MỘT NGÀY NỌ, MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG đang lái xe qua vùng nông thôn thì xe bị hỏng. Anh ta dừng lại trước một nông trại. Trong khi chờ sửa xe, anh quyết định làm quen với bác nông dân đang ngồi đu đưa trên chiếc ghế xích đu ở hành lang trước nhà, miệng ngậm một cọng rơm. Người đàn ông bắt chuyện: “Bác ơi, vụ lúa mì năm nay thế nào”?
Bác nông dân trả lời: “Năm nay, tôi không trồng lúa mì. Tôi sợ rằng sắp có hạn hán”.
“À, ra thế, còn vụ ngô thì sao ạ”? - Người đàn ông hỏi.
“Tôi cũng không trồng ngô. E rằng ở đây sắp có mưa lớn cuốn hết hạt giống đi mất”.
“Ồ, thế còn trồng bông thì thế nào”? Người đàn ông lại hỏi.
“Năm nay tôi cũng chẳng trồng bông. E rằng lũ mọt bông sẽ ăn hết sạch”.
Người đàn ông cảm thấy thật khó hiểu, cuối cùng đành hỏi: “Vậy năm nay bác trồng gì ạ”?
Bác nông dân ngả người ra phía sau và đáp: “Năm nay tôi chẳng trồng gì cả. Tôi không dám liều”.
Trước khi mạo hiểm đầu tư, thực sự chúng ta cần phải hiểu biết về tài chính. Người ta hay nói rằng kẻ ngu ngốc dễ bị lừa. Có tiền mà không hiểu biết tài chính sẽ sớm mất tiền mà thôi.
Tuy nhiên “không đầu tư” chẳng khác gì “đầu tư ngu xuẩn”. Chúng ta đang chắc ăn quá lâu. Như vậy, chúng ta đang là những người mơ tưởng hão huyền, thậm chí là kẻ lười nhác. Nhiều người trong chúng ta hàng ngày thú nhận ham muốn giàu có với Kinh Thánh, nhưng chúng ta thực sự không say mê làm bất cứ thứ gì. Tất cả chỉ là nói suông. Cuối cùng, chúng ta cũng phải làm một cái gì đó. Tôi không cường điệu hóa tầm quan trọng của việc bạn phải biết bạn đang làm gì trước khi làm việc đó, nhưng nếu không có sự say mê để hành động dựa trên kiến thức của mình thì việc đó thật vô ích. Hãy làm một việc gì đó dù chỉ là đọc một vài cuốn sách.
Ước mơ mà không hành động thì chỉ là ảo tưởng. Hành động thiếu ước mơ là hành động tùy tiện. Cần kết hợp niềm say mê và tính kỷ luật để làm bất cứ việc gì.
Napoleon từng nói: “Cần dành thời gian để suy nghĩ cân nhắc, nhưng khi thời cơ đến, hãy ngừng suy nghĩ và hành động ngay”. Hãy tự hỏi bản thân, bạn là một ngọn lửa hay chỉ là đám tro tàn cháy âm ỉ? Hãy xem những lời của Matt. 5: 14-16:
Các ngươi là ánh sáng của thế gian. Một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được. Cũng như không ai thắp sáng đèn mà để dưới cái thùng, khi người ta để trên chân đèn, nó sẽ soi sáng mọi người ở trong nhà. Các ngươi hãy soi sáng trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.
Từ “sáng” xuất hiện 4 lần trong đoạn văn này, tuy nhiên ba từ Hy Lạp khác đã được sử dụng. Từ đầu tiên là phos, trong câu 14 và lặp lại ở câu 16. Nó nói đến thứ ánh sáng được phát ra từ một ngọn đèn hoặc một ánh lửa. Nó cũng có nghĩa là bày tỏ suy nghĩ. Ngài cho bạn biết về số phận và tương lai của bạn, và cho rằng chúng ta nên bộc lộ suy nghĩ của mình.
Ví dụ thứ hai về từ “sáng” trong câu 15, là kaio. Nó có nghĩa là “thắp sáng”. Ví dụ thứ ba trong câu 16 là lampas. Nó nói đến một ngọn đèn hoặc một ngọn đuốc và có nghĩa là “có khả năng biểu lộ niềm say mê mà chúng ta đang nuôi dưỡng”.
Cả ba câu cho rằng, ánh sáng của thế gian không phải là tình trạng thụ động mà là một hành động do chúng ta khởi xướng. Bạn không trở thành sự sáng của thế gian khi chỉ bằng cách ngồi đấy và toả sáng, mà bằng cách thắp lên một ngọn lửa, nói ra suy nghĩ của mình và bộc lộ với Chúa những kế hoạch trong cuộc đời của bạn.
Nói thẳng ra suy nghĩ thật dễ hiểu. Nhưng việc bộc lộ số phận có nghĩa là gì? Chúng ta làm điều đó như thế nào? Câu cuối cùng trong đoạn này cho chúng ta biết: đó là
bằng “những việc lành” của bạn. Nó có nghĩa là cách bạn sống hoặc những việc bạn làm trong nhà thờ hoặc làm cho người khác. Nhưng từ sử dụng ở đây đặc biệt có nghĩa là việc làm của bạn hoặc những thứ bạn làm ra.
Chúng ta khiến mọi người ngợi khen người Cha khi họ thấy cách chúng ta thắp lửa, hứng khởi và bộc lộ số phận Chúa dành cho chúng ta theo cách chúng ta làm. Việc làm của chúng ta mang đến cho người Cha sự ngợi khen.
Nhiều đoạn trong Kinh Thánh cho thấy: ham muốn của Chúa là được thấy những người con của Ngài sống trong giàu sang để họ có thể đại diện cho Ngài đối với phần còn lại của thế gian. Isaiah đưa ra một ví dụ khác: “Hãy vươn lên và tỏa sáng; vì sự sáng ngươi đã đến. Và vinh quang của Đức Chúa Trời đã bao phủ ngươi” (Isa. 60:1).
Từ “vươn lên” trên thực tế có nghĩa là “hoàn thành, thực hiện, và trồng cây trái, có được niềm say mê; và tỏa sáng”. Trong Kinh Thánh, Chúa Jesus là ánh sáng của thế gian, và chính xác là như vậy bởi vì Ngài đã đến để vinh quang của Chúa bao phủ.
Từ “vinh quang” có nghĩa là “có sự tôn kính, sự huy hoàng, sức mạnh, giàu có và uy quyền”. Vinh quang đi cùng với danh tiếng, phẩm giá, và sự giàu có. Vinh quang ở quyền năng của Chúa đến với bạn là bởi vì Chúa muốn bạn sống trong sự giàu có và vinh hiển. Chúa muốn loài người tiến về phía trước và đảm nhận vai trò lãnh đạo trong vương quốc của Ngài. Chúng ta là một phần trong những lời Chúa đã phán với Abrahamic, “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; và ngươi sẽ thành một nguồn phước… Các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ người mà được phước” (Gen. 12: 2-3). Có một chương trong phần châm ngôn nói về giá trị của sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan nói: “Ta yêu mến những người yêu mến ta, phàm ai tìm kiếm ta sẽ gặp ta” (Prov. 8:
17).
Chúng ta có thể nói thật chắc chắn rằng đoạn này nói trực tiếp đến Đức Chúa Jesus, vì chúng ta biết Ngài là sự khôn ngoan, sự khai sáng của Chúa: “Nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Jesus Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình, sự thánh hóa, và sự cứu chuộc cho chúng ta” (1 Cor. 1:30)
Câu kế tiếp trong Prov. 8 nói: “Sự giàu có, sự tôn trọng, của cải bền lâu, và sự công bình đều ở nơi ta” (8:18). Chúa Jesus cũng là sự công bình của chúng ta. Các châm ngôn cũng cho thấy Ngài là nguồn gốc của sự giàu có và lòng kính trọng. Câu tiếp theo: “Bông trái của ta tốt hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng, hoa lợi của ta quý hơn bạc cao” (8:19). Nhiều người cố gắng chỉ ra rằng câu này ý nói Đức Chúa Trời không quan tâm đến tiền bạc, mà chỉ quan tâm đến hạnh phúc về mặt tinh thần. Nhưng những câu tiếp theo lại kể một câu chuyện khác hẳn:
Ta đi trên con đường công bình
Giữa lối đi ngay thẳng
Đặng làm cho kẻ yêu mến ta được hưởng của cải, Và làm cho đầy rẫy các kho tàng của họ
Trong buổi Đức chúa khởi cuộc tạo hóa,
Và thời thái cổ, trước khi chưa dựng nên muôn vật thì Ngài đã có ta.
Ta được lập từ trước vô cùng
Từ khi nguyên thủy, trước trái đất khi được tạo dựng. (8: 20-23)
Chúa nói rằng những ai nếm bông trái của Ngài, thứ quý hơn vàng, cũng sẽ được hưởng sự giàu có, đó là dự định của Chúa trước khi tạo dựng trái đất. Trước khi giàu có, Chúa có ý tưởng lấp đầy các kho tàng của bạn và mang lại cho bạn sự giàu có.
Không sai khi nói rằng Chúa ban sự giàu có cho thế gian bởi vì Ngài muốn con người có được nó.
Tôi cần phải tiếp tục nhấn mạnh những điều này, bởi vì nhà thờ trở nên quá quen với suy nghĩ nghèo đói thuộc về tinh thần đến nỗi nó ảnh hưởng đến mọi việc làm của chúng ta và tước đi niềm say mê của chúng ta. Chúng ta tin tưởng Chúa muốn chúng ta sung sướng, nhưng trong thâm tâm chúng ta nghi ngại về điều này và cảm thấy rằng, có thể chúng ta, bằng cách này hay cách khác, đang xâm phạm đất thánh khi nói về sự giàu có vật chất.
Chúng ta bắt đầu bằng bài học nói về tầm quan trọng của thái độ. Thái độ là cách bạn nghĩ. Niềm say mê là cách bạn cảm nhận. Nó là sản phẩm của các thái độ và mục đích của trái tim. Thái độ đúng đắn sẽ giúp bạn khỏi lầm đường lạc lối, nhưng thiếu niềm say mê bạn sẽ chẳng đi đến đâu cả.
Nuôi dưỡng niềm đam mê giàu có
Trước khi lấy tôi, Maureen sống ở Duluth, còn tôi ở Minneapolis-St.Paul. Là một người đàn ông trẻ tuổi, tôi cũng có niềm say mê. Tôi không ngại lái xe bốn giờ đồng hồ tới Duluth sau giờ học để ở bên Maureen một lúc... và sau đó lại lái xe bốn tiếng để trở về cho kịp giờ học buổi sáng. Đó là một đam mê cháy bỏng.
Ngay từ đầu trong tôi đã có một niềm say mê cháy bỏng. Tôi tự cam kết sẽ kết hôn với Maureen. Khi bạn thực sự say mê điều gì, bạn sẽ làm bất cứ việc gì để thực hiện nó, thậm chí cả khi việc bạn phải làm là kiểm soát niềm say mê ấy để tập trung đúng
hướng. Bạn có thể hiểu tại sao bạn nên bắt đầu bằng thái độ hơn là niềm say mê.
Niềm say mê có thể nguy hiểm nếu thái độ nền tảng không đúng đắn.
Hiểu nôm na câu nói của Jesus ở Matt. 11: 12 là: “Từ thời thánh John cho đến nay, nước Thiên Đàng chịu nhiều bạo lực và những kẻ hung bạo muốn chiếm đoạt nơi đây”. Jesus không ủng hộ bạo lực. Ngài nói đến niềm say mê mà thần dân của Ngài phải có nếu họ muốn hưởng những phước lành Chúa ban. Họ phải tiến về phía trước mà không để bất cứ điều gì làm họ sao nhãng mục đích. Để thành công trong bất cứ việc gì, họ phải có niềm say mê.
Đôi khi niềm say mê lạc lối. Trong truyện ngụ ngôn về người gieo hạt, hạt giống không sinh sôi nảy nở bởi “những lo lắng về cuộc đời này hay sự dối trá của giàu sang” (Matt. 13: 22). Mong muốn có được mọi thứ chẳng khác gì tham lam. Bạn có thể say mê giàu có hoàn toàn dựa vào lòng tham.
Chúa muốn thần dân của Ngài giàu sang để họ có thể hào phóng, chứ không tham lam. Niềm say mê giàu sang để có thể cho đi hay để lại tài sản cho con cháu là một điều ngoan đạo. Nếu niềm say mê của bạn bắt nguồn từ lòng tham lam, bạn cần kiểm soát nó và định hướng lại: Đó là cho đi mọi thứ. Sự hào phóng sẽ nhanh chóng cứu bạn.
Tóm lại, bạn phải xây dựng thái độ về sự giàu có - bạn phải suy nghĩ như một triệu phú và có niềm say mê để biến điều đó thành hiện thực. Điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu biết về tài chính. Nếu bạn thực sự say mê, bạn sẽ buộc bản thân mình phải học tập.
Từ ước mơ đến mục tiêu
Có thể bạn sẽ hỏi: “Tôi có thể nuôi dưỡng niềm đam mê như thế nào nếu tôi không có”? Nó bắt đầu bằng thái độ của bạn, nhưng cần thêm một điều nữa. Niềm say mê trực tiếp liên quan đến suy nghĩ và mục đích của bạn. Hiểu đơn giản nhất là bạn sẽ làm điều bạn tin. Hệ thống niềm tin bạn củng cố trong lòng sẽ sai khiến cách cư xử của bạn. Nếu bạn muốn thay đổi cách cư xử, bạn phải thay đổi hệ thống niềm tin. Bạn phải thay đổi thái độ.
Bạn cũng phải có ước mơ, đó là những mục tiêu cụ thể bạn đang hướng đến. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa ước mơ và mục tiêu. Điều quan trọng là bạn không chỉ ước mơ mà phải hướng đến mục tiêu.
Vua Martin Luther từng nói những lời bất hủ: “Tôi có một ước mơ”. Ông đã có một ước mơ để định hướng cuộc đời. Nhưng thực tế, ông không chỉ nói về một ước mơ.
Ông có một mục tiêu. Mục tiêu là thứ không bao giờ chết. Ước mơ có thể thay đổi và
thường xuyên thay đổi, nhưng mục tiêu sẽ không thay đổi cho đến khi được thực hiện.
Mục tiêu của vua Martin Luther không dừng lại khi ông băng hà. Nó tiếp tục cho đến khi được hoàn thành. Mong muốn nhìn thấy bình đẳng và hòa thuận giữa những người thuộc mọi chủng tộc và địa vị, thấy mọi người không phân biệt xuất thân, đều được nếm trải những lời hứa của Chúa là một mục tiêu chứ không chỉ là mơ ước cá nhân của một vị vua.
Con người sống vì ước mơ, nhưng chết cho một mục tiêu. Bạn có một ước mơ nhưng một mục tiêu lại làm chủ bạn. Ước mơ kích thích bạn, còn mục tiêu mang lại cho bạn sức mạnh. Mục tiêu trong đời bạn là gì? Nó trực tiếp liên quan tới số phận bạn, tới cái mà Chúa tạo ra cho bạn. Liên kết ước mơ và thái độ của bạn thành một mục tiêu và niềm say mê của bạn sẽ theo đuổi mục tiêu ấy.
Niềm say mê giàu có khiến bạn phải học một số điều cơ bản. Bạn không thể thiếu một số kỹ năng nhất định. Đây là bốn điều mà những người giàu có nắm bắt được.
Điều thứ nhất và cơ bản nhất: bạn phải thông thạo kế toán cơ bản. Nếu bạn không nắm được tài khoản vãng lai của bạn, chắc chắn bạn sẽ không sẵn sàng sử dụng hàng triệu đô la. Nhiều người thậm chí không biết cân đối sổ séc của họ, hay làm bảng quyết toán. Tôi biết có nhiều người hàng tháng một tay cầm bản sao kê tài khoản, một tay cầm sổ séc ngồi tính toán và nếu số dư cuối cùng không khớp, họ xoá số ở trong sổ séc và thay nó bằng số dư trong bản sao kê tài khoản.
Kinh Thánh hướng dẫn chúng ta trở thành người quản lý tốt những thứ Chúa giao cho.
Điều đó có nghĩa là chúng ta mang số tiền kiếm được và quyết định phải làm gì với nó. Chúa đòi hỏi 10%, để lại 90% cho chúng ta sử dụng. Nó thực sự không phải của chúng ta. Dù thế nào đi nữa toàn bộ số tiền đó đều thuộc về Chúa, nhưng Ngài muốn chúng ta quản lý nó tốt.
Nếu đến giữa tháng, bạn không biết tình hình tài chính của mình, hoặc bạn viết những tấm séc đang bị trả về cho người ký vì không có tài khoản, hoặc nếu bạn không thanh toán hết nợ, tức là bạn không quản lý tốt tiền của Chúa. Nói đúng hơn bạn là người quản lý tồi. Đừng trông đợi Chúa phù hộ bạn điều gì. Bạn phải biết cách sử dụng cái bạn có. Đây là một nguyên tắc không thể thay đổi ở Nước trời nơi bạn biết tỏ ra đáng tin cậy ở những việc nhỏ trước khi làm những việc lớn hơn. Trước hết, hãy học cách cân đối sổ séc của bạn. Sau đó, học kế toán. Rồi suy nghĩ về việc mua cổ phiếu. Nếu bạn không làm được ba việc trên, bạn sẽ gặp khó khăn.
Điều thứ hai bạn cần phải học là đầu tư như thế nào. Trước khi bạn định đầu tư số tiền đã vất vả kiếm được, bạn cần biết khoa học, những chiến lược, và cách thức một nhà đầu tư giỏi biết. Bạn chưa thể trở thành một nhà đầu tư vì bạn chỉ mới đọc được ba chương trong cuốn sách này. Bạn vẫn chưa biết mình đang làm gì. Bất cứ đầu tư nào,
dù là bất động sản, chứng khoán, cổ phiếu hay kinh doanh đều có rủi ro. Nếu bạn không xem xét những rủi ro ấy, bạn sẽ trở thành một nhà đầu tư ngốc nghếch, bởi kẻ nghếch thường dễ mất tiền. Nếu bạn hiểu hệ thống này vận hành như thế nào, bạn sẽ có thể lường trước được rủi ro và có nhiều cơ hội thành công hơn.
Thứ ba là, bạn cần phát triển kiến thức thị trường, dù đó là thị trường chứng khoán, bất động sản, đầu tư hoặc trái phiếu. Nếu ai đó làm ra vẻ như biết điều người ta đang nói đến, như Giám đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang hay một chuyên gia kinh tế, nói rằng sẽ có một cuộc khủng hoảng kinh tế trong sáu tháng tới, giới truyền thông vớ được tin này và phát nó tới từng nhà ở Mỹ, làm cho các nhà đầu tư sợ hãi và họ bắt đầu chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất. Thực ra, chúng ta bước vào khủng hoảng kinh tế trước đó lâu rồi.
Tuy nhiên, những người suy nghĩ như triệu phú lại thấy cơ hội, chứ không thấy khó khăn. Họ đánh lừa người nghèo giữ và tích trữ tiền để sẵn sàng cho cuộc khủng hoảng này. Điều này làm thị trường chứng khoán giảm xuống. Người giàu mua với giá thấp và ngay sau khi họ mua thị trường tăng lên, khủng hoảng chấm dứt và họ kiếm được hàng tỉ đô la từ số tiền bạn gửi ở ngân hàng với lãi suất 2 hay 3%. Cùng lúc, bạn có thể lấy thẻ tín dụng từ ngân hàng đó và tăng nó lên để bạn không cảm thấy ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và bây giờ bạn đang trả 18% lãi suất để sử dụng tiền của mình. Thị trường này vận hành theo cảm xúc.
Có 70 triệu người sinh sau thế chiến thứ hai ở Mỹ. Họ kiểm soát tài chính và tiền của đất nước. Những người giàu có nhất ở đất nước này là những người sinh sau thế chiến thứ hai. Họ cũng tiêu tiền nhiều nhất. Tất cả họ đều muốn sống trong căn nhà nửa triệu đô la. Họ muốn lái chiếc xe Lexus. Họ mua bất cứ thứ gì giúp họ tận hưởng cuộc sống. Họ tiêu tiền theo cảm xúc.
Họ sẽ nghỉ hưu vào khoảng năm 2010 đến năm 2015. Khi họ nghỉ hưu, họ sẽ bán những căn nhà lớn và những chiếc xe hơi sang trọng. Những căn nhà này trở nên rẻ hơn bởi vì thị trường tràn ngập chúng. Họ bắt đầu rút cổ phiếu của họ, điều này làm cho thị trường dao động và đi xuống. Mười năm tới sẽ là những năm triển vọng nhất của nước Mỹ. Nếu bạn hiểu biết thị trường, bạn sẽ biết cách tận dụng nó, nhưng bạn phải nghiên cứu thị trường và quen thuộc mọi khía cạnh của nó.
Thứ tư là phải học luật thuế của nước Mỹ. Hiện nay, người giàu không phải đóng thuế. Những người là chuyên gia, bác sĩ, luật sư và những người làm công ăn lương dành từ 30 đến 50% thu nhập để đóng thuế. Điều này nghĩa là, bạn làm việc trong bốn tháng đầu năm chỉ cho chính phủ. Bạn không có đồng nào cho bản thân mình cho đến khoảng đầu tháng tư hoặc tháng năm.