến cho vẻ đẹp phẩm chất của Romeo càng đƣợc nâng lên gấp bội.

Romeo hiện ra trong con mắt của Juliet càng trở nên lung linh, tốt đẹp. Những cử chỉ, lời nói nhã nhặn, lịch sự của chàng đã khiến nàng Juliet cảm mến chàng ngay từ ngày đầu gặp gỡ. Có thể nói, với Juliet, Romeo đã chiếm giữ trọn vẹn trái tìm nàng, “nếu chàng đã có vợ rồi thì có lẽ nấm mộ kia sẽ là giƣờng cƣới của ta” [32, tr. 78]. Để dành đƣợc trọn vẹn trái tim nàng Juliet nhƣ thế ắt hẳn Romeo phải là một chàng trai thực sự đáng yêu, đáng trân trọng nhƣờng nào.

Nếu nhƣ ở trên, hình ảnh về Romeo với những phẩm chất tốt đẹp của chàng đƣợc hiện lên thông qua con mắt nhìn của các nhân vật khác thì xem xét diễn tiến của toàn bộ vở kịch thông qua những hành động của chàng, ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói của chàng ta lại càng khẳng định đƣợc vẻ đẹp của con ngƣời chàng.

Ở những hồi đầu, Romeo xuất hiện cùng với tình yêu chàng dành cho nàng Rôđalin. Đây là những cảm xúc đầy lãng mạn nhƣng cũng rất trong sáng, ngây thơ ở một chàng trai trẻ tuổi. Nhƣng đến khi Romeo gặp Juliet, tình cảm của chàng phát triển trở thành tình yêu chứ không còn dừng lại ở những cảm xúc thơ dại đầu đời. Những hành động, cử chỉ của Romeo với Juliet đêm dạ hội đã thể hiện một con ngƣời tuấn tú, phong nhã, lịch sự đàng hoàng: Romeo cầm tay Juliet “Nếu tay hèn này đã xúc phạm đến báu vật linh thiêng thì tôi xin chịu một hình phạt êm đềm: đôi môi tôi nhƣ hai kẻ hành hƣơng rụt rè xin sẵn sàng xóa vết bàn tay thô bạo kia bằng một cái hôn trìu mến” [32, tr. 76]. Romeo đã gặp, đã yêu ngƣời con gái của dòng họ Capiulet ấy. Hơn ai hết, chàng hiểu đƣợc những trở lực âm thầm chia cắt tình yêu này nhƣng chàng đã đi theo tiếng gọi của con tim. Hành động vƣợt bức tƣờng nhà Capiulet để đƣợc nhìn thấy ngƣời mình yêu là hành động đầu tiên thể hiện sự mãnh liệt trong tình yêu mà Romeo dành cho Juliet. Nếu nhƣ tâm trạng của Juliet trong tình yêu còn ít nhiều chịu sự ảnh hƣởng của mối thù hận giữa hai dòng họ thì ở Romeo tình cảm ấy lại quyết liệt, mãnh mẽ ngay từ những giây phút đầu. Trong tâm trạng của Romeo không có những khúc quanh co, phức tạp nhƣ tâm trạng của Juliet khi yêu. Gặp Juliet, chàng đem lòng cảm mến. Trái tim si tình đã cất lên những lời ngợi ca đầy thƣơng mến: “vừng đông đẹp tƣơi ơi…Nguyên là hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời có việc phải đi vắn, đã tha thiết nhờ mắt nàng lấp lánh chờ đến lúc sao về…Vẻ tinh tú của đôi gò má chàng sẽ làm cho các vì tinh tú phải hổ ngƣơi..” [ 32, tr. 81, 82]. Khi hiểu đƣợc nỗi lòng vƣớng những lo lâu của Juliet về bức tƣờng thù hận giữa hai dòng họ Romeo đã không ngần ngại khẳng định: “nếu nàng chẳng ƣa tên họ đó, thì tôi chẳng phải là Romeo mà cũng chẳng thuộc họ Montaghiu” [32, tr. 83]. Tình yêu vừa mới nhen lên trong lòng chàng trai trẻ đã lóe sáng để khẳng định tính chất dứt khoát, mãnh liệt của mình. Có lẽ chỉ riêng tình yêu, sự hi sinh vì tình yêu này của chàng thôi cũng đã khiến cho nàng Juliet cảm động, tiếp thêm sức mạnh cho nàng thoát khỏi mối ƣu tƣ để xây dựng tình yêu tốt

đẹp giữa hai ngƣời. Để khẳng định tình yêu đang trỗi dậy trong lòng mình, Romeo đã bất chấp cả sự đe dọa của cái chết đang trình rập trong sự im lặng của đêm khuya: “Thà để cho lòng căm thù của họ chấm dứt đời tôi còn hơn kéo dài kiếp sống mà thiếu tình nàng” [32, tr. 83]. Đã không còn là những tình cảm bồng bột, nông nổi nữa, những tình cảm Romeo dành cho Juliet đã thực sự khiến ngƣời ta cảm động ngƣỡng mộ. Đặt vào hoàn cảnh mà Romeo đang gặp phải chúng ta mới thấy hết tình yêu táo bạo cháy bỏng trong lòng chàng. Romeo đã không hề bị mối thù hằn ngăn cản con tim, trái lại chàng đã bất chấp mọi hiểm nguy bủa vây xung quanh mình để đến với tình yêu. Bức tƣờng rào cao kia thật khó vƣợt qua, ngƣời nhà Juliet ở khắp mọi nơi, họ mà bắt gặp chàng sao tránh nổi cái chết nhƣng tình yêu chân thành mãnh liệt trong lòng chàng đã chiến thắng: “Tôi vƣợt đƣợc tƣờng này là nhờ đôi cánh của tình yêu, mấy bức tƣờng đá này sao ngăn nổi ái tình. Mà cái gì tình yêu dám làm là làm đƣợc. Ngƣời nhà nàng sao ngăn nổi tôi” [32, tr. 83]. Tình yêu đó đƣợc nuôi dƣỡng bởi trái tim yêu của hai ngƣời rồi đi đến một kết thúc tốt đẹp: họ làm lễ kết duyên ở nhà thờ. Có thể nói, chính sức mạnh tình yêu trong lòng Romeo đã dẫn đƣờng cho họ tìm đến hạnh phúc đích thực đó. Cho đến ngày nay, tình yêu chân thành mãnh liệt ấy của Romeo vẫn luôn chiếm đƣợc cảm tình, sự ngƣỡng mộ của nhiều thế hệ.

Romeo không chỉ ngời sáng bởi tình yêu trong sáng, mãnh liệt của chàng mà ở sự nghĩa hiệp ở chàng cũng khiến cho ngƣời đời ngƣỡng mộ. Mơkiuxiô và Tibân đánh nhau trên đƣờng phố, bắt gặp cảnh đó, Romeo đã có cách ứng xử rất lịch thiệp nhằm giảng hòa mâu thuẫn giữa hai bên: “Anh Benvôliô, hãy rút kiếm ra, ta phải ngăn họ lại. Này hai ông ơi. Thật xấu hổ, xin hai ông đừng phạm luật thế! Tibân! Mơkiuxiô! Vƣơng chủ đã nghiêm cấm không đƣợc xung đột trong đƣờng phố thành Vêrôna kia mà! Thôi nào, Tibân! Mơkiuxiô hiền huynh!” [32, tr. 105]. Những lời nói, hành động này của Romeo cho thấy sự chững chạc, dũng cảm, nghĩa hiệp ở chàng khiến cho sự ngợi ca của Capiulet quả không phải là sự quá lời: “Nó đi đứng đàng

hoàng lịch sự lắm. Mà nói thực thành Vêrôna này cũng tự hào vì có một chàng thanh niên công tử đức hạnh và mực thƣớc nhƣ nó” [32, tr. 76]. Sự can ngăn của Romeo đã không ngăn cản đƣợc sự xô xát giữa hai con ngƣời đang ngùn ngụt lửa thù hận đó và kết thúc là cái chết của Mơkiuxiô. Cái chết của Mơkiuxiô đã đẩy Romeo đến những nỗi dằn vặt, day dứt. Romeo là một ngƣời chín chắn vì vậy chàng ý thức đƣợc hoàn cảnh trớ trêu mà mình đang gặp phải. “Thế là vì ta mà chàng thanh niên quý tộc này, thân thích của vƣơng chủ, bạn chí than của ta, đã bị trọng thƣơng, danh dự của ta bị Tibân bôi nhọ, Tibân mà từ một tiếng đồng hồ đã là biểu huynh của ta…Ôi nàng Juliet yêu kiều, sắc đẹp của nàng đã làm ta mềm yếu nhƣ phụ nữ, đã làm nhụt chí khí rắn nhƣ thép của ta”, “Nó trở lại và dƣơng dƣơng tự đắc! còn Mơkiuxiô thì chết uổng mạng sao! Hỡi Độ lƣợng hiền từ, ngƣơi hãy quay trở về thƣợng giới, còn ngƣơi, Thịnh nộ có đôi mắt lửa, hãy vạch đƣờng chỉ lối cho ta đi! Tibân, ta trả lại ngƣơi chữ thằng khốn mà ngƣơi tặng ta lúc nãy. Hồn Mơkiuxiô còn vơ vẩn trên đây chờ hồn ngƣơi cùng đi. Hoặc ngƣơi, hoặc ta, hoặc cả ngƣơi và ta, sẽ đi theo chàng.” [32, tr. 106]. Romeo ý thức đƣợc ngƣời mình đang phải đối đầu là ai. Chàng nhận thức đƣợc hoàn cảnh mà mình đang gặp phải. Sự đấu tranh nội tâm diễn ra giằng xé trong tâm hồn chàng. Giết Tibân để trả thù cho cái chết oan nghiệt của Mơkixiô hay vì tình nàng Juliet mà để cho kẻ sát nhân đƣợc sống. Sự lựa chọn nào với chàng cũng là khó khăn. Và chính sự suy nghĩ trăn trở này của Romeo khiến ta càng cảm phục chàng, cảm phục sự chín chắn, đầu cuối và minh bạch trong tâm hồn chàng. Sau những suy tƣ trăn trở đó, Romeo quyết định trả thù cho Mơkiuxiô. Romeo giết Tibân nhƣng hành động của chàng không khiến cho ngƣời ta ghê sợ lên án mà nhận đƣợc sự đồng tình, cảm thông. Trong lời Benvôliô thuật lại với vƣơng chủ toàn bộ sự việc đã thể hiện sự bênh vực, cảm thông với hành động của Romeo: “Romeo đã hết lời tỏ bày cùng y rằng chuyện bất hòa thật là nhỏ nhặt, và van nài y hãy coi chừng cơn lôi đình của chúa công…Lời nói ôn hòa, vẻ mặt bình tĩnh, thái độ khiêm tốn ấy đã không làm cho Tibân bớt giận

dữ điên cuồng, trƣớc mọi lời cầu hòa, y làm giả ngây giả điếc và rút ngay thanh kiếm chĩa vào ngực chàng Mơkiuxiô anh dũng…” [32, tr. 107].

Có thể nói, hành động giết Tibân của Romeo là hành động nghĩa hiệp, đáng đƣợc cảm thông tuy nhiên cũng chính hành động đó đã khiến cuộc đời chàng rẽ sang một trang khác. Vƣơng chủ dung thứ cho tội của chàng nhƣng vẫn đày chàng đi biệt xứ. Tình yêu với nàng Juliet vừa đƣợc gắn kết bằng lễ kết duyên bí mật nay đành chia lìa. Đi Mantua bỏ lại tình yêu nơi quê nhà, Romeo vẫn mang một hi vọng đƣợc đoàn tụ cùng ngƣời yêu: “Nhất định là sẽ có. Một ngày kia chúng ta sẽ ngồi bên nhau bâng khuâng ôn lại những nỗi ngậm ngùi hôm nay” [32, tr. 121]. Thế nhƣng hi vọng của Romeo không trở thành sự thực, chàng nhận đƣợc tin dữ, nàng Juliet đã không còn nữa. Đau khổ trƣớc sự mất mát ghê gớm, Romeo đã chuẩn bị cho cái chết của mình rất gọn ghẽ bằng một liều thuốc độc cực mạnh. Chàng tìm gặp một thầy lang nghèo khổ để chuẩn bị cái chết cho mình: “Này chú mình, lại đây…Quả tình chú mình nghèo khổ thật. Cầm lấy bốn mƣơi đồng tiền vàng này. Đƣa cho ta một liều thuốc độc, một liều thuốc thực mạnh có thể truyền nhanh đi khắp các mạch máu, kẻ nào chán đời uống vào là lăn ra ngay, một liều thuốc hơi thở ra khỏi cơ thể nhanh và mạnh nhƣ lửa thuốc sung lòe ra khỏi nòng đại bác vây.” [32, tr. 143]. Cảm nhận tận cùng của nỗi đau, Romeo đã triết lí về cuộc đời một cách đầy chua xót: “Sao? Cùng cực thế này mà vẫn sợ chết à? Mặt anh hốc hác vì đói, mắt anh đầy vẻ đau khổ của kẻ nghèo túng và bị áp bức, lƣng anh mang chiếc áo rách tã nhƣ áo của kẻ ăn mày bị khinh rẻ: thế giới này không phải là bạn anh đâu. Thế giới này làm gì có luật nào khiến anh có thế giàu đƣợc. Đừng cam chịu nghèo nữa, hãy hất luật pháp đi, cầm lấy tiền

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích tình yêu và thù hận trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng thể loại (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)