BỐ TRÍ THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY MÍA

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM ‘CH’ CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN (Trang 42)

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY MÍA

BỐ TRÍ THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY MÍA

Năm 2008: thử nghiệm trên 13 ô thử nghiệm với diện tích 0,9 ha tại 1 hộ gia đình.

Năm 2009 chỉ tiến hành trên 0,2 ha của 1 hộ gia đình gồm 2 ô thử nghiệm : ô có bón chất giữ ẩm với liều lượng 40 g/m2 và ô đối chứng không bón chất giữ ẩm.

Nhận xét kết quả thử nghiệm năm 2008:

- Thời điểm bón vật liệu cho cây mía là giai đoạn cây đang phát triển chiều cao. Tuy nhiên, do liên tiếp có những cơn mưa lớn nên ảnh hưởng đến quá trình thử nghiệm, làm thay đổi chu kỳ tưới nước cho các ô nghiệm thức.

- Nhà vườn không tuân theo chế độ tưới đã đề ra và tưới theo phương pháp chảy tràn nên các ô thử nghiệm như nhau về chế độ tưới.

- Cây mía ở ô thử nghiệm xanh đậm và cao hơn so với ô đối chứng, đường kính thân cây to hơn, đều hơn. Lá mía ở ô thử nghiệm đứng hơn trong khi lá mía ở ô đối chứng thì rũ xuống. Sau 10 – 15 ngày không tưới nước, hiện tượng héo lá xuất hiện ở các ô đối chứng, còn các ô bón chất giữ ẩm hiện tượng héo lá mới xuất hiện sau 14 – 18 ngày không tưới.

- Năng suất trung bình từ 16,5 – 18 tấn/1000 m2, ô có bón chất giữ ẩm có năng suất cao hơn ô đối chứng từ 0,9 – 1,5 tấn/1000m2 và hàm lượng chất giữ ẩm thích hợp để bón cho cây mía là từ 30 – 40g/m2.

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY MÍA

Ô Chiều cao cây (cm) Chiều dài thân cây (cm) Đường kính thân cây (cm) Trọng lượng cây (kg) Năng suất (tấn/1000 m2) Đối chứng 396.5 212.1 3.4 2 9.5 Thử nghiệm 437.0 245.3 3.5 2.5 11.5 • Sau 20 ngày cây chưa có sự khác biệt nhiều, nhưng đến giai đoạn cây được 40 – 60 ngày thì cây ở ô thử nghiệm có bón chất giữ ẩm xanh hơn, cao hơn, thân cây đều hơn hẳn so với ô đối chứng.

• Chiều cao thân cây mía ở ô bón chất giữ ẩm trung bình cao hơn 33.2 cm, trọng lượng cây trung bình nặng hơn 0.5 kg, tăng 20% so với ô đối chứng.

• Năng suất ô thử nghiệm cao hơn ô đối chứng 2 tấn/1000 m2 (20 tấn/ha).

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY MÍA

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY MÍA

Hiệu quả kinh tế

+ Giá mía: 715.000đ/tấn (năm 2009).

+ Chi phí chất giữ ẩm thử nghiệm: 40.000đ/kg x 80kg = 3.200.000đ + Chi phí công lao động: 50.000đ/công x 4 công = 200.000đ

Ô đối chứng:

•Năng suất: 95 tấn/ha

•Tổng thu: 95 x 715.000 = 67.925.000đ/ha Ô thử nghiệm:

•Năng suất: 115 tấn/ha

•Tổng thu: 115 x 715.000 = 82.225.000đ/ha

Lợi nhuận tăng thêm so với ô đối chứng:

∆LN = 82.225.000 – 67.925.000 – 3.200.000 – 200.000 = 10.900.000đ/ha

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY MÍA

Hình 25: ô thử nghiệm (22/01/2009) Hình 26: ô đối chứng (22/01/2009)

Hình 27: ô thử nghiệm (17/02/2009) Hình 28: ô đối chứng (17/02/2009)

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY MÍA

Kết luận

Từ quá trình thử nghiệm năm 2008 và 2009 cho thấy:

Khi sử dụng chất giữ ẩm CH bón cho cây mía thì năng suất cây mía ở ô thử nghiệm cao hơn hẳn ô đối chứng, tăng từ 9 – 20 tấn/ha, lợi nhuận tăng thêm khoảng 10,9 triệu đồng/ha.

Hàm lượng chất giữ ẩm thích hợp bón cho cây mía từ 30 – 40 g/m2. Chất giữ ẩm giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn so ô đối chứng (cây mía phát triển xanh tốt hơn, cao hơn, đều hơn và to hơn).

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY MÍA

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM ‘CH’ CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(59 trang)