1. Phương pháp điều khiển bước đủ
Thể hiện trình tự điều khiển bước đủ của dộng cơ bước nam châm vĩnh cửu được từ
hóa với các cực từ xen kẽ. Nguyên lý làm việc của động cơ bước là dựa trên sự tác động tương hổ giữa từ trường của Stato và Roto, hình thành mômen điện từ làm quay Roto đi
một góc nhất định. Khi cho xung dòng điện tác độngvào cuộn dây pha AA'( hình 2-6a) thì Roto sẽ quay đến vị trí, mà trục từ trường của Roto (cũng chính là trục dọc của Roto) trùng với trục từ trường của pha A
Nếu cắt xung dòng điện
vào pha A, và cho xung dòng điện
trở thay đổi có ba tầng_ EMBED PBrush ___Xu
tác dụng vào cuộn dây pha BB'
(h.2-6b) thì vectơ từ hoá của dòng
điện sẽ quay đi một góc là 180, do
đó Roto cũng quay đi một góc là
180 để cho trục của từ trường Roto trùng với trục của
từ trường tổng.
Sau đó cắt xung tác động vào pha B và lại cho xung dòng điện vào pha A (hình 2-
6c), nhưng đổi dấu thì Roto lai quay tiếp một góc là 180. Nếu tính từ điểm đầu thì Roto đã
quay được một góc là 360.
Quá trình chuyển phát xung dòng điện tác dụng vào một trong hai pha cho tới khi
Roto quay một vòng, động cơ sẽ thực hiện được 20 bước (hay còn gọi là 20 nhịp).
Quá trình chuyển mạch các cuộn dây điều khiển theo một trình tự (A+, B+, A-, B-,) và quá trình chuyển mạch theo trình tự (A+,B+), (A+, B-),(A-,B+), (A-,B-) Trong hai trường
hợp này, thì trong một chu trình chuyển mạch có 20 nhịp (bước), và ở mỗi nhịp có số cuộn dây điều khiển được cấp xung dòng điện cho nhau.
Dạng điều khiển này được gọi là điều khiển bước đủ hay còn gọi là điều khiển đối
xứng.
2. Phương pháp điều khiển nửa bước:
Thể hiện trình tự điều khiển nửa bước, quá trình điều khiển nửa bước tương tự như
quá trình điều khiển bước đủ, nhưng trình tự chuyển mạch các cuộn dây điều khiển có
khác nhau: cụ thể là từ A+, (A+,B+), B+, (A-,B+), A-, (A-,B-), B-, (A+,B-), …
Với trình tự chuyển mạch này, một chu trình hoàn chỉnh bao gồm 40 nhịp, và trong mỗi nhịp số cuộn dây điều khiển được cung cấp xung khác nhau, khi đó Roto quay được
một vòng thực hiện 40 nhịp điều khiển có góc bước là 90. Phương pháp điều khiển này
được gọi là phương pháp điều khiển nửa bước hay còn gọi là điều khiển không đối xứng. Trong hai phương pháp điều khiển trên, thì phương pháp điều khiển nửa bước cho giá trị góc bước nhỏ hơn hai lần, và số bước/vòng tăng lên hai lần so với phương pháp điều khiển bước đủ.
Xét về yêu cầu đảm bảo độ chính xác trong điều khiển, thì phương pháp điều khiển nửa bước dễ dàng đáp ứng hơn, nhưng bộ chuyển phát xung điều khiển phức tạp hơn nhiều so với phương pháp điều khiển bước đủ.
IV _ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ BƯỚC
1. Động cơ nam châm vĩnh cửu:
bước hỗn hợp 5 pha điều khiển lưỡng cựcHình 2-7: Phương pháp điều khiển nữa
Nguyên lý làm việc của động cơ này là dựa vào tác động của một trường điện từ trên một mômen điện từ, từc là tác động giữa một trường điện từ và một hoặc nhiều nam châm
vĩnh cửu. Roto của động cơ tạo thành một hoặc nhiều cặp từ và mômen điện từ của nam châm được dặt thẳng hàng trên từ trường quay do các cuộn dây tạo nên.
Xét cấu trúc của động cơ bước nam châm vĩnh cửu như:
Hình 2-8: Sơ đồ kết cấu của động cơ bước
Động cơ có hai cuộn dây lắp ở hai cực của Stato, và một nam châm vĩnh cửu ở
Roto. Khi kích thích một cuộn dây của Stato (đồng thời ngắt điện cuộn kia) sẽ tạo nên hai cực Bắc (North) và Nam (South) của nam châm. Roto sẽ thẳng đứng với hướng từ trường
Nếu ta cho dòng điện vào cuộn dây W1 thì vị trí 1 và 3 của Stato tương ứng sẽ là cực Nam và cực Bắc.
Giả sử trục của nam châm vĩnh cửu của Roto đang lệch với trục 1-3 một góc dưới
tác dụng của lực hút do các cực trái dấu của nam châm sẽ sinh ra một lực quay Roto về vị
trí 1, vị trí này gọi là vị trí cân bằng. Sau đó cho dòng điện I2 vào cuộn dây W2 (lúc này dòng điện ở cuộn W1 bị ngắt), thanh nam châm sẽ quay nhanh đến vị trí 2 một góc 900 nếu
việc cấp điện liên tục và tuần tự vào cuộn dây W1, W2, W1, W2, …. Và đảo chiều dòng
điện sau mỗi bước, thanh nam châm sẽ quay thành những vòng tròn, từ một phần tư vòng tròn đến một phần tư vòng tròn khác.
Các cuộn dây của Stato gọi là các pha. Động cơ bước có thể có nhiều pha: 2, 3, 4, 5 pha, nó được cấp điện cuộn này sang cuộn khác với việc đảo chiều dòng điện sau mỗi bước
quay. Chiều các động cơ phụ thuộc vào thứ tự cung cấp điện cho các cuộn dây và hướng
của từ trường.
2. Động cơ bước từ trở thay đổi:
Nguyên lý làm việc của động cơ bước từ trở thay đổi dựa trên cơ sở định luật cảm ứng điện từ, tức là dựa trên sự tác động giữa một trường điện từ và một Roto có từ trở thay đổi
theo góc quay. ăn h à i g h ro n ặt be c độn bư
Cấu trúc tiêu biểu của động cơ bước có từ trở thay đổi
Hình 2-9: Động cơ bước ba pha từ trở thay đổi
Roto động cơ điện được chế tạo bằng vật liệu dẫn từ, trên bề mặt Roto thường có
nhiều răng. Mỗi răng của Roto hoặc của Stato gọi là một cực. Trên hai cực đối diện được
mắc nối tiếp hai cuộn dây (ví dụ như cuộn dây AA') tạo thành một phần của động cơ. Như
vậy động cơ như hình vẽ có ba pha A, B, C, từ trở thay đổi theo góc quay của răng. Khi
các răng của Roto đứng thẳng hàng với các cực của Stato, từ trở ở đó sẽ nhỏ nhất. Nếu ta
cho dòng điện chạy vào cuộn dây BB' nó sẽ tạo nên từ trường kéo cực gần nó nhất của roto
và làm Roto quay một góc 300 theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Nếu dòng điện được đưa vào cuộn dây CC', Roto lại tiếp tục quay một góc 300 nữa … Các cuộn dây AA', BB', CC' gọi là các pha.
Hướng quay của động cơ không phụ thuộc vào chiều của dòng điện mà phụ thuộc
vào thứ tự cấp điện cho cuộn dây. Nhiệm vụ này do các mạch logic trong bộ chuyển phát
thực hiện. Với cách thay đổi thứ tự hoặc thay đổi cách kích thích các cuộn dây ta cũng làm
thay đổi các vị trí góc quay.
Động cơ bước có từ trở thay đổi có chuyển động êm, số bước lớn và tần số làm việc
cũng khá lớn (từ 2 đến 5 Khz).
Một số công thức tính cho động cơ bước từ trở thay đổi:
Nr : Số răng roto Ns : Số răng stato Np : Số pha Pr : Góc độ răng roto s : Góc bước Rs : Giá trị bước
X = Ns/Np : số răng stato cho một pha