Qui trình sử dụng BGĐT để tổ chức bài học trên lớp

Một phần của tài liệu SKKN Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử Sinh học 12 theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện (Trang 34)

V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VI DẶN DÒ:

2.3.1. Qui trình sử dụng BGĐT để tổ chức bài học trên lớp

Qui trình thực hiện các phương pháp nêu trên được thể hiện qua các bước sau:

TT Các bước thực hiện Vai trò của GV Vai trò của HS Sản phẩm Tri thức 1 Nêu câu hỏi, bài tập,

PHT...

Hướng dẫn

Tự nghiên cứu

2 Nghiên cứu tư liệu, tài liệu, PTDH liên quan đến nội dung bài học.

Tổ chức Tự thể hiện Lời giải của cá nhân HS 3 Tổ chức thảo luận theo nhóm Trọng tài, Cố vấn Thể hiện qua nhóm

Lời giải của tập thể (nhóm, tổ, lớp)

4 Kết luận, chính xác hoá kiến thức Phân tích Tổng hợp kết luận Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Tri thức khoa học 5 Vận dụng kiến thức mới Kiểm tra, đánh giá Tự thể hiện sáng tạo Vận dụng vào các tình huống trong học tập, đời sống

Bảng 2.3. Qui trình sử dụng BGĐT để tổ chức bài học trên lớp

Qui trình trên thể hiện rõ tiến trình thực hiện các PPDH qua 3 giai đoạn học:  Giai đoạn 1 – Học một mình

GV nêu các câu hỏi, bài tập, PHT... và hướng dẫn HS nghiên cứu SGK, các tài liệu học tập, các PTDH liên quan đến nội dung bài học. Kết quả tự học của mỗi HS là một sản phẩm ban đầu (hay sản phẩm thô”). Sản phẩm này dễ mang tính chủ quan, phiến diện hoặc chưa hoàn thiện, nhất là về mặt khoa học.

Giai đoạn 2 – Học bạn

Để tri thức trở thành khách quan, khoa học thật sự và có ý nghĩa, GV tổ chức cho HS thảo luận (Bước 3), làm cho các sản phẩm ban đầu đó được thông qua đánh giá, phân tích, bổ sung, điều chỉnh qua tập thể nhóm - tổ - lớp.

Cách tổ chức như vậy có tác dụng làm cho mỗi HS : 1. Không thụ động nghe bạn nói, nhìn bạn làm;

3. Phải đối chiếu sản phẩm của nhóm với sản phẩm của mình; 4. Tham gia trình bày và bảo vệ sản phẩm, ý kiến của mình;

5. Ghi ý kiến bổ sung của các bạn và tự điều chỉnh sản phẩm của mình; 6. So sánh sản phẩm ban đầu của mình với sản phẩm của l nhóm - tổ - lớp; 7. Tự rút ra những kết luận cần thiết để tiếp cận sản phẩm của nhóm - tổ - lớp;

Sản phẩm của lớp lúc này là kết quả tổng hợp từ tất cả các sản phẩm ban đầu của từng HS, từng nhóm HS thông qua thảo luận dưới sự dẫn dắt của thầy bằng hệ thống câu hỏi. Qua đó, mỗi HS đều tự nâng mình lên một tầm nhận thức mới và tự thấy mình trong sản phẩm của lớp để tự điều chỉnh. Đó là con đường hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ mà mọi HS hoàn toàn có thể tiếp thu được bằng hoạt động tự lực, chứ không phải là “có sẵn” được áp đặt từ phía thầy và SGK.

Giai đoạn 3 – Học thầy

Như vậy, HS không hề thụ động nghe thầy kết luận, giảng giải, mà chủ động học thày bằng hành động của chính mình. Những thao tác trong hoạt động tích cực của HS có thể là:

1. Tự ghi lại ý kiến kết luận của thầy trong giờ thảo luận ở lớp;

2. Chủ động hỏi thầy về cách học và về những gì mình có nhu cầu hiểu biết;

3. Học được cách ứng xử của thầy (phân tích, tổng hợp từ những ý kiến khác nhau để đi đến kết luận...);

Sản phẩm học được hoàn thiện dần theo cách tổ chức hoạt động như trên, là kết quả lao động của cá nhân HS kết hợp với tập thể nhóm - tổ - lớp và lao động của thầy được thực hiện trên cơ sở hoạt động tự lực tích cực của mỗi HS.

Tiến trình tổ chức hoạt động dạy - học cứ diễn ra như thế theo con đường xoắn ốc từ: học một mình → học bạn → học thầy, hay là từ: tự học → học hợp tác với bạn → học thầy để tự học ở trình độ cao hơn, thì sẽ bồi dưỡng được cho HS năng lực tự học suốt đời và chắc chắn HS biết cách làm, cách học, cách giải quyết vấn đề, cách ứng xử, thích nghi với cuộc sống lao động tự

chủ, năng động và sáng tạo.

Một phần của tài liệu SKKN Thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử Sinh học 12 theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w