KẾT LUẬNKẾT LUẬN

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM ‘CH’ CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN (Trang 55)

KẾT LUẬN

1. Chất giữ ẩm không làm thay đổi thành phần đất, không gây hại cũng như biến đổi xấu làm tác hại đến cây trồng. Chất giữ ẩm chỉ làm tăng độ ẩm cho đất. Khi bón chất giữ ẩm, thông thường hàm lượng ẩm trong đất tăng từ 10 – 20%, làm kéo dài thời gian tưới cho người nông dân, tiết kiệm nước tưới và công sức tưới.

2. Quá trình thử nghiệm được tiến hành trên vườn của người dân dẫn đến nhiều tác động ảnh hưởng: ở một số vườn người dân thấy mất mùa do sâu bệnh, thời tiết… đã chặt ngang, phá bỏ vườn dẫn đến không có kết quả thử nghiệm hoặc không chăm sóc nên dẫn đến năng suất giảm…, đồng thời yếu tố khách quan do thay đổi thời tiết trong 2 năm vừa qua đã ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả chung của dự án.

KẾT LUẬNKẾT LUẬN KẾT LUẬN 3. Quy trình bón chất giữ ẩm cho cây dài ngày:

• Lượng bón chất giữ ẩm: 90 – 120g/cây và bón sau khi cây ra hoa.

• Rãnh được đào xung quanh 2/3 đường kính tán cây tính từ gốc cây, chất giữ ẩm CH được rải đều trong rãnh.

• Mỗi hốc hoặc rãnh được đào sâu từ 20 – 30cm, tránh cuốc rãnh quá sâu và chú ý không

được chạm đến hoặc làm tổn thương bộ rễ của cây.

• Lấp đầy đất và không được nén quá chặt để chất giữ ẩm có đủ không gian trương nở tối

đa với lượng nước mà nó có thể hấp thụ.

• Sau khi bón chất giữ ẩm, tưới nước để đảm bảo vật liệu giữ ẩm CH ngậm no nước.

• Chất giữ ẩm có thể trộn với các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, tro trấu, mùn cưa trước

khi bón chất giữ ẩm nhằm làm tăng hiệu quả phân bón, và tăng khả năng giữ ẩm của chất giữ ẩm.

• Không nên trộn chất giữ ẩm chung với các loại phân bón vô cơ như NPK, lân, super phosphat, ure… sẽ làm giảm khả năng hút nước của chất giữ ẩm. Bón phân vô cơ trước hoặc sau vài ngày sử dụng chất giữ ẩm.

KẾT LUẬNKẾT LUẬN KẾT LUẬN Quy trình bón chất giữ ẩm cho cây ngắn ngày:

• Hàm lượng bón chất giữ ẩm cho cây bắp là từ 3g – 4g/m2, còn đối với cây mía thì bón chất giữ ẩm từ 30g – 40g/m2.

• Tạo 1 rãnh dọc theo hàng mía (hoặc bắp) trong khoảng thời gian sau khi cây mọc mầm lên khỏi mặt đất đến khi cây được 3 lá thật. Nếu trồng theo phương pháp hàng kép, tạo 1 đường rãnh bên ngoài hai hàng mía với kích thước rãnh với chiều ngang từ 15 – 20cm và chiều sâu từ 10 – 20 cm là tùy thuộc vào tính chất đất.

• Bón chất giữ ẩm xuống rãnh, lấp đất kín nhằm đảm bảo chất giữ ẩm khi bón vào đất không bị trồi lên mặt đất do sự trương nở của chất giữ ẩm khi hút nước.

• Tưới ngập nước lần đầu tiên cho cây sau khi bón chất giữ ẩm, cho vật liệu hút no nước nhằm đảm bảo khả năng hút và nhả nước ở những lần tiếp theo.

• Đối với điều kiện khí hậu khô hạn bình thường trên vùng đất đỏ bazan và đất thịt pha cát, thời gian giữa 2 lần tưới có thể kéo dài thêm từ 3 – 5 ngày theo phương pháp tưới chảy tràn.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM ‘CH’ CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(59 trang)