2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Đống Đa được thành lập năm 2006, Tính đến ngày 31/12/2013, Chi nhánh có tổng số CBNV là 78 người với 05 phòng Giao dịch trực thuộc, trong đó 02 Phòng bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2013. Đa số CBNV còn rất trẻ, tuổi đời dưới 30 chiếm 80%, trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên chiếm 85%. Trong suốt gần 20 năm hoạt động, chi nhánh Đống Đa luôn được NH Hàng Hải quan tâm và tạo điều kiện phát triển hết sức nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh của hàng loạt các NH khác và các cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng chi nhánh Đống Đa vẫn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã được giao.
2.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức Sơ đồ 2.1 :Cơ cấu bộ máy tổ chức :
Phòng hành chính tổng hợp Phòng dịch vụ khách hàng Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng tài chính kế toán Phòng khách hàng cá nhân Phòng giao dịch 1 Phòng giao dịch 2 Phòng giao dịch 3 Phòng giao dịch 5 Ban giám đốc Phòng giao dịch 4
43
2.2.3. Hoạt động của Maritime Bank Đống Đa
2.2.3.1. Tình hình huy động vốn:
Đối với Chi nhánh Đống Đa, vốn huy động là một trong hai nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi t dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố nhằm tạo nguồn vốn tín dụng cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ thế công tác huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được kết quả sau:
B ng 3.1: Tình hình huy động vốn các năm 2011 – 2013 (theo thành phần kinh tế)
Đơn v : Triệu ồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dƣ ũy kế đến 31/12 Số dƣ uỹ kế đến 31/12 % So với năm trƣớc Số dƣ uỹ kế đến 31/12 % So với năm trƣớc Tổng ngu n vốn huy động 622.945 595.865 96 719.121 120 Huy động t TCKT 377.650 261.542 69 347.850 133 Khách hàng cá nhân 245.270 334.323 136 371.271 111
44 Biểu Đồ 3.1 : Tình hình huy động vốn 2011 - 2013 377.65 245.27 622.945 261.542 334.323 595.865 347.85 371.271 719.121 0 200 400 600 800 2011 2012 2013 Tổ chức kinh tê cá nhân Tổng huy động
Số vốn huy động được của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm nhưng năm 2012 số huy động có giảm chút ít so với 2011. sở dĩ có hiện tượng như vậy cũng không có gì là bất thường bởi năm 2012 là năm nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt như là áp trần lãi suất,hạn mức tín dụng…nhằm giảm lạm phát và ổn định kinh tế ,ổn định giá cả vì vậy đây cũng là tình trạng chung của các Ngân hàng. Vốn được huy động ngày càng tăng t khách hàng cá nhân. Năm 2012,2013 số vốn huy động t khu vực dân cư thông qua các tài khoản tiết kiệm cá nhân đã chiếm tỷ trọng cao hơn các năm khác, chiếm hơn một nửa tổng số vốn huy động được vì vậy Ngân hàng đã tăng cường chú trọng phát triển hơn nữa nguồn vốn này.
Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh diễn ra theo chiều hướng khả quan, năm sau tăng hơn năm trước và được dự báo trong tương lai khả năng huy động vốn tại Chi nhánh sẽ vẫn tiếp tục tăng lên do Chi nhánh áp dụng nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt hiệu quả kết hợp với uy tín chất lượng thương hiệu Maritime Bank ngày càng
được củng cố.
2.2.3.2. Phân t ch tổng dư nợ cho vay:
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung-dài hạn phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất
Năm Tri u đồng
45
cứ một Ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng cao mức dư nợ.
B ng 3.2: Dƣ nợ của Maritime Bank – Đống Đa (Theo kỳ hạn vay)
Đơn v : Triệu ồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dƣ uỹ kế đến 31 12 Số dƣ uỹ kế đến 31 12 Số dƣ uỹ kế đến 31 12 Tổng dư nợ cho vay 592.867 582.218 694.426 Dư nợ ngắn hạn 445.006 422.443 500.889 Tỷ trọng (%) 75.06 72.56 72.13
Dư nợ trung và dài
hạn 147.861 159.755 193.537
Tỷ trọng (%) 24.94 27.44 28.87
(Nguồn: B o c o kinh doanh c c năm 2011, 2012, 2013 Maritime Bank Đống Đa)
Biểu Đồ 3.2 : Dƣ nợ theo kỳ hạn của Maritime Bank Đống Đa (2011-2013)
445.006 147.861 592.867 422.443 159.755 582.218 500.889 193.537 694.426 0 100 200 300 400 500 600 700 2011 2012 2013 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung-dài hạn Tổng dư nợ Tri u đồng Năm
46
Dư nợ ngắn hạn:
Năm 2011 đạt mức dư nợ là 592.867 triệu đồng; năm 2012 là 582.218 triệu đồng giảm 10.649 triệu đồng tương đương giảm 1.80% do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Sang năm 2013 mức dư nợ đạt 694.426 triệu đồng tăng 112.208 triệu đồng so với năm 2012 tương đương tăng 16.16% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013 tình hình sản xuất kinh doanh dần phục hồi, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để Ngân hàng cho vay nên đã được đáp ứng.
Dư nợ trung-dài hạn:
Tình hình dư nợ trung-dài hạn qua các năm như sau: năm 2011 là 147.861 triệu đồng; năm 2012 dư nợ này đạt 159.755 triệu đồng tăng 11.89 triệu đồng tương đương tăng 8.04% so với năm 2011; Sang năm 2013 mức dư nợ này tiếp tục tăng 21.15% tương đương tăng 33.782 triệu đồng. Các khoản cho vay trung-dài hạn có đặc điểm là không thể thu hồi nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu một phần.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển và tiếp tục phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám Đốc, các trưởng phòng, phải kể đến sự nổ lực của các nhân viên tín dụng. Đặc biệt là những nhân viên tín dụng làm tốt công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của Ngân hàng. T đó nâng cao được uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng.
47
CHƢƠNG 3.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI MARITIME BANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
3. 1. QUI TRÌNH THẨM ĐỊNH
3.1.1. Thu thập thông tin khách hàng doanh nghi p:
Các h sơ cần thi t yêu cầu khách hàng cung c p:
Đối với mới quan hệ lần ầu:
- Điều lệ hoạt động của công ty đã được công chứng Nhà nước xác nhận. - Giấy phép thành lập Công ty.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (Nếu có tăng vốn trong quá trình hoạt động cần có các giấy đăng ký bổ sung).
- Quyết định bổ nhiệm Giám Đốc.
- Quyết định bổ nhiệm Kế Toán Trưởng.
- Các báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất (Bảng tổng kết tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc bảng cân đối kế toán đến thời điểm gần nhất).
- Phương án sử dụng vốn vay.
- Hồ sơ về tài sản bảo đảm cho nợ vay…
Đối với kh ch hàng ã nhiều lần quan hệ tín dụng:
- Các báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất (Bảng tổng kết tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán đến thời điểm gần nhất). (Nếu chưa cung cấp cho Ngân hàng).
- Phương án sử dụng vốn vay.
- Hồ sơ về tài sản bảo đảm cho khoản vay…
Phỏng v n khách hàng:
Quá trình phỏng vấn khách hàng, Ngân hàng sẽ phát hiện ra nhiều yếu tố và dữ kiện t nguồn thông tin mà do chính khách hàng cung cấp. Vì vậy, trong suốt quá trình phỏng vấn khách hàng, nhân viên tín dụng cần tập trung và ghi chép cẩn thận để có thể có được các thông tin cần thiết.
48 - Xác định rõ nhu cầu vốn thật sự. - Xác định thời hạn cần vay. - Xác định mục đích sử dụng vốn. - Xác định tính cạnh tranh, thị trường. - Xác định khả năng tài trợ.
- Tính pháp lý của tài sản đảm bảo.
Ngu n thông tin ên trong:
Các thông tin liên quan đến kách hàng vay vốn (uy tín trong thanh toán công nợ…) cũng như các thông tin về tài sản đảm bảo, khả năng kinh doanh, thị trường…
- Các mối quan hệ giao dịch của khách hàng vay vốn với các bộ phận khác trong Ngân hàng.
- Các thông tin mà Ngân hàng đang lưu trữ trong các hồ sơ vay cũ. - Các nguồn thông tin khác sẵn có…
Ngu n thông tin ên ngoài:
Ngân hàng cần xác định khả năng thanh toán và uy tín của khách hàng vay vốn thông qua các nguồn thông tin bên ngoài:
- Thông tin qua trung tâm CIC, CIP.
- Tại các Ngân hàng bạn mà khách hàng vay vốn hiện đang giao dịch. - Thông tin t các đối thur cạnh tranh của khách hàng vay vốn.
- Thông tin t các đối tác của khách hàng vay vốn. - Thông tin trên báo chí hàng ngày.
- Các nguồn thông tin khác…
3.1.2. Thẩm định hồ sơ, đề uất kiến:
3.1.2.1 Ti p nhận h sơ thẩm định:
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng, và dựa trên cơ sở thông tin thu thập được cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp liên hệ với khách hàng để trả lời về việc xin vay vốn của khách hàng.
49
Quy trình cho vay tín dụng được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ng a rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đảm bảo ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp.
Quy tr nh thẩm nh tín dụng doanh nghiệp tại Maritime Bank thường diễn ra theo các bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
CBTD phải kiểm tra tính xác thực của hố sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin khác
Ki m tra hồ sơ ph p l :
CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, văn bản trong hồ sơ pháp lý như :
1) Quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 2) Giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền cấp
3) Quyết định thành lập của doanh nghiệp 4) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
5) Giấy phép hành nghề đối với một số ngành nghề cần giấy phép 6) Biên bản góp vốn, danh sách thành viên
7) Các tài liệu khác liên quan đến quản lý vốn và tài sản 8) Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
9) Quyết định bổ nhiệm HĐQT, TGĐ ( GĐ), kế toán trưởng 10) Các giấy tờ khác liên quan
Ki m tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ b o m tiền vay
CBTD cần kiểm tra tính xác thực của t ng loại hồ sơ:
1) Đối với danh mục hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính trong thời thời gian gần nhất, các báo cáo tài chính dự tính cho thời gian sắp tới, bảng kê các loại công nợ tại MaritimeBank Đống Đa và các tổ chức tín dụng khác, bảng kê các khoản phải thu phải trả lớn, các hợp đồng kinh tế, PASXKD/ DADT. Riêng đối với DADT, CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ dự án vay vốn
50
Ngoài ra, CBTD kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp t đó xem xét sự phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động? và xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.
2) Đối với danh mục hồ sơ bảo đảm tiền vay:
Trường hợp cho vay không có TSĐB: thông thường đây là những trường hợp theo chỉ định của Chính phủ về cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng
Trường hợp bảo đảm bằng TS của khách hàng: Tuỳ t ng lọai TS có các giấy tờ khác nhau mà CBTD phải tìm hiểu kỹ lưỡng: Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu TS, giấy chứng nhận bảo hiểm TS,…
Trường hợp bảo đảm bằng TS hình thành t vốn vay: giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành t vốn vay trong đó yêu cầu khách hàng phải nêu rõ quá trình hình thành TS.
Trường hợp bảo lãnh bằng TS của bên thứ ba: Thẩm định nội dung của cam kết bằng TS của bên thứ ba để khách hàng vay vốn.
Ngoài ra có thể có hồ sơ thế chấp quyền sử dụng đất
3) Kiểm tra mục đích vay vốn: Kiểm tra xem mục đích vay vốn của doanh nghiệp có phù hợp với đăng ký kinh doanh không. Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu vay vốn với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm theo quy định của Chính phủ). Đối với những khoản vay bằng ngoại tệ thì kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối.
Bước 2: Điều tra, xác minh lại thông tin
CBTD phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để biết rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc kiểm tra hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của doanh nghiệp tại ngân hàng và các TCTD, các bạn hàng đối tác kinh doanh.
Bước 3: Phân tích ngành
Để đánh giá tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp thì CBTD phải phân tích trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại: Xu hướng phát triển
51
của ngành; các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật; sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; những thay đổi về điều kiện lao động; chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp; vị thế hiện tại của doanh nghiệp trong ngành; phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của công ty, đánh giá đối tác với việc nâng cao mức cạnh tranh của công ty.
Bước 4: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
Tìm hiểu, phân tích về tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, điều hànhvà quản lý…
Tìm hiểu chung về khách hàng: CBTD cần tìm hiểu về lịch sử doanh nghiệp, những thay đổi trong góp vốn, cơ chế quản lý, những thay đổi trong+sản phẩm, loại hình kinh doanh hiện nay, điều kiện địa lý…Những thông tin này đánh giá về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tương lai. Đây là điều cần thiết để biết liệu công ty có thể đứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng mở rộng hoạt động
Điều tra, đánh giá tư cách và năng lực pháp lý
Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp: CBTD đánh giá dựa trên các câu hỏi: Quy mô hoạt động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ; Cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh; Số lượng và trình độ lao động; Cơ cấu lao động; Tuổi lao động trung bình trong công ty; chính sách thưởng và tăng lương; bình quân doanh thu trên đầu người; trình độ kỹ thuật…
Tìm hiểu, đánh giá khả năng quản trị điều hnàh của ban lãnh đạo: Bước 5: Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
CBTD tiến hành tính toán lãi, phí và các lợi ích khác có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt( cơ sở tính toán dựa trên dơn xin vay của khách hàng). Đồngthời CBTD cũn xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.Chẳng hạn như lợinhuận của khoản vay sẽ không cao như mong muốn nhưng bù lại khách hàng luôn duy trì mối quan hệ tiền gửi ở mức cao với Maritime Bank Thanh Xuân.Như thế mới có được những mối quan hệ vững chắc và lâu dài với khách hàng