Nói quá nhiều

Một phần của tài liệu TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ THEO CÁCH CỦA CHÚA (Trang 48)

TRONG BỐN CHƯƠNG ĐẦU, TÔI CỐ GẮNG giúp bạn thay đổi suy nghĩ về giàu có. Tôi miêu tả một số khía cạnh thực tiễn về phương thức hoạt động của đồng tiền, và tôi sẽ thảo luận nhiều hơn trong phần còn lại của cuốn sách này. Nhưng quan trọng là bạn phải hình thành suy nghĩ đúng đắn trước khi bạn làm bất cứ việc gì. Nếu không, bạn sẽ khó đạt được và giữ được giàu có.

Đến chương này, bạn phải:

1. Xác định vị trí hiện tại để có thể kiểm soát cuộc đời và thay đổi hướng đi. 2. Điều chỉnh thái độ để bắt đầu suy nghĩ như một triệu phú.

3. Nuôi dưỡng niềm say mê để thực sự tiến về phía trước. 4. Thôi viện lý do.

Tất cả những việc trên là nhằm phát triển kiến thức tài chính. Vấn đề là bạn phải tự mình làm tất cả những bước này. Sẽ không ai chuẩn bị, hay làm thay cho bạn. Bạn phải tự nỗ lực.

Bạn từng nghe thấy câu nói: “Bạn có thể dắt một con ngựa tới hồ nước nhưng không thể bắt nó uống nước”. Hồi trẻ, tôi có một con ngựa già. Nó to lớn đến nỗi tôi phải bắc thang để leo lên lưng nó. Lúc đó, tôi khá nhỏ con nên nghĩ con ngựa có vẻ to hơn thực tế. Tôi lớn lên ở một vùng quê chuyên nghề đốn gỗ. Cha tôi là một tiều phu. Từ bé, tôi được giao trách nhiệm kéo lõi cây ra đường để chở tới đường sắt, rồi chở đi các nhà máy giấy. Con ngựa của tôi là một con ngựa được huấn luyện để kéo lõi cây. Tôi kéo lõi cây với nó cả ngày và đến trưa, tôi dẫn nó xuống một con lạch và cố gắng bắt nó uống nước.

Tuy nhiên, nếu nó không muốn uống, tôi cũng chẳng thể làm gì. Tôi kéo nó xuống gần hồ nước và cố làm cho nó chạm mũi vào mặt hồ. Nhưng nó nổi điên lên và nhấc tôi khỏi mặt đất rồi ném tôi vào bụi rậm. Bạn có thể dắt một con ngựa tới hồ nước nhưng không thể bắt nó uống nước. Tôi có thể chỉ cho bạn những nguyên tắc để trở nên giàu có, nhưng tôi không thể bắt bạn học, hay thực hiện những nguyên tắc ấy. Đối với con ngựa, mặc dù bạn không thể bắt nó uống nước, bạn có thể bỏ muối vào lúa mạch của nó. Tương tự, tôi đưa ra cho bạn những ví dụ về những người trong Kinh Thánh vượt qua mọi bất hạnh và trở nên giàu có. Bằng cách nào đó tôi có thể thay đổi được suy nghĩ của bạn. Qua chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, tôi tin tưởng bạn sẽ có động lực để có những thay đổi quan trọng. Chúa muốn bạn có được điều tốt đẹp nhất.

Chuẩn bị để thành công

Bản thân bạn phải chuẩn bị cho thành công. Charles Kittering từng nói: “Tôi mong dành phần đời còn lại cho tương lai, như vậy tôi muốn chắc chắn về tương lai, đó là lý do tôi chuẩn bị cho tương lai”. Chúng ta đến trường, học đọc và viết. Chúng ta học làm toán, nghiên cứu khoa học và học lịch sử.

Tuy nhiên, có ba điều chúng ta không được học ở trường. Đó là: • Làm thế nào để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

• Làm thế nào để nuôi dạy con cái thành công. • Làm thế nào để giàu có.

Chúng ta có thể lựa chọn nhiều con đường để thay đổi mọi hoàn cảnh, nhưng quan trọng là bạn phải suy nghĩ khác để hành động khác, lựa chọn khác và bạn sẽ thành công khác với trong quá khứ.

Thưa anh chị em, vì thế tôi nài xin anh chị em - do lòng thương xót của Đức Chúa Trời, hãy dâng hiến chính mình như những sinh tế sống, thánh khiết, đẹp lòng Đức Chúa Trời - đó là sự thờ phụng hợp lẽ. Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời. (Rom. 12: 1-2)

Điều Chúa muốn ở bạn thật đơn giản, đó là mọi thứ bạn có! Dường như Ngài nghĩ lễ vật dâng hiến trọn vẹn bạn dâng cho Ngài là hợp lý. Tuy nhiên, quan trọng là, chúng ta phải nhận ra rằng, sự hy sinh Chúa mong ở bạn là một sinh tế sống. Ngài không muốn bạn chết. Người chết không mang lại hào quang cho Chúa. Người nghèo hay người bệnh tật cũng vậy. Chúa muốn sự hy sinh của bạn làm cho thân thể bạn, thể chất bạn, vật hữu hình minh chứng cho tình yêu, sức mạnh và phước lành của Ngài. Đó là lý do Người muốn bạn, và đó cũng là lý do Người muốn bạn giàu có. Điều gì tốt cho Ngài cũng là tốt cho bạn. Chúa nói: “Một điều hợp lẽ, Ta muốn thân thể, tâm trí, và linh hồn bởi vì Ta có những kế hoạch cho con, vượt xa hơn kế hoạch của con. Chúng ngoài tầm kế hoạch của con”.

Điều thứ hai cần lưu ý, sự hy sinh đó phải linh thiêng và làm Chúa hài lòng. Quan trọng là, bạn phải có một tấm lòng lương thiện và không tham lam. Mong ước giàu có sẽ không thực hiện được từ lòng tham lam. Có những lý do chính đáng để mong ước giàu có và bạn cần chắc chắn thái độ của bạn là đúng đắn để sự hy sinh của bạn dành cho Chúa được chấp nhận và linh thiêng. Không phải là bạn có thể nhận được bao nhiêu. Đó là bạn có thể cho đi bao nhiêu. Chúa có thể làm cho bạn giàu có vì vương quốc của Ngài, hay bạn sẽ nhận của cải Chúa ban và phung phí nó vào những ham muốn của chính mình. Làm thế bạn sẽ bị Nước trời ghét bỏ.

Điều tiếp theo Paul đề cập tới đó là, không phải chúng ta rập khuôn theo lề thói cũ, mà chúng ta phải thay đổi. Cách thức thay đổi là thông qua đổi mới suy nghĩ của bạn. Bạn phải suy nghĩ khác. Lĩnh vực thay đổi lớn nhất trong suy nghĩ của bạn là ở trong nhận thức của bạn về điều phù hợp với thế giới này. Chúng ta chia thế giới thành hai loại “vật chất” và “tinh thần” và giả sử chúng ta không đòi hỏi thay đổi mọi thứ ở thế giới vật chất. Nhưng chúng ta phải khắc phục kiểu suy nghĩ đó, bởi vì Chúa tạo ra thế giới vật chất cũng giống như Ngài tạo ra thế giới tinh thần. Khi Ngài nói chúng ta không phù hợp với thế giới, Ngài đang nói về hệ thống niềm tin do tội lỗi mà ra. Đó là kiểu suy nghĩ khuyến khích sự sung túc của chúng ta vượt ra ngoài mục đích của Chúa. Jesus nói chúng ta có thể nhận biết con người nhờ bông trái của họ (Matt. 7: 16). Bạn có thể nhận biết hệ thống thế giới bằng cách này. Chúng ta quen thuộc với trái của Thánh Linh, “Trái của Thánh Linh là: Yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, lương thiện, trung tín, khiêm nhu, tiết độ” (Gal. 5: 22-23). Các hành động xác thịt thuộc về thế giới trần tục, còn trái của Thánh Linh thuộc về thế giới của Chúa. Lưu ý rằng, hầu hết những điều này không phải là hành động con người thực hiện, mà là

biểu thị thái độ và niềm tin: “Các hành động theo tính xác thịt thật rõ ràng, ấy là: Gian dâm, ô uế, phóng đãng, thờ thần tượng, phù thủy, thù hận, tranh chấp, ganh ghét, giận dữ, tham vọng ích kỷ, chia rẽ, bè phái, say sưa, chè chén và những điều tương tự khác” (Gal. 5: 19-21)

Tránh xa giàu có không phải là cách hoà hợp với thế giới. Hoàn toàn ngược lại. Tinh thần nghèo khổ phù hợp với hệ thống niềm tin thế giới này hơn việc trở nên giàu có bằng một tấm lòng lương thiện. Tinh thần nghèo khổ của thế giới này nói rằng, bạn phải làm việc chăm chỉ suốt đời, sống nghèo khổ, vật lộn để sống qua ngày, làm việc vì tiền, thanh toán các hóa đơn, mua công nợ, và nghỉ hưu với bảo hiểm xã hội đủ để tồn tại. Thế giới đó không phù hợp với bạn. Chúa muốn bạn giàu có. Ngài không muốn bạn theo kiểu suy nghĩ của thế giới ấy.

Chúng ta có một số suy nghĩ méo mó về định nghĩa “tinh thần”. Một người phụ nữ có thể phàn nàn về đời sống tinh thần của chồng bà, nhưng ông ta vẫn yêu bà. Ông ta yêu con cái của mình. Ông ta làm việc chăm chỉ. Cùng lúc này, bạn có thể tìm thấy một người thuyết giáo, một người phi thường trong đoàn mục sư, cầu nguyện cho mọi người và thấy những điều kỳ diệu vĩ đại xảy ra ở mọi nơi ông ta đến. Nhưng con cái của ông ta ghét ông ta. Vợ của ông ta đi lễ ở một nhà thờ khác. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cho là ông ta có đời sống tinh thần phong phú. Những người đặt sự nghiệp mục sư lên hàng đầu và gia đình ở hàng thứ hai không hiểu cách thức Chúa làm việc. Họ đang chạy trốn trách nhiệm chăm sóc những thứ thuộc về thế giới họ đang sống. Điều này được biện minh khi tạo ra hình ảnh tinh thần của mục sư, nhưng bông trái không ở đó. Tất cả chúng ta đều biết câu thành ngữ “tâm hồn nào quá thánh thiện không là bất cứ điều thiện trần tục nào”.

Jesus không phải lúc nào cũng đi khắp nơi trong sự xuất thần linh hồn bất diệt. Ngài cười. Ngài khóc. Ngài trò chuyện với mọi người. Ngài thường xuyên quan hệ qua lại với thế giới xung quanh. Ngài là một thần dân quan trọng. Nhưng Ngài không bao giờ để bất cứ điều gì cản trở Ngài thực hiện sứ mệnh. Ngài thường quan tâm tới các tông đồ và không bao giờ sao nhãng trách nhiệm đối với gia đình. Thậm chí trên cây thánh giá, Ngài vẫn quan tâm tới mẹ Ngài, sắp đặt John chăm sóc bà. Không hoà hợp với thế giới không có nghĩa là phớt lờ.

Thay đổi có nghĩa là chứng minh điều gì là tốt và có thể chấp nhận được và ý nguyện toàn hảo của Chúa là gì. Nếu chúng ta xem xét toàn bộ Kinh Thánh và xác định ý nguyện của Chúa, chúng ta có thể biết chắc chắn một vài thực tế. Trước tiên, Chúa muốn tất cả loài người được cứu rỗi. Đó là ý nguyện của Ngài.

Chúa không chậm trễ trong việc giữ lời hứa của Ngài, như một số người hiểu sự chậm trễ. Ngài kiên nhẫn với anh chị em, không muốn cho một ai bỏ mạng, nhưng muốn mỗi người đều ăn năn. (2 Pet. 3: 9)

Một điều quan trọng nữa là Chúa muốn chúng ta sống cuộc đời ngay thẳng. Chúng ta gọi là công chính. Tuy nhiên, cần hiểu công chính không có nghĩa là làm theo một mớ các quy tắc về việc bạn ăn mặc như thế nào, để tóc dài bao nhiêu, mà là sống với thái độ ngoan đạo để cuộc đời bạn phản ánh tính cách của Chúa. Điều đó có nghĩa là bạn không trộm cắp. Bạn trung thực. Bạn liêm chính. Bạn có bản chất siêu phàm của Chúa (Rom. 3: 20, 5: 19).

Phần thứ ba trong ý nguyện toàn hảo của Chúa là Ngài muốn thần dân của Ngài trải nghiệm tất cả những lời hứa của Ngài đối với họ. Adam và Eva đã sống trong những lời hứa ấy và sau đó đánh mất chúng. Suốt từ đó, Chúa cố gắng giúp chúng ta tìm lại những lời hứa ấy (Luke 3: 38; Rom. 5: 12, 14; 1 Cor.15: 22). Jesus chuộc mọi lỗi lầm của Adam và Eva, và bây giờ ý nguyện toàn hảo của Ngài là thần dân của Ngài được cứu rỗi.

Adam và Eva đã trải nghiệm những lời hứa trên trần thế. Mặc dù những phước lành thiên đường thật tốt đẹp, bạn có thể không cần thuyết phục mình cần có được chúng. Những phước lành trần thế cũng là một phần ý nguyện của Chúa giống như những phước lành thiên đường. Có nhiều đoạn Kinh Thánh nói đến tiền bạc, giàu có và thịnh vượng. Chúa coi điều này mới quan trọng làm sao!

Ý nguyện toàn hảo của Chúa là gì? Nói gọn lại, có bốn điều sau: • tự cứu rỗi

• sống ngay thẳng • xây dựng vương quốc • trở nên giàu có - thành công

Đó là nơi Chúa muốn dẫn dắt chúng ta đến. Chúng ta đến đó bằng cách nào? Chúng ta thay đổi tính cách qua thay đổi suy nghĩ. Chúng ta thay đổi suy nghĩ bằng cách lấp đầy các nguyên tắc Kinh Thánh trong tâm trí chúng ta.

Cách đây nhiều năm, Chúa đã nói với tôi một thông điệp trong Kinh Thánh. Nửa đêm, Ngài đánh thức tôi và nói:

Hãy hết lòng tin cậy CHÚA,

Chớ chỉ nương cậy nơi sự sáng suốt của con Hãy nhận biết Ngài trên mọi đường lối, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngài sẽ làm cho đường con đi bằng thẳng. (Prov. 3: 5-6)

Khi chúng ta nhận biết Chúa trên mọi đường lối, Ngài sẽ dẫn chúng ta tới ý nguyện toàn hảo của Ngài. Diễn tả nghĩa đen câu này từ bản gốc tiếng Do Thái nghĩa là, Chúa sẽ làm bằng phẳng con đường của những đầy tớ trung thành, tận tụy của Ngài và làm cho con đường đó thịnh vượng. Trong Kinh Tân Ước, những đầy tớ trung thành, tận tụy là những người sinh lời nén bạc họ được giao và là những nhà đầu tư bắt tiền phải làm việc.

Đoạn trong Prov. cũng nói với chúng ta Chúa sẽ dẫn dắt chúng ta trong mọi hành động và cơ hội. Từ “nhận biết” có nghĩa là chúng ta gắn bó mật thiết với Chúa khi cầu nguyện để hình thành và sinh ra những phước lành. Những phước lành này chỉ đường cho chúng ta đến với thành công và sự sống.

Nhờ hiểu biết tài chính, chúng ta không lờ đi tầm quan trọng của định hướng tinh thần hay lời cầu nguyện. Thực tế, chúng ta làm tất cả những điều chúng ta biết cách làm, như học cách làm nhiều hơn, nghe chỉ dẫn của Chúa, để chúng ta hiểu biết ý nguyện của Chúa đối với cuộc đời chúng ta. Chỉ dẫn không có ích gì đối với một người thụ động. Chúa trông đợi chúng ta làm những việc chúng ta có thể. Ngài sẽ làm những việc chúng ta không thể. Nếu chúng ta không làm phần việc của mình, Ngài cũng sẽ hạn chế những việc Ngài có thể làm.

Chấm dứt viện lý do

Tôi nói tất cả những điều này để bạn không còn viện lý do nữa. Nếu bạn thiếu kiến thức, bạn có thể đọc. Không có gì bất ổn với bộ não của bạn. Nếu xuất thân của bạn đầy nghèo khổ, ngược đãi, bệnh tật, bạn có thể vượt qua. Những người khác còn vượt qua hoàn cảnh tồi tệ hơn. Nếu bạn nghĩ không có cơ hội đầu tư, đó chỉ là bởi vì bạn không có đủ kiến thức tài chính để nhận ra cơ hội. Cơ hội thực sự luôn ở trước mắt bạn. Nếu bạn nghĩ thế giới này phản đối bạn, Chúa sẽ ủng hộ bạn và điều đó quá đủ để đưa bạn đến bến bờ thành công và giàu có. Chúa đang chờ đợi bạn làm một việc gì đó để Ngài có thể phù hộ. Không có lý do nào nữa. Biện hộ sẽ hạn chế bạn, biến những ước mơ thực sự thành những mong ước vu vơ.

Đã đến lúc chấm dứt viện lý do. Bước quan trọng nhất đa số mọi người có thể làm để trở nên giàu có là im lặng. Khi bạn có thể bắt đầu nói những điều đúng đắn, hãy mở miệng ra. Còn trước đó, hãy chỉ im lặng. Kinh Thánh đặt tầm quan trọng đáng kể vào những điều bạn nói ra: “Miệng kẻ ngu dại là sự hủy hoại cho nó; Môi nó là cái bẫy gài linh hồn mình” (Prov 18: 7).

Nói cách khác, miệng kẻ ngu dại hủy hoại anh ta và môi anh ta giống một chiếc thòng lọng bót nghẹt sinh khí và khát vọng trong trái tim anh ta. Khi bạn nói lời tiêu cực,

bạn sẽ hủy hoại khát vọng và niềm say mê làm giàu. Khi bạn thay đổi lời nói và bắt đầu nói về Kinh Thánh, bạn sẽ kích thích niềm say mê và định hướng đi đúng đắn cho mình.

Khi Jesus kể truyện ngụ ngôn về người gieo hạt ở Mark 4: 3-20, Ngài nhận diện bốn loại người. Kinh Thánh nói về những điều chúng ta đang thảo luận, ý nguyện toàn hảo của Chúa là giúp cho bạn được cứu rỗi, công chính và thành công.

Một phần của tài liệu TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ THEO CÁCH CỦA CHÚA (Trang 48)