BỐ TRÍ THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY BẮP

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM ‘CH’ CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN (Trang 48)

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY BẮP

BỐ TRÍ THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY BẮP

Năm 2008: thử nghiệm trên diện tích 1,3 ha tại 3 hộ gia đình.

Năm 2009 chỉ tiến hành trên 1000 m2 của 1 hộ gia đình gồm 2 ô thử nghiệm : ô có bón chất giữ ẩm với liều lượng 3 g/m2 và ô đối chứng không bón chất giữ ẩm.

Nhận xét kết quả thử nghiệm năm 2008:

• Nhà vườn không tuân theo chế độ tưới đã đề ra và tưới theo phương pháp chảy tràn nên các ô thử nghiệm như nhau về chế độ tưới.

• Chiều cao cây bắp tại các ô có bón chất giữ ẩm cao hơn hẳn ở các ô đối chứng, cây bắp phát triển đều hơn, to và cứng cáp hơn. Màu sắc cây bắp ở ô có bón chất giữ ẩm xanh và mượt hơn.

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY BẮP

• Các chỉ tiêu theo dõi (trọng lượng trái, số hàng trung bình/trái, số hạt trung bình/hàng, đường kính trái, chiều dài trái) ở các ô thử nghiệm bón chất giữ ẩm và ô đối chứng không có sự khác biệt rõ nét do trong thời gian thử nghiệm có mưa nhiều tại huyện Định Quán dẫn tới năng suất trung bình của cây bắp tại ô bón chất giữ ẩm không cao hơn năng suất bắp tại ô đối chứng.

• Lượng chất giữ ẩm bón cho cây thích hợp là 3 g / m2 đất.

• Sử dụng chất giữ ẩm trong điều kiện không khô hạn, mưa nhiều sẽ không có tác dụng kinh tế.

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY BẮP

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY BẮP

Ô thử nghiệm (g/m2) Năng suất (kg/ha) Giá bắp (đồng/kg) Tổng thu Chi phí chất giữ ẩm Lợi nhuận tăng thêm Đối chứng 9.020 4.000 36.080.000 Thử nghiệm 9.960 4.000 39.840.000 1.200.000 2.560.000

Nhận xét về kết quả thử nghiệm năm 2009:

•Màu sắc cây ở ô có bón chất giữ ẩm xanh và mượt hơn, lá đứng (vươn lên) so với các ô không bón chất giữ ẩm lá rủ xuống.

•Đường kính thân cây ở ô thử nghiệm to hơn so với các cây ở ô đối chứng không bón chất giữ ẩm từ 0,5 – 1,2 cm. Chiều cao cây ô thử nghiệm thấp hơn so với ô đối chứng trung bình là 15 – 20 cm.

•Năng suất bắp ô thử nghiệm tăng hơn so với ô đối chứng là 940 kg/1ha, lợi nhuận thu thêm được là 2,56 triệu đồng. Mùa khô năm 2009 có một giai đoạn thời tiết khô hạn nên chất giữ ẩm đã thể hiện được hiệu quả sử dụng và đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân.

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY BẮP

Hình 29: cây bắp ở ô thử nghiệm Hình 30: cây bắp ô đối chứng (14/01/2009) sau ngập úng (14/01/2009)

Hình 31: ô thử nghiệm (27/02/2009) Hình 32: ô đối chứng (27/02/2009)

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY BẮP

Kết luận

Từ quá trình thử nghiệm trong năm 2008 và 2009:

Kết quả cho thấy chất giữ ẩm có khả năng ứng dụng cho cây bắp, giúp cây bắp tăng trưởng tốt vào mùa khô, năng suất cây bắp tăng khoảng 10%.

Khi sử dụng chất giữ ẩm trên cây bắp vào mùa khô hạn sẽ góp phần làm cây sinh trưởng và phát triển đồng đều, xanh tốt hơn so với đối chứng, làm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ứng dụng chất giữ ẩm trên cây bắp thích hợp nhất là vào vụ Đông Xuân, thời điểm diễn ra khô hạn nhất với liều lượng từ 3 – 4 gam/m2 là liều lượng thích hợp nhất.

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM CH – CÂY BẮP

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM CHẤT GIỮ ẨM ‘CH’ CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH QUÁN (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(59 trang)