Tỉnh Đăk Lăk có diện tích 19.599 km2, chiếm gần 6% tổng diện tích tự nhiên của cả nước – bao gồm 15 huyện và thành phố, dân số 1,754,400 người, mật độ trung bình 13125,4 người/km2 (Tổng Cục Thống kê, 2010)
Là một tỉnh nằm trong vùng sinh thái khí hậu đặc thù Tây Nguyên, ĐăkLăk có đồng cỏ tự nhiên rộng và đa dạng. Đây chính là thế mạnh để phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Năm 2010, toàn tỉnh có 191.114 con bò, sản lượng thịt đạt 9576 tấn. Đắk Lắk đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm tăng nhanh tỷ lệ bò lai đáp ứng tốt yêu cầu phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hoá (Tổng cục thống kê năm, 2010)
Tỉnh đã đầu tư xây dựng Trại bò giống gốc trên địa bàn huyện Ea Kar, với gần 200 con, trong đó có 4 con đực, 7 con cái thuần giống Brahman, còn lại là bò cái nền lai Sind được nuôi theo hình thức bán chăn thả. Trại bò giống gốc này rộng 90 ha, được xây dựng hệ thống chuồng trại, bãi chăn thả, khu vực đồng cỏ, hồ nước... Qua gần 1 năm triển khai thực hiện, 80% số bò được phối đã sinh 50 con bê lai chất lượng cao cung ứng cho các hộ đồng bào các dân tộc phát triển chăn nuôi...
Liên minh sản xuất bò thịt bền vững đã ra mắt tại huyện Ea Kar (Đăk Lăk) với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) Đăk Lăk: 106 hộ chăn nuôi bò ở 6 xã của huyện Ea Kar, gồm Ea Kmut, Ea Đar, Xuân Phú, Ea Ô, Ea Pal và Chư Nil cùng với Công ty TNHH Khánh Xuân liên kết để thành lập Liên minh sản xuất bò thịt bền vững. Tổng giá trị đàn bò của các nông hộ này vào khoảng 3,8 tỷ đồng. Công ty Khánh Xuân sẽ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ hiện
đại, chế biến và cung cấp ra thị trường sản phẩm thịt bò an toàn mang thương hiệu "bò thịt Ea Kar". (Theo baomoi.com)
Đắk Lắk – phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa
Hàng tháng, trung bình mỗi hộ dân tại tỉnh Lào Cai bán được 110 kg bò cho tư nhân tại chợ. Tại tỉnh Đắk Lắk, khối lượng này là 120 kg. Nhìn vào số liệu này có thể thấy không có nhiều sự chênh lệch về trọng lượng bò thịt bán hàng tháng qua tư nhân tại chợ giữa hai địa phương này. Là tỉnh đầu tư nhiều cho việc phát triển đàn bò, đặc biệt là các giống bò lai, những năm gần đây, Đắk Lắk đã không ngừng mở rộng các trang trại chăn nuôi bò. Tỉnh cũng cải tạo đàn bò địa phương năng suất thấp bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo từ bò đực giống Zêbu; hướng dẫn các hộ chăn thả, chăm sóc các giống bò lai theo đúng quy trình kỹ thuật; khuyến khích bà con các dân tộc chuyển đất gieo trồng các loại cây kém hiệu quả kinh tế sang trồng các loại cỏ cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao như cỏ Runi, Ghinê, VA06... tạo nguồn thức ăn cho đàn bò lai. Đắk Lắk hiện có đàn bò trên 213.000 con, chủ yếu là giống bò địa phương, năng suất thấp, tập trung nhiều ở các huyện Ea Kar, Ma Đ’Rắc, Ea Súp,... cần lai tạo để có đàn bò
giống tốt. Với chính sách đầu tư dài hạn, tỉnh luôn có nguồn bò thịt lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. (Theo ipsard/Hachau/31-03-2010)
Mô hình trang trại chăn nuôi bò thịt dưới tán rừng ở Easup - Đăk Lăk: Được sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình Nông thôn - Miền núi, địa phương đã triển khai Dự án xây dựng 6 trang trại chăn nuôi bò thịt dưới tán lá rừng nhằm tận dụng thảm thực vật và diện tích rừng sẵn có. Quy mô mỗi trang trại nuôi 20 con bò cái sinh sản Laisind trở lên và một con đực giống Brahman. Bò nền được tuyển chọn từ các đàn hiện có đang nuôi trong vùng Dự án, cho phối giống trực tiếp để tạo ra đàn con lai có năng suất và chất lượng thịt cao. Tham gia Dự án, các hộ nông dân được tập huấn những kiến thức về một số bệnh thường xảy ra ở bò để kịp thời phát hiện và báo cho cán bộ thú y cơ sở; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò thịt; kỹ thuật trồng, sử dụng cây làm thức ăn xanh; chế biến cỏ và một số phụ phẩm làm thức ăn cho bò; kỹ thuật vỗ béo bò thịt để có hiệu quả kinh tế cao… Ngoài ra, 20 nông dân nòng cốt do địa phương lựa chọn đã được tham quan học tập về mô hình trang trại chăn nuôi bò với các giống bò cao sản và bò lai hướng thịt cho năng suất cao; tham quan các mô hình trồng cỏ cao sản như: cỏ VA-06, Ghi-nê, Paspalum, cỏ Voi có năng suất từ 250 - 400 tấn/ha; học tập các phương pháp chế biến, dự trữ cỏ và các phụ phẩm làm thức ăn cho bò, đặc biệt là phương pháp dự trữ và chế biến rơm bằng phương pháp ủ Urê rất dễ làm và có hiệu quả trong chăn nuôi bò hiện nay. Mô hình kinh tế trang trại bò thịt dưới tán lá rừng khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hình thức chăn nuôi thường từ 30 - 34%. Lợi nhuận thu về từ một con bò sinh sản từ 2,5 - 3 triệu đồng/năm. Ngoài ra, gần 150 tấn phân chuồng đã được thu gom mỗi năm là nguồn bổ sung phân bón cho cây trồng, góp phần tiết kiệm chi phí cho nông dân và giảm ô nhiễm môi trường. Kết quả của dự án đã chứng tỏ việc sử dụng đất rừng để chăn nuôi bò là một giải pháp phù hợp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên rừng, đất đai, thảm thực vật rộng lớn vùng Tây Nguyên
Kết quả thực hiện dự án cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo 2010: Chương trình cải tạo đàn bò bằng Thụ tinh nhân tạo và bò đực giống ZeBu trên địa bàn của tỉnh Daklak đã được trung tâm khuyến nông Đăk Lăk tổ chức triển khai thực hiện từ năm 2002 đến nay. Chương trình đã giúp người chăn nuôi hiểu biết và tiếp cận được với các tiến bộ kỷ thuật trong chăn nuôi góp phần cải tạo tầm vóc và khả năng sản xuất của đàn bò trong tỉnh ta hiện nay. Bò được thụ tinh nhân tạo sinh ra bê có ngoại hình đẹp, sinh trưởng phát triển tốt, trong cùng tháng tuổi nuôi như nhau thì giá trị một con bê lai cao hơn bê nội 1,5 lần. Khi đến tuổi bán thịt “24 tháng tuổi “thì trọng lượng bò thịt lai tăng hơn bò thịt nội từ 100 kg - 120 kg/con). Lợi ích thiết thực từ chương trình cải tạo đàn bò đã tác động đến suy nghĩ và cách làm của người chăn nuôi đã đựợc bà con nông dân chấp nhận áp dụng ở nhiều địa phương như ở huyện: Eakar, Krông năng, Madrăk, Krông búc, Krông bông , Cưmgar , Thành phố BMT… đặc biệt là ở các vùng đồng bào dân tộc tại chỗ tỷ lệ bò lai đạt khoảng 15 % tổng đàn. Sơ kết dự án cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo giai đoạn 2007- 2010 đạt kết quả như sau: Tổng số bê con được sinh ra: 9883 con, số bê con sinh ra 2012 con, bò cái được phối tinh bò thịt chất lượng cao là 426 con (Theo Ngô Nhân, khuyến nông ĐăkLăk,2011)
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bò vàng được giết thịt tại các lò mổ Khánh Xuân và Minh Long, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Bò thịt giết mổ tại các lứa tuổi:
12 – 24 tháng tuổi 24 – 36 tháng tuổi
>36 tháng tuổi
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 2:
- Khảo sát năng suất thịt bò vàng với các chỉ tiêu: khối lượng thịt hơi, khối lượng thịt xẻ, khối lượng xương, diện tích cơ thăn
- Đánh giá chất lượng thịt bò vàng với các chỉ tiêu: hàm lượng protein thô, lipid thô, khoáng tổng số, vật chất khô, độ mất nước, pH, màu sắc.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu cho Nội dung 1
Thu thập tài liệu trên các tạp chí khoa học, theo niên giám thống kê,..
3.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cho Nội dung 2
Tiến hành điều tra trên 2 lò mổ quy mô trung bình trong thời gian 1 tháng. Số liệu thu thập sẽ bao gồm: Tính biệt, tuổi, khả năng cho thịt (khối lượng trước khi giết mổ, khối lượng thịt xẻ, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, diện tích mắt thịt); chất lượng thịt (trị số pH, màu sắc, tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến); thành phần hóa học của thịt (DM, CP, EF, Ash)
3.2.2.2.1. Phương pháp xác định tuổi bò
Tuổi của bò được xác định bằng cách đếm số lượng răng cửa vĩnh viễn (Vũ Chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch, 2005): Không có răng cửa vĩnh viễn nào (dưới 25 tháng tuổi); 2 răng cửa vĩnh viễn (25-30 tháng tuổi); 4 răng cửa vĩnh
viễn (30-35 tháng tuổi); 6 răng cửa vĩnh viễn (35-40 tháng tuổi) và 8 răng cửa vĩnh viễn (trên 40 tháng tuổi).
3.2.2.2.2. Phương pháp xác định khả năng cho thịt (năng suất thịt)
● Khối lượng trước khi giết mổ:
Khối lượng bò trước khi giết mổ, xác định bằng cân điện tử Rudweight sai số 0,5kg. Bò được nhịn đói 24 h trước khi giết thịt.
● Khối lượng thịt xẻ: Khối lượng thân thịt sau khi đã cắt tiết, bỏ đầu, lột da, lấy
nội tạng và cắt 4 chân.
Khối lượng thịt xẻ (kg)
Tỷ lệ thịt xẻ (%) = _______________________________________________ x 100 Khối lượng cơ thể gia súc trước giết thịt (kg)
● Khối lượng thịt tinh: khối lượng của thân thịt được lọc bỏ xương
Khối lượng thịt tinh (kg)
Tỷ lệ thịt tinh (%) = ______________________________________ x 100 Khối lượng trước khi giết thịt (kg)
● Khối lượng xương: là khối lượng của xương sau khi lọc bỏ thịt (kg)
Khối lượng xương (kg)
Tỷ lệ xương (%) = ______________________________________________ x 100 Khối lượng cơ thể trước khi giết thịt (kg)
● Diện tích mắt thịt: được tính bằng đơn vị cm2 và được xác định bằng cách sử dụng giấy plastic đặt lên trên mắt thịt ở vết cắt tại vị trí giữa xương sườn thứ 12 và 13.
- Phương pháp đo diện tích mắt thịt: Cắt miếng giấy plastic đo điện tích S1 và cân được khối lượng A1. Đặt miếng giấy plastic lên trên mắt thịt, nước nội dịch sẽ ngấm và loang lên tờ giấy plastic. Lấy bút chì tô diện tích vết loang, dùng giấy
thấm khô. Sau đó, dùng kéo cắt theo vết loang và đem cân được khối lượng A2. - Diện tích mắt thịt được tính theo công thức:
S2 = (A2 x S1)/A1 S2: Diện tích mắt thịt cần đo (cm2)
S1: Diện tích giấy plastic trước khi đo diện tích cơ thăn (cm2) A1: Khối lượng giấy plastic trước khi đo diện tích cơ thăn (gam) A2: Khối lượng giấy plastic sau khi đo diện tích cơ thăn (gam)
3.2.2.2.3. Phương pháp phân tích thành phần hóa học thịt bò
- Chọn mẫu và chuẩn bị mẫu thịt: Mẫu thịt được lấy từ lò mổ ngay sau khi giết mổ. Cơ thăn được lấy từ vị trí xương sườn số 7 - 9. mẫu cơ thăn được lọc sạch và được cắt thành các miếng có độ dày 2,5 cm. Sau đó được cân để xác định khối lượng trước khi bảo quản. Sau 12 giờ bảo quản ở nhiệt độ 2 - 4oC. Mẫu thịt được bảo quản trong túi ni lông để tránh tiếp xúc với không khí, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC.
Bảng 3.1: Số lượng mẫu nghiên cứu tại phòng thí nghiệm
Lứa tuổi Đực Cái Tổng số mẫu
12 – 24 tháng tuổi 3 3 6
24 – 36 tháng tuổi 3 3 6
>36 tháng tuổi 3 3 6
- Phân tích thành phần hóa học của thịt cơ dài lưng:
● Hàm lượng vật chất khô (Dry matter – DM): Hàm lượng vật chất khô xác
định theo phương pháp sấy khô ở nhiệt độ 100 - 1050C cho đến khi khối lượng không thay đổi theo TCVN 4326-2007
● Hàm lượng protein (Crude protein – CP) : Hàm lượng protein phân tích
● Hàm lượng khoáng tổng số (Ash): Hàm lượng khoáng tổng số xác định theo
phương pháp nung cháy phân hủy hoàn toàn các hợp chất hữu cơ trong lò nung theo TCVN 4327 - 2007
● Hàm lượng mỡ thô (ether extract – EE): Hàm lượng mỡ thô xác định theo
phương pháp Soxlhet theo TCVN 4331 – 2007
3.2.2.2.4. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu lý tính của thịt
Các chỉ tiêu lý tính của thịt được đánh giá theo phương pháp của Cabaraux và Cs (2003). Các chỉ tiêu và thời điểm đánh giá theo bảng 3.2.
- Chọn và chuẩn bị mẫu thịt : Sau 1 giờ giết thịt, lấy mẫu cơ dài lưng tại vị trí
xương sườn 7-9. Sau 12 giờ bảo quản ở nhiệt độ 2 - 4°C, mẫu cơ thăn được lọc sạch, cắt thành các miếng có độ dày 2,5 cm để xác định các chỉ tiêu chất lượng thịt theo các thời điểm tại bảng 3.2.
Bảng 3.2: Chỉ tiêu và thời điểm đánh giá chất lượng thịt
Chỉ tiêu 1 giờ 12 giờ1 48 giờ 8 ngày
pH + + + +
Màu sắc - + + +
Mất nước bảo quản (%) - - + +
Mất nước chế biến (%) - + + +
Ghi chú; +: thời điểm đánh giá; -: thời điểm không đánh giá; 1thời điểm bổ sung, không có trong phương pháp của Cabaraux và Cs
- Đo pH thịt bò
Giá trị pH của cơ thăn được đo bằng máy đo pH – STAR CPU (Matthaus - Cộng Hòa Liên Bang Đức). Giá trị pH 1 giờ sau giết mổ được đo trực tiếp trên thân thịt bò tại nơi mổ. Giá trị pH các thời điểm 12, 24 giờ và 48 giờ được thực hiện trên các mẫu thịt thăn có độ dày 2,5 cm được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 - 4oC tại phòng thí nghiệm. Đo lặp lại 5 lần tại từng thời điểm.
Giá trị pH của thịt bò sau giết mổ được phân loại dựa theo tiêu chuẩn của Viện Chăn nuôi Pháp (2006) (pH lúc 48 giờ sau giết thịt)
o pH 5,5 - 5,7: thịt bò bình thường
o pH 6,3 - 6,7: thịt bò DFD (thịt sẫm màu, cứng, khô)
o pH 5,2 - 5,5: thịt bò PSE (thịt nhợt màu, nhiều nước, nhão)
- Đo màu sắc thịt bò
Màu sắc thịt được đo ở các mẫu cơ thăn được bảo quản tại phòng thí nghiệm bằng máy đo màu sắc Minolta CR - 410 (Nhật Bản) và được thể hiện bằng các chỉ số L* (độ sáng), a* (độ đỏ) và b* (độ vàng) theo tiêu chuẩn độ chiếu sáng D và góc quan sát tiêu chuẩn 65o C.I.E (C.I.E., 1978). Màu sắc thịt được đo tại các thời điểm 12 giờ, 24 giờ và 48 giờ với 5 lần lặp lại từng thời điểm.
Giá trị L* = 0 (màu đen), L* = 100 màu sáng trắng (ánh sáng trắng tương tự như BaSO4 hoặc MgO cháy)
- Giá trị b* = - 60 (màu xanh lá cây), + 60 (màu vàng) - Giá trị a* = - 60 (màu xanh da trời), + 60 (màu đỏ)
- Xác định tỷ lệ mất nước bảo quản: Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) tại các thời
điểm 48 giờ và 8 ngày được xác định trên mẫu cơ thăn.
+) Phương pháp xác định: Cân mẫu cơ thăn trước khi bảo quản được khối lượng P1. Sau đó, đặt mẫu cơ thăn lên khay và bọc kín. Trong quá trình bảo quản, nước nội dịch sẽ đọng lại dưới khay. Sau thời gian bảo quản, đem mẫu cân được khối lượng P2. Lượng nước mất đi càng ít thì thịt càng mềm. Ngược lại, tỷ lệ mất nước bảo quản cao thì thịt dai, cứng.
+) Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) tính theo công thức sau: Tỷ lệ mất nước bảo quản = 100
1 2 1 × − P P P Trong đó:
P1: Khối lượng mẫu cơ thăn trước thời điểm bảo quản P2: Khối lượng mẫu cơ thăn sau bảo quản
- Xác định tỷ lệ mất nước chế biến: Tỷ lệ mất nước chế biến (%) tại các thời
điểm 12 giờ, 48 giờ và 8 ngày được xác định trên mẫu cơ thăn
+) Phương pháp xác định: Cân mẫu cơ thăn trước khi chế biến được khối lượng P1. Sau đó bọc vào túi nilon cách nhiệt và hấp cách thuỷ bằng máy Waterbath Memmert ở nhiệt độ 75°C trong thời gian 60 phút. Lấy ra đem cân được khối lượng mẫu sau chế biến P2.
+) Tỷ lệ mất nước chế biến (%) tính theo công thức sau: Tỷ lệ mất nước chế biến = 100 1 2 1− × P P P Trong đó:
P1: Khối lượng mẫu cơ thăn trước thời điểm chế biến P2: Khối lượng mẫu cơ thăn sau chế biến
3.3. Phương pháp xử lý số liệu